Dấu hiệu người bị thần kinh

Bệnh tâm thần cũng như các bệnh khác, việc phát hiện bệnh tâm thần sớm đóng vai trò quyết định trong kết quả điều trị bệnh. Nếu không phát hiện bệnh kịp thời, bệnh không những khó điều trị mà có thể không thể điều trị khỏi được bệnh. Phát hiện bệnh sớm và phòng bệnh là thành lũy cơ bản nhằm làm giảm sự gia tăng của các bệnh tâm thần trong xã hội hiện đại.

Dấu hiệu người bị thần kinh

Phát hiện sớm bệnh tâm thần đóng vai trò quyết định trong điều trị bệnh (Ảnh nguồn Internet)

       Bệnh tâm thần hay rối loạn tâm thần là những bệnh do rối loạn chức năng não, làm biến đổi các hoạt động tâm lý, sinh lý thông thường; hành vi ứng xử, tác phong, tư duy, chú ý, trí nhớ, trí tuệ, cảm xúc... trở nên bất thường.

       Cách phát hiện sớm

       Việc phát hiện bệnh sớm hay muộn liên quan đến kết quả điều trị. Nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời, bệnh có thể khỏi nhanh. Nếu phát hiện muộn, bệnh tiến triển mạn tính, khó hồi phục. Việc phát hiện bệnh thường do người thân trong gia đình, người cùng cơ quan, đơn vị, trường học...

       Triệu chứng bệnh tâm thần rất đa dạng, từ các triệu chứng nhẹ nhất giống như suy nhược thần kinh đến các triệu chứng loạn thần. Giai đoạn đầu thường biểu hiện các triệu chứng đau đầu, rối loạn giấc ngủ, thay đổi tính nết dễ phản ứng, khó tập trung, trễ nải trong học tập và công tác. Có người buồn chán thiếu quan tâm, xa lánh mọi người. Về sau biểu hiện các triệu chứng loạn thần như ảo giác, rối loạn tri giác biểu hiện như có thật một sự vật và hiện tượng không có trong thực tế khách quan như nghe tiếng nói mà xung quanh không có ai, lời nói đó có thể khen, chê hoặc mệnh lệnh cho bệnh nhân hoặc bệnh nhân nhìn thấy nhiều người đuổi theo, nhìn thấy thú dữ nhưng thực tế không có, có người biểu hiện hoang tưởng.

       Hoang tưởng là những ý tưởng, quan niệm sai lầm, phi lý mà người bệnh cho là đúng, không thể giải thích căn nguyên được, chỉ khi nào bệnh thuyên giảm thì họ mới nhận ra được.

       Bệnh tâm thần có chữa được không?

       Xưa kia người bị bệnh tâm thần không được xem như người bệnh, bị hắt hủi, đánh đập, không được quan tâm chữa trị, chăm sóc khiến bệnh nặng lên và người bệnh càng trở nên sa sút, đi lang thang, chịu đói, rách...

       Ngày nay với tiến bộ của khoa học, người bị bệnh tâm thần hoàn toàn có thể chữa trị khỏi hoặc thuyên giảm nhiều, tuân thủ điều trị người bệnh có thể trở lại cuộc sống bình thường trong gia đình và xã hội.

       Gia đình và người thân cần phát hiện sớm, động viên và đưa người bệnh đến cơ sở y tế khám, tư vấn điều trị kịp thời, theo đúng phương pháp khoa học tại các cơ sở y tế chuyên khoa, không cúng bái phù phép, không giấu bệnh; Tuân thủ y lệnh của thầy thuốc quản lý và cho uống thuốc đúng liều lượng và thời gian. Có trường hợp phải điều trị duy trì hàng năm như vậy người bệnh có thể khỏi hoặc ổn định và sống hòa nhập trong cộng đồng.

       Cách phòng bệnh

       Bệnh tâm thần cũng như các bệnh khác nếu có kiến thức về bệnh có thể phòng ngừa được. Cần có các biện pháp loại trừ nguyên nhân gây bệnh tâm thần bao gồm nhiều lĩnh vực.

       Phòng chống các nguyên nhân gây tổn thương tổ chức não như: Phòng chống các bệnh nhiễm trùng thần kinh, đặc biệt các bệnh viêm não, màng não và các bệnh nhiễm độc thần kinh như nhiễm độc rượu, ma túy, nhiễm độc nghề nghiệp. Bảo đảm an toàn lao động, an toàn giao thông đề phòng chấn thương sọ não...

