Đánh giá trường đại học kinh tế đối ngoại

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


1. Mục tiêu đào tạo

1.1 Mục tiêu chung
      Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế có năng lực, tự tin, năng động và nhạy bén trước những thay đổi của môi trường kinh doanh toàn cầu.

1.2 Mục tiêu cụ thể:
      Đào tạo cử nhân tốt nghiệp có kiến thức chuyên môn vững vàng, có kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm cần thiết, có đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có thể làm việc trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung, đặc biệt là lĩnh vực Kinh tế đối ngoại.

2. Chuẩn đầu ra

2.1 Kiến thức chung
- Khả năng hệ thống kiến thức khoa học tự nhiên và ứng dụng giải quyết các vấn đề kinh tế
- Khả năng hệ thống kiến thức khoa học xã hội và ứng dụng giải quyết các vấn đề kinh tế

2.2 Kiến thức chuyên môn
- Khả năng hiểu và hệ thống các lý thuyết kinh tế
- Khả năng hiểu và hệ thống các lý thuyết về tổ chức, quản lý và quản trị kinh doanh
- Khả năng ứng dụng kiến thức để phản biện và xây dựng chính sách thương mại quốc tế
- Khả năng ứng dụng kiến thức để hoạch định, tổ chức hoạt động kinh doanh và kinh doanh xuất nhập khẩu

2.3 Kỹ năng chuyên môn
- Khả năng soạn thảo và đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế
- Khả năng tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế
- Khả năng tổ chức hoạt động vận chuyển quốc tế
- Khả năng tổ chức thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa

2.4 Khả năng tư duy
- Khả năng thu thập số liệu, phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định
- Khả năng sử dụng chiến lược, công cụ phù hợp để trình bày, phân tích và đánh giá thông tin
- Khả năng phản biện dựa trên thực chứng
- Hoạch định và tổ chức công việc

2.5 Khả năng giao tiếp
- Giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Việt và tiếng Anh (550 TOEIC)
- Khả năng viết hiệu quả bằng Việt ngữ và Anh ngữ (550 TOEIC)
- Khả năng nghe với tư duy phản biện
- Khả năng trình bày hiệu quả các vấn đề hay ý tưởng trước đám đông

2.6 Trách nhiệm cá nhân và với cộng đồng
- Lựa chọn các vấn đề mang tính đạo đức để học tập và nghiên cứu
- Tham gia vào các hoạt động xã hội trên phạm vi khu vực và toàn cầu
- Nhận biết và tham gia giải quyết các vấn đề đạo đức xã hội
- Có đạo đức nghề nghiệp

2.7 Khả năng học tập suốt đời:
- Ý thức và tham gia vào các hoạt động rèn luyện sức khỏe, trí tuệ và tinh thần
- Khả năng học hỏi và áp dụng các kiến thức mới
- Xây dựng mô thức hình thành mục tiêu cá nhân đối với việc phát triển nghề nghiệp
- Khả năng nắm bắt và sử dụng công nghệ mới

2.8 Khả năng hợp tác
- Khả năng phối hợp làm việc để đạt được mục tiêu chung

2.9 Khả năng hội nhập
- Sống và làm việc hiệu quả ở môi trường hội nhập toàn cầu
- Chia sẻ các quan điểm khác nhau về kinh tế, chính trị, văn hóa và tôn giáo trên thế giới

3. Cơ hội nghề nghiệp
    Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành “Kinh tế đối ngoại” có đủ năng lực, kiến thức làm việc tốt tại các doanh nghiệp thương mại xuất nhập khẩu; lãnh vực logistics, vận tải, giao nhận quốc tế; bộ phận kinh doanh, tiêu thụ, cung ứng, marketing, kế hoạch, xuất nhập khẩu… của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; phòng thanh toán quốc tế, bộ phận quản lý ngoại hối, tín dụng xuất nhập khẩu… của các ngân hàng thương mại; các công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam; chuyên viên kinh doanh, quản lý các chi nhánh ở nước ngoài của các công ty đầu tư nước ngoài của Việt Nam và quốc tế…
    Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành “Kinh tế đối ngoại” có khả năng làm việc tốt tại các cơ quan quản lí nhà nước từ cấp Bộ đến địa phương như: Bộ công thương, Bộ kế hoạch và đầu tư, Sở công thương, Sở kế hoạch và đầu tư, Ban quản lý các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, các viện nghiên cứu kinh tế, các trường đại học…

4. Thời gian đào tạo: 4 năm

5. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 130 tín chỉ

6.Đối tượng tuyển sinh
   Theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Khối tuyển sinh: A, A1 và D1

7. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
    Căn cứ vào Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng theo hệ thống tín chỉ Ban hành kèm theo Quyết định số 1368 /ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 21 tháng 11 năm 2008 của Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

7.1 Quy trình đào tạo
Học chế đào tạo: theo hệ thống tín chỉ
Quy trình đào tạo được chia làm 8 học kỳ:
-    Khối kiến thức giáo dục cơ bản: học kỳ 1, học kỳ 2, học kỳ 3.
-    Khối kiến thức cơ sở của khối ngành: học kỳ 4.
-    Khối kiến thức ngành: học kỳ 5, học kỳ 6, học kỳ 7.
-    Thực tập cuối khóa, khóa luận tốt nghiệp hoặc học chuyên đề: học kỳ 8.

7.2 Điều kiện tốt nghiệp
Sinh viên được công nhận tốt nghiệp, nếu hội đủ các điều kiện sau đây:
-  Được công nhận là sinh viên hệ chính quy của trường theo đúng ngành cấp bằng tốt nghiệp;
-  Hoàn tất các môn học theo đúng chương trình giáo dục quy định và tích lũy đủ số tín chỉ quy định của ngành đào tạo (gồm đồ án, khóa luận tốt nghiệp, thi các môn chuyên môn thêm tương đương với số tín chỉ của đồ án, khóa luận tốt nghiệp), không có môn học nào đạt điểm dưới 5 và có ĐTBCTL không dưới 5;
-  Đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ theo quy định của ĐHQG-HCM và của trường (trừ trường hợp các lưu học sinh nước ngoài tuân theo Quy chế Công tác người nước ngoài học tại Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 33/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 25 tháng 8 năm 1999 của Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT);
-  Đạt chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất;
-  Tại thời điểm xét tốt nghiệp, sinh viên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập.  

Chủ đề