Dấu hiệu bắt buộc của tội đầu cơ

Đầu cơ là việc mua, bán, nắm giữ, bán khống các loại tài sản tài chính như: Cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ, bất động sản, chứng khoán phái sinh nhằm thu lợi từ sự biến động giá mạnh của các loại hàng hóa này.

Việc đầu cơ thường áp dụng với trường hợp có số lượng hàng hóa lớn, giá trị cao và mong muốn thu lợi nhuận trong thời gian ngắn, do đó đầu cơ thường đem lại rủi ro cao hơn so với đầu tư.

Theo quy định tại Điều 196 của Bộ luật Hình sự 2015, hành vi đầu cơ nhằm thu lợi bất chính có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đầu cơ.

Cụ thể, người nào thu lợi bất chính từ việc lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế để mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá thì có thể bị xử lý về Tội đầu cơ.

Tóm lại, hành vi đầu cơ thông qua việc lợi dụng tình hình khan hiếm của hàng hóa trong tình trạng thiên tai, dịch bệnh,… thì bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý nghiêm theo quy định.

Dấu hiệu bắt buộc của tội đầu cơ
Đầu cơ là gì? Mức phạt Tội đầu cơ mới nhất 2022 (Ảnh minh họa)

2. Hành vi đầu cơ trái phép bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Hiện nay, mức xử phạt vi phạm hành chính với hành vi đầu cơ hàng hóa được quy định cụ thể tại Điều 31 Nghị định 98/2020, được sửa đối, bổ sung tại Nghị định 17/2022 như sau:

- Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với hành vi đầu cơ hàng hóa thuộc một trong các trường hợp dưới đây, có giá trị từ 50 - dưới 100 triệu đồng nhằm bán lại thu lợi bất chính:

+ Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá;

+ Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác.

- Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi đầu cơ hàng hóa có giá trị từ 100 - dưới 200 triệu đồng.

- Phạt tiền từ 20 - 50 triệu đồng đối với hành vi đồng đối với hành vi đầu cơ hàng hóa có giá trị từ 200 - dưới 500 triệu đồng.

- Phạt tiền từ 50 - 80 trịêu đồng đối với hành vi đối với hành vi đầu cơ hàng hóa có giá trị từ 500 triệu đồng- dưới 01 tỷ đồng.

- Phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng đối với hành vi đầu cơ hàng hóa có giá trị từ 01 tỷ đồng trở lên.

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi này còn có thể bị áo dụng hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

- Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

- Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hoá vi phạm từ 06 - 12 tháng;

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

3. Tội đầu cơ bị phạt bao nhiêu năm tù?

Như đã phân tích, hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đầu cơ.

Theo Điều 196 Bộ luật Hình sự, mức phạt cụ thể với tội này như sau:

Hành vi

Mức phạt

Thực hiện hành vi đầu cơ hàn hóa nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Hàng hóa trị giá từ 500 triệu đồng - dưới 1,5 tỷ đồng;

- Thu lợi bất chính từ 100 - dưới 500 triệu đồng.

 

- Phạt tiền từ 30 - 300 triệu đồng; hoặc

- Phạt tù từ 06 tháng - 03 năm

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có tổ chức;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

- Hàng hóa trị giá từ 1,5 - dưới 03 tỷ đồng;

- Thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng - dưới 01 tỷ đồng;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

- Phạt tiền từ 300 triệu đồng - 1,5 tỷ đồng; hoặc

- Phạt tù từ 03 - 07 năm

- Hàng hóa trị giá 03 tỷ đồng trở lên;

- Thu lợi bất chính 01 tỷ đồng trở lên;

- Tái phạm nguy hiểm.

- Phạt tiền từ 1,5 - 05 tỷ đồng; hoặc

- Phạt tù từ 07 - 15 năm

Hình phạt bổ sung:

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 – 200 triệu đồng;

- Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Trên đây là mức phạt với cá nhân có hành vi đầu cơ hàng hóa để thu lời, đối với pháp nhân thương mại vi phạm, mức phạt được quy định như sau:

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 196 Bộ luật Hình sự: Bị phạt tiền từ 300 triệu đồng - 01 tỷ đồng;

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều 196 Bộ luật Hình sự: Bị phạt tiền từ 01 - 04 tỷ đồng;

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 196: Bị phạt tiền từ 04 - 09 tỷ đồng.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100 - 300 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực hoặc cấm huy động vốn từ 01 - 03 năm.

