Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán công ty

Là một trong những nội dung quan trọng quyết định đến hiệu quả và chất lượng của công tác kế toán ở Doanh nghiệp. Tổ chức bộ máy kế toán phải được xây dựng một cách khoa học, hợp lý và hiệu quả. Vậy tổ chức bộ máy kế toán là gì? và có những hình thức tổ chức bộ máy kế toán nào?

  1. Tổ chức bộ máy kế toán là gì?

Bộ máy kế toán của một Doanh nghiệp là tập hợp những người làm kế toán tại doanh nghiệp cùng với các phương tiện trang thiết bị dùng để ghi chép, tính toán xử lý toàn bộ thông tin liên quan đến công tác kế toán tại Doanh nghiệp từ khâu thu nhận, kiểm tra, xử lý đến khâu tổng hợp, cung cấp những thông tin kinh tế về các hoạt động của đơn vị.

  1. Các mô hình tổ chức bộ máy kế toán

Dựa vào quy mô và căn cứ hoạt động thực tiễn của đơn vị, Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các mô hình tổ chức bộ máy kế toán sau:

  • Tổ chức công tác kế toán tập trung

Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung là hình thức mà toàn bộ công tác kế toán trong đơn vị được tiến hành tập trung tại phòng kế toán. Áp dụng cho các đơn vị có quy mô vừa và nhỏ, phạm vi sản xuất kinh doanh tương đối tập trung trên một địa bàn nhất định.

Phòng kế toán chịu trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán theo quy định đều tập trung thực hiện tại phòng kế toán.

Các đơn vị phụ thuộc ( xí nghiệp, phân xưởng, tổ, đội,…) không có bộ máy kế toán riêng, mà chỉ có một số nhân viên làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhận, kiểm tra và định kỳ gửi các chứng từ về phòng kế toán.

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung bảo đảm được sự tập trung, thống nhất và chặt chẽ trong việc chỉ đạo công tác kế toán giúp đơn vị kiểm tra chỉ đạo sản xuất kịp thời, chuyên môn hoá cán bộ, giảm nhẹ biên chế tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng các phương tiện tính toán tiện ích.

  • Tổ chức công tác kế toán phân tán

Hình thức tổ chức kế toán phân tán là hình thức tổ chức mà công tác kế toán không những được tiến hành ở phòng kế toán mà còn được tiến hành ở những bộ phận khác như phân xưởng hay bộ phận sản xuất của đơn vị.

Phòng kế toán sẽ tiến hành tổng hợp số liệu báo cáo của đơn vị trực thuộc và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại văn phòng doanh nghiệp, lập báo cáo toàn doanh nghiệp, kiểm tra kế toán toàn doanh nghiệp.

Các đơn vị phụ thuộc được tổ chức bộ máy kế toán riêng. Có nhiệm vụ thu nhận, kiểm tra, xử lý chứng từ kế toán, thực hiện hạch toán tổng hợp và chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở đơn vị phụ thuộc theo sự phân cấp của Doanh nghiệp. Định kỳ lập báo cáo kế toán về phòng kế toán của đơn vị chính.

Tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và mức độ phân cấp quản lý cho các đơn vị trực thuộc, để tổ chức bộ máy kế toán và quy định nội dung công tác kế toán cụ thể cho từng bộ phận trong bộ máy kế toán.

  • Tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán

Đây là hình thức tổ chức bộ máy kế toán kết hợp từ hai hình thức tổ chức trên, theo hình thức này bộ máy tổ chức bao gồm phòng kế toán trung tâm và các bộ phận kế toán hay nhân viên kế toán ở các đơn vị – bộ phận khác. Áp dụng cho các đơn vị có quy mô lớn, địa bàn sản xuất kinh doanh phân tán, các đơn vị thành viên được phân cấp quản lý.

Phòng kế toán chịu trách nhiệm hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại văn phòng Doanh nghiệp, các nghiệp vụ phát sinh tại các đơn vị phụ thuộc không tổ chức kế toán riêng, lập báo cáo kế toán của các đơn vị phụ thuộc có tổ chức kế toán riêng và lập báo cáo kế toán toàn Doanh nghiệp.

Tại các đơn vị phụ thuộc: Ở bộ phận hạch toán phân tán có tổ chức bộ máy riêng sẽ tự hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị mình, định kỳ lập báo cáo gửi về phòng kế toán Doanh nghiệp. Tại các đơn vị phụ thuộc không tổ chức kế toán riêng. Kế toán thu thập, xử lý, kiểm tra chứng từ sau đó gửi về phòng kế toán Doanh nghiệp.

Tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán sẽ nâng cao tính chính xác, kịp thời của thông tin kế toán, tạo điều kiện cho hạch toán nội bộ.

Tổ chức bộ máy kế toán với sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, xác định mối quan hệ giữa các nhân viên kế toán với nhau, mối quan hệ giữa bộ máy kế toán với các bộ phận quản lý khác trong đơn vị là một trong những nội dung quan trọng của công tác kế toán ở đơn vị.

