Đánh giá văn hóa doanh nghiệp vinamilk

đã giúp doanh nghiệp này có bộ máy nhân sự ổn định và thu hút được rất nhiều cá nhân có trình độ chuyên môn cao, góp phần tạo nên sự phát triển nhanh chóng. Vậy mô hình văn hoá doanh nghiệp của Vinamilk có ưu điểm gì để các công ty khác phải học hỏi? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Vinamilk đã xây dựng văn hóa doanh nghiệp rất ngắn gọn, rõ ràng qua “Hải trình Vinamilk” gồm 6 nguyên tắc sau:

  • Trách nhiệm: Khi phát sinh bất cứ việc gì, nguyên nhân trước tiên là do bạn, đừng đổ lỗi cho bất kỳ ai
  • Hướng kết quả: Hãy nói chuyện cùng nhau bằng lượng hoá
  • Sáng tạo và chủ động: Đừng bao giờ nói không được mà hãy luôn tìm kiếm ít nhất là 2 giải pháp
  • Hợp tác: Người lớn sẽ không cần người lớn giám sát, chúng ta cần người để hợp tác nên hãy hợp tác bình đẳng với nhau
  • Chính trực: Không tìm cách đổi trắng thay đen, bản thân phải chịu trách nhiệm mọi hành vi lời nói của mình
  • Xuất sắc: Là người có chuyên môn tốt, học sâu và hiểu rộng.

Từ 6 nguyên tắc trên, Vinamilk cũng nhấn mạnh 7 hành vi lãnh đạo dành cho những người đứng đầu doanh nghiệp, gồm:

  • Làm việc gì cũng có kế hoạch cụ thể.
  • Lãnh đạo cần phải động viên, quan tâm nhân viên đúng lúc.
  • Quan sát năng lực, đào tạo nhân viên giỏi.
  • Tạo môi trường làm việc tốt và gắn kết nhân viên các phòng ban lại với nhau.
  • Không ngừng thay đổi theo hướng tích cực, đưa ra các sáng kiến và ý tưởng sáng tạo.
  • Cư xử có văn hoá, người lớn trong các công việc và tình huống.
  • Là người cầm lái, là lãnh đạo nhưng cũng là người phục vụ.

Cuối cùng, Vinamilk đề ra 3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp đối với lãnh đạo, nhân viên và khách hàng để ban lãnh đạo, nhân viên công ty nắm rõ và tạo nên sự tin tưởng của khách hàng đối với công ty.

  • Đối với lãnh đạo: Cần phải nỗ lực đem lại lợi ích cho các cổ đông, bảo vệ hiệu quả nguồn tài nguyên của doanh nghiệp.
  • Đối với nhân viên: Lãnh đạo công ty cần phải đối xử tôn trọng, tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên phát triển bình đẳng và xây dựng, duy trì văn hoá thân thiện, cởi mở.
  • Đối với khách hàng: Doanh nghiệp cam đoan cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đa dạng, hàng hóa và sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, giá cả minh bạch trong mọi giao dịch.

\=> Xem thêm: 3 cấp độ trong mô hình văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk

Bộ kim chỉ nam gồm 6 nguyên tắc trong Hải trình Vinamilk, 7 hành vi lãnh đạo trong doanh nghiệp và 3 cấp độ văn hóa trong doanh nghiệp đã nêu rất cụ thể các nguyên tắc, hành vi cần có đối với cả ban lãnh đạo lẫn nhân viên của Vinamilk.

Chính bộ kim chỉ nam này đã tạo nên sự minh bạch trong quy trình quản lý nhân sự của doanh nghiệp, tạo niềm tin cho toàn bộ nhân viên, góp phần giúp cho sự vận hành trơn tru, hiệu quả của bộ máy công ty, cũng như tạo nên sự tín nhiệm từ khách hàng đối với công ty.

2. Ưu điểm từ mô hình văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk

Điểm cộng trước tiên trong mô hình văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk chính là luôn tạo sự gắn kết tập thể. Thông qua các hoạt động tập thể như thể thao, du lịch, teambuilding…, công ty đã tạo môi trường để nhân viên các phòng ban giao lưu, gắn kết và tạo tiền đề cho việc hỗ trợ nhau tốt hơn trong công việc.

Mô hình văn hóa này cũng giúp nhân viên của Vinamilk cảm thấy được động viên, khích lệ và tiếp thêm động lực để cống hiến. Công ty thường xuyên tổ chức tuyên dương các cá nhân có thành tích xuất sắc, chuyên môn cao và có sự nỗ lực lớn, tạo dựng niềm tin cho nhân viên rằng thành quả công việc của bản thân luôn được công ty ghi nhận. Việc này đã giúp giữ chân nhân tài gắn bó, cống hiến cho công ty.

Việc đề cao nhân tài cũng khuyến khích nhân viên trong công ty phấn đấu nâng cao năng lực nghiệp vụ, tạo nên một tập thể có trình độ nghiệp vụ cao hơn trong tương lai.