Trên đây là mức phạt mới nhất của Tội đầu cơ. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ giải đáp.

>> Mức phạt với hành vi lợi dụng dịch bệnh để tăng giá hàng hóa

Tội đầu cơ được quy định tại điều 160, "Bộ luật hình sự năm 2015", với nội dung cụ thể như sau:

Dấu hiệu bắt buộc của tội đầu cơ
Tội đầu cơ được quy định tại điều 160, Bộ luật hình sự năm 1999, với nội dung cụ thể như sau:

“1.  Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm  hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh mua vét hàng hoá có số lượng lớn nhằm bán lại thu lợi bất chính gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm  năm.

2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Hàng đầu cơ có số lượng rất lớn;

đ) Thu lợi bất chính rất lớn;

e)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng;

g) Tái phạm nguy hiểm.

Xem thêm: Mức hình phạt tại Khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:

a) Hàng đầu cơ  có số lượng đặc biệt lớn;

b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

4.  Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Bộ Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định như sau về tội đầu cơ:

“1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hoá có số lượng lớn nhằm bán lại thu lợi bất chính gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.”

1. Khái niệm: Đầu cơ là một tội phạm kinh tế được quy định trong điều 165 Bộ luật hình sự. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn loại tội phạm này, tuy nhiên, hiệu quả của cuộc đấu tranh chống tội đầu cơ chưa cao, và như báo Đảng đã nhận định : Hiện nay bọn đầu cơ, buôn lậu, tích trữ, buôn bán hàng quốc cấm…ráo riết hoạt động, tiếp tục tiến công vào trận địa xã hội chủ nghĩa một cách ác đôc, xảo quyệt, gây rối loạn thị trường, gây tâm lý không ổn định trong nhân dân

Xem thêm: Yếu tố lỗi trong luật hình sự? Có những loại hình thức lỗi nào?

2. Các dấu hiệu cấu thành tội đầu cơ

a) Về mặt khách quan của tội đầu cơ: Trong khoản 1 điều 165 khi quy định các hành vi vi phạm tội đầu cơ, ngoài hành vi “mua vét” người làm luật không đề cập một hành vi nào khác. Như vậy “mua vét” là dấu hiệu đặc trưng, bắt buộc và đầy đủ trong mặt khách quan của tội đầu cơ. Điều này có nghĩa là, cùng với các dấu hiệu cần thiết, bắt buộc khác về khách thể, về mặt chủ quan, về chủ thể của tội phạm, hành vi “mua vét” đã đủ cấu thành tội đầu cơ hoàn thành. Bán lại hàng hoá không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tội đầu cơ. “Bán lại hàng hoá” sẽ là dấu hiệu (nhưng không bắt buộc) trong mặt khách quan của tội đầu cơ, nếu kẻ đầu cơ đã thực hiện được hành vi đó. Còn nếu kẻ phạm tội mới chỉ thực hiện được hành vi mua vét, thì “bán lại” lúc này phải là dấu hiệu bắt buộc  trong mặt chủ quan của tội đầu cơ với ý nghĩa là mục đích của việc mua vét. Tích trữ cũng khổng phải là dấu hiệu bắt buộc của tội đầu cơ. Địa điểm mua vét, người mua vét đều không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tội đầu cơ. Kẻ đầu cơ mua vét hàng hoá ở đâu, mua ở thị trường tự do hay thị trường có tổ chức, mua xong có bán lại ngay hay tích trữ, bán ở đâu, bán với giá nào, đã thu lợi hay chưa thu lợi, thu lợi nhiều hay ít hoặc thậm chí không thu lợi, điều đó không làm thay đổi ý nghĩa pháp lý của hành vi “mua vét” như một dấu hiệu bắt buộc nêu trên chỉ có ý nghĩa trong quá trình quyết định hình phạt đối với người phạm tội.

b) Về khách thể của tội đầu cơ: là những quan hệ xã hội bị hành vi phạm tội của kẻ đầu cơ trực tiếp xâm hại. Trên cơ sở ấy, không thể coi lợi ích của nền kinh tế quốc dân Xã hội chủ nghĩa là khách thể trực tiếp của tội đầu cơ được vì hành vi mua vét hàng hoá không trực tiếp xâm hại đến nền kinh tế quốc dân mặc dù có gây thiệt hại cho nó thông qua việc xâm hại những mối quan hệ xã hội khác.

