Đau dạ dày An bánh trạng trộn được không

Đau dạ dày ăn phở được không? – Một trong những câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân đề cập trên các diễn đàn về sức khỏe. Thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên và biết cách lựa chọn một bữa sáng đủ dinh dưỡng và an toàn cho dạ dày.

Đau dạ dày An bánh trạng trộn được không
Đau dạ dày ăn phở được không?

Với những người khỏe mạnh, trước khi thưởng thức một món ăn nào đó, họ thường chỉ cân nhắc đến hai vấn đề, đó là:

  • Thứ nhất, món đó có ngon không?
  • Thứ hai, nó bổ như thế nào?

Trong khi đó, câu hỏi trước tiên nhất xuất hiện trong suy nghĩ những người bị đau dạ dày luôn là: “Nó có kích ứng dạ dày không? Có gây đau không?”

Đối với những người có tiền sử bị viêm loét dạ dày, chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn và gần như ngay tức khắc. Do đó, bạn luôn có nhu cầu tìm hiểu về mọi món ăn xung quanh, đương nhiên, trong số đó không thể loại trừ phở. Có thể nói phở là bữa sáng phổ biến của rất nhiều người Việt Nam, cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, phải chăng nó an toàn, bổ dưỡng với tất cả mọi người? Và, người đau dạ dày ăn phở được không?

Để trả lời được câu hỏi này, trước tiên, chúng ta phải biết được các thành phần nguyên liệu làm nên một bát phở.

Hỗn hợp các gia vị đặc trưng (gồm: quế, hoa hồi, thảo quả, gừng, hành khô) luôn là thành phần không thể thiếu của nước dùng phở. Tuy nhiên, đây là những hương liệu mạnh, có thể gây kích ứng dạ dày. Nên dùng với lượng vừa phải để hạn chế tác dụng kích ứng niêm mạc dạ dày.

Đau dạ dày An bánh trạng trộn được không
Các hương liệu cay nóng làm nên hương vị phở

Bánh phở cần có độ dẻo và dai. Tuy nhiên, hiện nay, người ta sử dụng nhiều loại phụ gia để đạt được yêu cầu này. Đáng chú ý, một số nơi còn sử dụng tinopal (hay còn gọi là hàn the) – một chất cấm sử dụng trong thực phẩm để làm sợi phở trắng hơn, dai hơn, lâu bị ôi thiu hơn.

Những chất phụ gia bị cấm có thể phá hủy niêm mạc đường tiêu hóa, gây viêm loét. Nếu tích tụ lâu ngày, sẽ gây suy gan, thận, thậm chí là ung thư. Do đó, cần tìm mua bánh phở ở những cơ sở có uy tín.

Có hai loại phở phổ biến là phở gà và phở bò tái:

  • Phở gà: Thịt gà sử dụng làm phở thường là thịt ức gà luộc chín, chứa nhiều dưỡng chất và rất dễ tiêu hóa, phù hợp với người bị đau dạ dày.
  • Phở bò tái: Thịt tái  khó tiêu hóa cũng như có khả năng chứa nhiều loại ký sinh trùng độc hại tấn công và hủy hoại niêm mạc dạ dày vốn đã bị viêm loét, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, người đau dạ dày nên hạn chế hết mức phở bò tái. Bạn nên chọn những quán ăn uy tín hay tốt nhất là chuyển sang ăn phở chín hoặc phở gà.

Các gia vị và đồ ăn kèm được xem là có ảnh hưởng rất lớn lên hương vị của món ăn. Hành tây, chanh, ớt, hồ tiêu làm cân bằng độ ngấy của nước dùng, thêm chút cay nồng, kích thích vị giác rất tốt cũng như kích thích tăng tiết dịch vị, hỗ trợ tiêu hóa ở một mức độ nào đó.

ĐỌC NGAY:

Đau dạ dày An bánh trạng trộn được không
Gia vị ăn kèm- lời giải đáp “đau dạ dày ăn phở được không?”

Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng gia vị có tính chất cay nóng, dạ dày bị kích thích quá mức sẽ gây ra nhiều tổn thương. Với người có viêm loét, khả năng chịu đựng của dạ dày thấp hơn nên cần hết sức chú ý giới hạn dùng. Nếu có thể nên tập thói quen ăn uống thanh đạm hơn. Giống như thịt sống, các loại rau sống, rau thơm ăn kèm cũng không tốt cho người đau dạ dày.

Như vậy, người đau dạ dày ăn phở được không? Câu trả lời là HOÀN TOÀN CÓ THỂ. Tuy nhiên, ăn như thế nào đúng cách và tốt cho dạ dày mới là điều cần quan tâm. 