       Hạn chế và loại trừ các sang chấn tâm lý, tạo môi trường trong sạch. Trong gia đình cần tránh những mâu thuẫn, những xung đột giữa cha mẹ hoặc anh chị em, giáo dục con đúng phương pháp, không quá nghiêm khắc hoặc quá chiều chuộng.

       Trong cơ quan, đơn vị tập thể cần tránh những mâu thuẫn căng thẳng kéo dài, luôn xây dựng tình đoàn kết giúp đỡ nhau. Đối với những người bị thất vọng, bị đau khổ nặng nề cần có thái độ quan tâm, an ủi, đối xử đúng mức giúp tìm cho họ lối thoát.

       Đối với bệnh tâm thần nguyên nhân chưa rõ không thể đề phòng tuyệt đối được thì chủ yếu phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời đề phòng biến chứng và tiến triển mạn tính. Đối với bệnh tâm thần mạn tính cần tích cực điều trị thuốc men và phục hồi chức năng, hạn chế tái phát và tiến triển xấu sa sút tâm thần.

Sự rối loạn thần kinh ở người bệnh loạn thần có thể khiến người bệnh tự làm tổn thương chính bản thân mình hoặc người khác, đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm cần được điều trị đúng phác đồ và người bệnh phải nhận được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt.

Loạn thần được xếp vào nhóm bệnh lý rối loạn thần kinh nghiệm trọng, là tình trạng mà người bệnh không thể tự kiểm soát suy nghĩ của mình, không tự phán đoán hay suy nghĩ được việc mà bản thân đã và sẽ làm, người bệnh cũng sẽ không thể tự suy xét và điều khiển cảm xúc của bản thân như những người bình thường được.

Tùy vào từng trường hợp, nguyên nhân và biểu hiện rối loạn thần kinh, bệnh loạn thần phân thành từng loại cụ thể:

  • Tâm thần phân liệt: Người bệnh sẽ có những thay đổi trong hành vi và thường xuyên ảo tưởng, hoang tưởng, triệu chứng bệnh kéo dài trên 6 tháng và làm ảnh hưởng lớn đến công việc, học tập và các mối quan hệ của người bệnh.
  • Rối loạn phân liệt cảm xúc: Ở dạng này, người bệnh cũng sẽ có những triệu chứng giống như tâm thần phân liệt và có thêm các biểu hiện rối loạn thần kinh, lưỡng cực, khí sắc trầm trọng.
  • Rối loạn dạng phân liệt: Cũng giống như triệu chứng tâm thần phân liệt nhưng triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện ngắn hơn.
  • Rối loạn loạn thần ngắn: Người bệnh sẽ có các hành vi loạn thần trong thời gian ngắn, nguyên nhân là do gặp phải stress, áp lực tâm lý, đối với dạng này, thời gian bị bệnh ngắn và hồi phục nhanh.
  • Rối loạn hoang tưởng: Đây là dạng bệnh nặng, người bệnh bị rối loạn thần kinh và sẽ không thể phân biệt được giữa thực tế và hoang tưởng.
  • Rối loạn loạn thần chia sẻ: Bị hoang tưởng và tin tưởng vào những điều mà người thân, người bạn bị hoang tưởng chia sẻ.
  • Rối loạn loạn thần do sử dụng chất kích thích
  • Rối loạn loạn thần thứ phát sau các bệnh khác: Người bệnh mắc rối loạn thần kinh do một bệnh lý não gây ra như chấn thương đầu hoặc khối u não.
  • Hoang tưởng paraphrenia: Đây là dạng bệnh loạn thần ở người già.

Dấu hiệu người bị thần kinh

Thường xuyên ảo tưởng do tâm thần phân liệt

2. Biểu hiện nhận biết bệnh loạn thần

Người bệnh loạn thần sẽ bị rối loạn thần kinh và dẫn đến những biểu hiện chính là ảo tưởng, hoang tưởng và có hành vi suy nghĩ không sát thực tế, cụ thể:

  • Hoang tưởng

Người bệnh loạn thần, đặc biệt là bệnh loạn thần ở người già sẽ luôn có một niềm tin vào một điều gì đó mặc dù nó hoàn toàn trái ngược với thực tế. Người bệnh có thể bị hoang tưởng ảo giác hoặc hoang tưởng tự cao, hoang tưởng dạng cơ thể....