\>>> Xem thêm: Lập báo cáo kế toán và phân tích thông tin kế toán

Bộ máy kế toán và tầm quan trọng của tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán là tập hợp những người làm kế toán tại tại đơn vị cùng với các phương tiện trang thiết bị dùng để ghi chép, tính toán xử lý toàn bộ thông tin liên quan đến công tác kế toán tại đơn vị từ khâu thu nhận, kiểm tra, xử lý đến khâu tổng hợp, cung cấp những thông tin kinh tế về các hoạt động của đơn vị.

Tổ chức bộ máy kế toán chính là tổ chức đội ngũ cán bộ làm kế toán của đơn vị. Do đó, tổ chức nhân sự như thế nào để từng người phát huy được cao nhất sở trường của mình, đồng thời tác động tích cực đến những bộ phận hoặc người khác có liên quan là mục tiêu của tổ chức bộ máy kế toán. học xuất nhập khẩu ở đâu

Nội dung tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị

Lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán phù hợp

Trong các nội dung tổ chức bộ máy kế toán thì việc lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán áp dụng ở đơn vị là một trong những nội dung quan trọng, thường được các đơn vị đặt ưu tiên hàng đầu.

Tùy theo quy mô và đặc điểm về tổ chức sản xuất và quản lý của đơn vị mà tổ chức bộ máy được thực hiện theo các hình thức sau:

a. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung

Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung là hình thức tổ chức mà toàn bộ công tác kế toán trong đơn vị được tiến hành tập trung tại phòng kế toán. Ở các bộ phận khác không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác kế toán ban đầu, thu nhận kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách, hạch toán nghiệp vụ phục vụ cho nhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của từng bộ phận đó, lập báo cáo nghiệp vụ và chuyển chứng từ cùng báo cáo về phòng kế toán để xử lý và tiến hành công tác kế toán.

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung có ưu điểm là tạo điều kiện thuận lợi để vận dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán hiện đại, bộ máy kế toán ít nhân viên nhưng đảm bảo được việc cung cấp thông tin kế toán kịp thời cho việc quản lý và chỉ đạo sản xuất kinh doanh của đơn vị.

b. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán phân tán

Hình thức tổ chức kế toán phân tán là hình thức tổ chức mà công tác kế toán không những được tiến hành ở phòng kế toán mà còn được tiến hành ở những bộ phận khác như phân xưởng hay đơn vị sản xuất của đơn vị. Công việc kế toán ở những bộ phận khác do bộ máy kế toán ở nơi đó đảm nhận từ công việc kế toán ban đầu, kiểm tra xử lý chứng từ đến kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp một số hoặc tất cả các phần hành kế toán và lập báo cáo kế toán trong phạm vi của bộ phận theo qui định của kế toán trưởng.

Phòng kế toán thực hiện tổng hợp số liệu từ báo cáo ở các bộ phận gửi về, phản ánh các nghiệp vụ có tính chất chung toàn đơn vị, lập báo cáo theo quy định của Nhà nước, đồng thời thực hiện việc hướng dẫn kiểm tra công tác kế toán của các bộ phận.

Mô hình tổ chức công tác kế toán này được vận dụng thích hợp trong các đơn vị có quy mô lớn.

c. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán

Hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán là hình thức tổ chức bộ máy kết hợp hai hình thức tổ chức trên, bộ máy tổ chức theo hình thức này gồm phòng kế toán trung tâm và các bộ phận kế toán hay nhân viên kế toán ở các đơn vị - bộ phận khác.

Phòng kế toán trung tâm thực hiện các nghiệp vụ kinh tế liên quan toàn đơn vị và các bộ phận khác không tổ chức kế toán, đồng thời thực hiện tổng hợp các tài liệu kế toán từ các bộ phận khác có tổ chức kế toán gửi đến, lập báo cáo chung toàn đơn vị, hướng dẫn kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, kiễm tra kế toán toàn đơn vị.

Các bộ phận kế toán ở các bộ phận khác thực hiện công tác kế toán tương đối hoàn chỉnh các nghiệp vụ kế toán phát sinh ở bộ phận đó theo sự phân công của phòng kế toán trung tâm. Các nhân viên kế toán ở các bộ phận có nhiệm vụ thu thập chứng từ, kiểm tra và có thể xử lý sơ bộ chứng từ, định kỳ gửi chứng từ kế toán về phòng kế toán trung tâm.

Hình thức tổ chức bộ máy kế toán này thường phù hợp với những đơn vị có quy mô lớn nhưng các bộ phận phụ thuộc có sự phân cấp quản lý khác nhau thực hiện công tác quản lý theo sự phân công đó.

Trên đây, Kế toán Lê Ánh vừa chia sẻ cho bạn bài viết tổ chức bộ máy kế toán chi tiết về tầm quan trọng, nội dung tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị. Cảm ơn các bạn đã quan tâm!

Chủ đề