Để đảm bảo không gây ra những cơn đau rát, khó chịu sau khi ăn phở, trong chế độ ăn của người đau dạ dày bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Không sử dụng quá nhiều hương liệu, các gia vị chua, cay, nóng làm kích ứng dạ dày. Điều chỉnh lại thói quen ăn uống nếu có xu hướng thích những gia vị mạnh.
  • Không ăn quá nhiều, quá no để hạn chế sức ép lên dạ dày. Khi chứa quá nhiều thức ăn, dạ dày tăng tiết dịch vị và bị căng lên, quá trình nhào trộn không được thực hiện một cách đồng đều làm cho acid dịch vị tập trung lại, khiến viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Ăn chậm nhai kỹ giúp hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa của không chỉ dạ dày mà cả ở ruột non.
  • Ăn đúng bữa, đúng giờ để tạo nhịp tiêu hóa đều đặn, khoa học, tránh làm xáo trộn thêm hoạt động sinh lý vốn đã tương đối bất thường ở người bị viêm loét dạ dày.
  • Lựa chọn những quán ăn hợp vệ sinh hay nếu có điều kiện, bạn nên tự nấu ở nhà để có sự gia giảm phù hợp với tình trạng của bản thân.
  • Chỉ nên ăn phở 1-2 lần/tuần. Nên thay thế phở bởi các món ăn dễ tiêu, ít tác động xấu đến dạ dày như: cháo, súp,…
  • Không vận động mạnh ngay sau khi mới ăn xong để tạo điều kiện thuận lợi cho bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt, tránh làm thức ăn cùng dịch vị trào ngược lên thực quản, gây tổn thương thực quản.

Bài viết trên đây cung cấp những thông tin hết sức cần thiết cho người đau dạ dày có một số băn khoăn về món phở. Hi vọng, với các kiến thức đã được chia sẻ, bạn sẽ xây dựng được cái nhìn đúng đắn, sâu sắc hơn về việc “ Người đau dạ dày ăn phở được không?”

Đau dạ dày có nên ăn bánh cuốn không là thắc mắc của khá nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn vẫn có thể ăn thực phẩm này, tuy nhiên phải đảm bảo nguyên liệu sạch, không chất tẩy trắng đồng thời chỉ nên ăn 1 bữa/tuần.

Với thắc mắc, đau dạ dày có nên ăn bánh cuốn không thì câu trả lời là có. Theo bác sĩ chuyên khoa, cũng như các chuyên gia dinh dưỡng, đối tượng nào cũng có thể ăn được bánh cuốn. Bởi đây là món ăn truyền thống, ngon miệng, chứa hàm lượng tinh bột cao tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bị đau dạ dày cũng không nên ăn quá nhiều bánh cuốn liên tục nhiều ngày.

Đau dạ dày An bánh trạng trộn được không
Đau dạ dày có nên ăn bánh cuốn không là thắc mắc chung của nhiều người bệnh

Nhiều người vẫn nghĩ rằng, để làm ra bánh cuốn, người ta chỉ sử dụng bột gạo và một lượng nhỏ bột năng. Tuy nhiên, bạn có thể không biết, nếu chỉ làm bằng hai nguyên liệu trên thì bánh cuốn sẽ có màu trắng đục, không bắt mắt.

Trên thực tế, bánh cuốn khi được mua tại chợ hay siêu thị đều có màu trắng tinh rất đẹp mắt. Để có được điều này, thợ làm bánh bắt buộc phải cho thêm một số phụ gia làm trắng.

Cụ thể là:

  • Tinopal: Đây là chất phụ giá có thành phần lưu huỳnh. Nó thường được nhiều người trộn với bột trong suốt 1 đêm để có thể làm bánh cuốn có màu sắc bắt mắt, hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, Tinopal lại gây hại cho đường tiêu hoá, nhất là tại vị trí niêm mạc thành ruột và dạ dày. Bởi vậy mà triệu chứng đau dạ dày cũng có thể nghiêm trọng hơn khi người bệnh ăn bánh cuốn.
  • Hàn the: Hàn the được sử dụng trong bánh cuốn có thể gây ảnh hưởng đến đường tiêu hoá của con người. Hệ quả là khi bị ngộ động chất này, bạn có thể bị nôn ói, tiêu chảy, đau bụng.
  • Chất tẩy trắng khác: Trên thực tế, không ít người làm bánh còn có thể cho thêm vào nguyên liệu làm bánh cuốn các chất tẩy trắng hay chất làm chua độc hại khác nhằm tăng lợi nhuận.