  • Ảo tưởng

Khi bị rối loạn thần kinh, người bệnh loạn thần sẽ sinh ra suy nghĩ ảo tưởng, nghĩa là có thể nghe thấy, nhìn thấy, cảm nhận hoặc ngửi thấy những điều vốn dĩ không tồn tại, không có thật.

Ngoài ra, một số dấu hiệu thường thấy khác khi mắc phải bệnh loạn thần ở người già bao gồm:

  • Suy nghĩ không rõ ràng.
  • Lời nói thiếu mạch lạc, lộn xộn.
  • Hành động bất thường.
  • Có những hành vi có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.
  • Không thể tự vệ sinh cá nhân cho bản thân
  • Không có hứng thú với mọi hoạt động.
  • Gặp vấn đề trong các mối quan hệ.
  • Xuất hiện thái độ dửng dưng, lạnh nhạt, không cảm xúc.
  • Tâm trạng có sự thay đổi đột ngột, có thể là trầm cảm hoặc hưng phấn.

3. Nguyên nhân gây bệnh loạn thần

Cho đến hiện tại, y học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh loạn thần. Tuy nhiên, một số yếu tố được cho là làm gia tăng tình trạng bệnh bao gồm:

  • Yếu tố di truyền.
  • Do người bệnh có những sự thay đổi trong não.
  • Hormones/giấc ngủ: Thường gặp ở phụ nữ sau sinh.
  • Do tuổi tác.

Dấu hiệu người bị thần kinh

Tuổi tác là một trong các nguyên nhân gây bệnh loạn thần

4. Chẩn đoán và điều trị bệnh loạn thần

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân một số câu hỏi và tiến hành kiểm tra cũng như tìm nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng rối loạn thần kinh để chẩn đoán chính xác bệnh loạn thần ở người bệnh.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định làm xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh học não (MRI não) để loại trừ một số bệnh thực thể hoặc nguyên nhân rối loạn do sử dụng chất kích thích.

Bệnh nhân khi được chẩn đoán mắc bệnh loạn thần thì phần lớn sẽ được điều trị bằng thuốc và trị liệu tâm lý:

  • Điều trị loạn thần bằng thuốc

Thuốc chống loạn thần là thuốc điều trị chính cho bệnh nhân loạn thần, mặc dù không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn căn bệnh này nhưng có thể giúp kiểm soát hiệu quả các triệu chứng rối loạn thần kinh hay ảo tưởng, hoang tưởng ở người bệnh.

Hiện nay, một số loại thuốc chống loạn thần mới ít có tác dụng phụ và có khả năng giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn các loại thuốc cũ, bệnh nhân có thể dùng đường tiêm và chỉ 1 đến 2 lần/tháng, giúp trường hợp bệnh loạn thần ở người già dễ kiểm soát hơn vì không phải uống thuốc hàng ngày.

  • Biện pháp trị liệu tâm lý

Có thể điều trị bệnh loạn thần bằng các biện pháp trị liệu tâm lý, phần lớn người bệnh sẽ được điều trị ngoại trú, trường hợp nặng thì cần phải nhập viện để kiểm soát tình hình và hạn chế những hành vi không kiểm soát.

Bệnh loạn thần không gây ra nhiều biến chứng, tuy nhiên bệnh nếu không được điều trị đúng phác đồ thì có khả năng làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, về lâu dài, người bệnh sẽ không thể tự chăm sóc cho mình và dễ phát sinh thêm các bệnh khác.

Loạn thần là căn bệnh không thể phòng ngừa, tuy nhiên nếu được phát hiện càng sớm thì hiệu quả điều trị sẽ càng cao. Đối với những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh loạn thần cao thì nên hạn chế sử dụng các chất kích thích, từ bỏ thói quen uống rượu bia để giúp ngăn ngừa và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Lưu ý khi sử dụng thuốc chống trầm cảm
  • Môi đổi màu: Ý nghĩa và cách điều trị
  • Trầm cảm có mấy giai đoạn phát triển?