Qua nghiên cứu các vụ án đầu cơ đã xảy ra thì thấy rằng, hành vi phạm tội của kẻ đầu cơ được thực hiện ở một trong 2 trường hợp sau đây:

1. Kẻ phạm tội đã mua vét hàng hoá nhưng chưa bán lại được số hàng hoá đó để đạt được mục đích thu lại bất chính (tội phạm đã hoàn thành về hành vi nhưng chưa đạt được mục đích);

2. Kẻ phạm tội mua vét hàng hoá và đã bán lại hàng hoá để thu lợi bất chính (tội phạm đã hoàn thành về hành vi và đã đạt được mục đích);

Dấu hiệu bắt buộc của tội đầu cơ

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Xem thêm: Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) mới nhất 2022

c) Về mặt chủ quan của tội đầu cơ. Mặt chủ quan của tội đầu cơ bao gồm ba dấu hiệu: lỗi, động cơ, mục đích phạm tội. Trong tội đầu cơ, lỗi được biểu hiện dưới hình thức cố ý trực tiếp. Kẻ đầu cơ biết trước được tính chất nguy hiểm của hành vi mua vét hàng hoá là xâm hại tới chính sách quản lý giá cả. Chính sách về lưu thông phân phối của nhà nước, lợi ích chính đáng của người sản xuất và người tiêu dùng và đã mong muốn cho hậu quả xảy ra. Hành vi phạm tội của kẻ đầu cơ được thể hiện dưới hình thức hành động tích cực, cụ thể là mua vét hàng hoá nhằm bán lại để thu lợi bất chính. Trong thực tiễn, việc mua vét hàng hoá chỉ có thể được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp của kẻ đầu cơ, và vì vậy đây cũng là một dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội đầu cơ mặc dù nó không được quy định trong cấu thành cơ bản của tội đầu cơ trong khoản 1 điều 165.

Bán lại hàng hoá đã mua vét để thu lợi bất chính là mục đích của tội đầu cơ được quy định trong cấu thành của tội phạm. Nếu thiếu dấu hiệu nhằm bán lại hàng hoá để thu lợi bất chính thì hành vi mua vét hàng hoá sẽ không cầu thành tội đầu cơ. Các từ “nhằm” trước tập hợp từ “bán lại” và từ “để” trước tập hợp từ “thu lợi bất chính” đã khẳng định đây là mục đích duy nhất của tội đầu cơ. Mặt khác cần nói lên mối liên hệ khăng khít giữa hai dâú hiệu này. Mua vét không nhằm bán lại, hoặc mua vét nhằm bán lại không để thu lợi bất chính mà nhằm mục đích khác đều không coi là tội đầu cơ mà cấu thành một tội phạm khác.

Trong cấu thành cơ bản của điều 165 không quy định động cơ phạm tội đầu cơ. Động cơ phạm tội được hiểu là hoạt động tâm lý của kẻ phạm tội, thúc đẩy kẻ phạm tội thực hiện một hành vi phạm tội cụ thể. Trong tội đầu cơ, mục đích của kẻ phạm tội là thu được lợi ích vật chất thông qua việc tạo ra sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán lại hàng hoá, hay nói như điều luật là thu lợi bất chính do mục đích thu lơị bất chính bao giờ cũng gắn liền với động cơ vụ lợi và vì vậy có thể coi vụ lợi cũng là một dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội đầu cơ.

d) Chủ thể tội đầu cơ: Theo quy định của điểm 6 khoản 2 điều 58 Bộ luật hình sự thì tất cả mọi công dân Việt Nam, người nước ngoài; người không có quốc tịch ở độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đều có thể là chủ thể của tội đầu cơ và chịu trách nhiệm hình sự theo điều 165.

Theo khoản 2 điều 8 Bộ luật hình sự thì đầu cơ cũng có thể là một tội ít nghiêm trọng (nếu hành vi phạm tội được định tội danh theo khoản 1 điều 165, và cũng có thể là một tội nghiêm trọng (nếu hành vi phạm tội được định tộidanh theo khoản 2 và khoản 3 điều 165). Vì vậy, căn cứ vào khoản 1 điều 58, thì những người ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về tội đầu cơ nếu hành vi phạm tội của họ được định tội danh theo khoản 2 và khoản 3 điều 165.