Những thành phần kể trên mặc dù có thể khiến cho bánh cuốn đẹp mắt hơn, dai hơn và ngon hơn nhưng lại ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa của con người. Bởi vậy, nếu muốn ăn bánh cuốn, bạn cũng chỉ nên chọn mua ở những cơ sở làm bánh uy tín, xem trọng sức khỏe của người tiêu dùng.

Xem thêm

Những loại thực phẩm tốt cho dạ dày và nên sử dụng như thế nào

Đau dạ dày An bánh trạng trộn được không
Đa số bánh cuốn được bày bán trên thị trường đều có màu trắng tinh, rất bắt mắt

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu như ăn bánh cuốn thường xuyên, các chất có hại trên có thể bị tích tụ lại, lâu dần sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể. Đặc biệt là với người đang mang trong mình bệnh đau dạ dày, đau dạ dày cấp hay những vấn đề về tiêu hóa khác, cơn đau bụng sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.

Như vậy có thể kết luận rằng, người bệnh đau dạ dày vẫn có thể ăn bánh lá nhưng chỉ nên ăn vài bữa trong tháng. Bên cạnh đó, mỗi lần ăn, bạn cũng chỉ nên sử dụng số lượng ít nhất có thể.

Để ăn bánh cuốn sao cho ít ảnh hưởng đến dạ dày nhất, người bệnh cũng cần nên lưu ý một số quan trọng sau đây:

  • Không nên ăn bánh cuốn vào bữa sáng: Trên thực tế, bánh cuốn thường được người Việt sử dụng để ăn vào bữa sáng. Tuy nhiên, điều này lại không được các chuyên gia khuyến khích vì không tốt cho dạ dày. Khi bụng đang rỗng, việc dung nạp nhiều bánh cuốn với hàm lượng dầu mỡ sẽ tạo áp lực lên thành dạ dày. Từ đó gây nên cảm giác khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi cả ngày. Vì vậy, nên bạn chỉ nên ăn bánh vào buổi trưa hoặc xế chiều.
  • Không ăn bánh cuốn trước khi ngủ: Không ít người có thói quen ăn vặt bằng bánh cuốn trước khi đi ngủ. Tuy nhiên điều này lại không tốt cho dạ dày nói riêng và các cơ quan trong hệ tiêu hoá nói chung. Nguyên nhân là do việc ăn bánh cuốn vào bữa tối hoặc trước lúc ngủ đã khiến cơ quan tiêu hóa phải vận động nhiều để chuyển hoá và đào thải hết thức ăn. Lâu dần, thói quen này sẽ khiến tình trạng đau dạ dày chuyển biến nặng hơn.
Đau dạ dày An bánh trạng trộn được không
Người bị đau dạ dày chỉ nên ăn bánh cuốn vào buổi trưa hoặc chiều
  • Ăn bánh cuốn ít dầu mỡ: Khi bị đau dạ dày, bạn nên yêu cầu chủ quán không phết lớp dầu lên bên bề mặt bánh. Mặc dù lớp mỡ hành là được xem là điểm nhấn giúp món ăn ngon hơn nhưng bạn cũng nên đánh đổi điều này. Bởi đây cũng là tác nhân gây hại cho dạ dày, gây nên chứng khó tiêu, đầy hơi.
  • Ưu tiên chế biến bánh cuốn tại nhà: Hiện nay, mặc dù bạn có thể dễ dàng mua bánh cuốn tại nhiều nơi nhưng để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn hãy tự tay làm. Điều này không chỉ giúp loại bỏ nguy cơ bánh có chứa hàn the, chất tẩy trắng mà còn hạn chế tối đa lượng dầu mỡ trên bánh gây hại cho dạ dày.
  • Chỉ nên ăn bánh cuốn tối đa 1 bữa/tuần: Như đã giải thích ở trên, người đau dạ dày có thể ăn được bánh cuốn nhưng chỉ nên ăn ít để không khiến bệnh trở nặng.
  • Không chấm bánh cuốn với nước chấm cay: Mặc dù bánh cuốn cần chấm với nước mắm cay mới ngon nhưng người bị đau dạ dày cần hạn chế. Bởi điều này có thể làm kích ứng niêm mạc dạ dày, gây nên những cơn đau thậm chí là xuất huyết.

Hy vọng với những thông tin vừa rồi, bạn đã có lời giải đáp chính xác cho câu hỏi bị đau dạ dày có nên ăn bánh cuốn không. Mặc dù có thể ăn những bạn nên ghi nhớ liều lượng và thời điểm ăn hợp lý để tránh gây hại cho sức khỏe cũng như các cơ quan tiêu hóa.

Theo: Y Tế Bắc Kạn