Công ty luôn hướng đến quyền lợi, quan tâm chăm lo đời sống cho nhân viên và gia đình của họ, đảm bảo nhân viên yên tâm làm việc và cống hiến, phấn đấu vì sự phát triển của công ty.

Sự thành công trong chiến lược phát triển mô hinh văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk

3. Doanh nghiệp Việt học hỏi được gì từ mô hình văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk?

Để một công ty phát triển bền vững, việc xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp là yếu tố cần được coi trọng. Với các ưu điểm từ mô hình văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk cùng hiệu quả vận hành trên thực tế, các doanh nghiệp Việt có thể tham khảo và rút ra rất nhiều bài học từ mô hình này để áp dụng. – Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk cho thấy để bộ máy nhân sự công ty vận hành ổn định và phát triển thì việc đầu tiên là xây dựng bộ nguyên tắc văn hoá doanh nghiệp rõ ràng, phù hợp với điều kiện thực tế.

Bộ nguyên tắc văn hóa doanh nghiệp này sẽ tạo cho ban lãnh đạo và nhân viên có sự tin tưởng và theo sát phương hướng hoạt động của công ty, tạo niềm tin cho khách hàng khi tìm hiểu và hợp tác với công ty.

– Ban lãnh đạo cần thực hiện nghiêm túc bộ nguyên tắc văn hóa doanh nghiệp, điều này sẽ tạo nên tiền đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp riêng.

Ban lãnh đạo công ty cần hướng dẫn chi tiết, quan tâm, tạo điều kiện để nhân viên hòa nhập với môi trường văn hoá của doanh nghiệp, tạo nên một tập thể đoàn kết và bền vững.

– Trong doanh nghiệp, lãnh đạo và nhân viên luôn phải có sự tương tác lãnh nhau để việc thực hiện văn hoá doanh nghiệp luôn được đảm bảo, từ đó, nhân viên luôn có sự tín nhiệm đối với ban lãnh đạo và tin tưởng vào sự phát triển của công ty.

Mô hình văn hoá doanh nghiệp của Vinamilk là điển hình của doanh nghiệp chăm lo quyền lợi của người lao động và hướng tới quyền lợi của khách hàng. Đây chính là điểm cộng lớn nhất của mô hình văn hóa doanh nghiệp này mà các doanh nghiệp Việt khác cần học hỏi.

Tại sao cần mô hình văn hóa doanh nghiệp theo Agile

Chúng ta đang sống trong thời đại VUCA đầy biến động (Volatility), không chắc chắn (Uncertainty), phức tạp (Complexity) và mơ hồ (Ambiguity). Doanh nghiệp cần phải rút ngắn thời gian ra thị trường, tăng sự linh hoạt, khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng.

Agile (linh hoạt) là khung tư duy và làm việc giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng và phản hồi với thay đổi, để đạt được thành công trong môi trường liên tục biến động, không chắc chắn.

Nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới đã áp dụng và thành công với Agile. Agile không chỉ làm thay đổi diện mạo nền công nghệ mà đang lan tỏa mạnh mẽ trong rất nhiều lĩnh vực như nhân sự, tài chính, kinh doanh và sản xuất.

Mô hình văn hóa doanh nghiệp theo Agile

Chương trình tư vấn và huấn luyện mô hình văn hóa doanh nghiệp theo Agile

Chương trình tư vấn huấn luyện Agile bao gồm đào tạo, tư vấn và huấn luyện theo kiểu kèm cặp để tối ưu hóa việc áp dụng Agile vào doanh nghiệp.

Chương trình nhằm trang bị phương pháp luận đổi mới sáng tạo, thay đổi về tư duy, đổi mới cách thức quản lý, phương pháp làm việc, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng linh hoạt cho doanh nghiệp.

Chương trình giúp đội nhóm trong doanh nghiệp doanh nghiệp có thể:

  • Dễ dàng điều chỉnh kế hoạch trước sự thay đổi của môi trường.
  • Chuyển đổi toàn diện công nghệ, văn hóa, quy trình làm việc và mô hình kinh doanh.
  • Năng suất tăng lên, tỉ lệ thành công của các dự án tăng gấp ba lần (Theo báo cáo CHAOS 2015).
  • Đội nhóm gắn kết, tính tự chủ, chủ động cao.
  • Rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, kiểm soát được tiến độ theo kế hoạch (Có tới 34% người được hỏi cho rằng Agile giúp rút ngắn từ 20% đến 50% thời gian hoàn thành dự án, theo Agile Vietnam Report).
  • Khách hàng hài lòng vì sản phẩm bàn giao đúng tiến độ, chất lượng tốt.
  • Lãnh đạo yên tâm trao quyền, dành thời gian cho các dự án và cơ hội mới.
  • Tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm (tài chính, nhân tài, thời gian).

Trên đây là những thông tin liên quan đến mô hình văn hóa doanh nghiệp. Hy vọng bài viết của của Học viện Agile và Chương trình tư vấn huấn luyện Agile có thể là gợi ý tốt cho bạn.

Chủ đề