Đánh giá tính hiệu quả của đô thị thủ thiêm

Khu đô thị mới Thủ Thiêm sở hữu lợi thế nổi bật về khả năng kết nối giao thông thuận tiện được kỳ vọng trở thành khu đô thị đẹp và phát triển nhất khu vực Đông Nam Á.

Thủ Thiêm nằm ở vị trí địa lý cực kì thuận lợi, là cửa ngõ giao thông của các tuyến đường trọng điểm để di chuyển đến các tỉnh phía Đông & Đông Nam Bộ của thành phố. Với sự phân cấp và quy hoạch các tuyến giao thông rõ rệt cùng chức năng được phân tầng cụ thể, có thể nói mạng lưới giao thông tại Thủ Thiêm đã đứng ngang hàng với cấu trúc giao thông tại các trung tâm đô thị lớn trên thế giới. Bài viết sau đây, The Connect sẽ đi sâu vào tầm quan trọng của việc kết nối giao thông tại Thủ Thiêm, cụ thể như thế nào mời các bạn cùng tìm hiểu nhé.

Cầu biểu tượng mới của TP HCM mang tên Ba Son, công trình mới nhất tại Thủ Thiêm

Ngay khi bắt tay vào quá trình xây dựng và phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. HCM đã bỏ nhiều vốn đầu tư vào hạ tầng cho khu vực này. Bằng chứng là đại lộ tuyến đường lớn Mai Chí Thọ được xây dựng như trục xuyên tâm của bán đảo, kết nối với trung tâm Quận 1 thành phố bằng hầm sông Sài Gòn.

Tuyến đường Mai Chí Thọ được xem là trục xương sống của khu đô thị Thủ Thiêm, giúp kết nối Quận 1 với Quận 2 cũ (nay thuộc TP Thủ Đức), đồng thời kết nối với tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây

Hầm Thủ Thiêm ở vị trí tại đại lộ Đông Tây và chính thức cho phép thông xe vào năm 2011. Địa điểm có tổng chiều dài lên đến 1.490 m, được tính từ cầu Calmette đi xuyên qua sông Sài Gòn về phía Thủ Thiêm. Số vốn được các nhà đầu tư với là hơn 1000 tỷ đồng, hầm Thủ Thiêm có thể nói nó đã đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông giữa khu vực Quận 1 và TP Thủ Đức.

Các tuyến giao thông chính tại Thủ Thiêm

Nhằm thuận tiện cho việc di chuyển đến các khu vực lân cận và hạn chế gặp tình trạng ùn tắc giao thông, các cây cầu tại Thủ Thiêm đã và đang dần được hoàn thiện với tiến độ gấp rút, hiệu quả nhất. Cụ thể:

  • Cầu Thủ Thiêm được hoàn thành vào năm 2007, sau 13 năm khánh thành cây cầu đã trở thành tuyến đường chính nối liền quận Bình Thạnh và khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2).
  • Cầu Ba Son (Cầu Thủ Thiêm 2) được hoàn thành vào năm 2022 rộng 6 làn xe, được thiết kế dạng dây văng bất đối xứng, dự kiến là biểu tượng cổng chào từ Trung tâm thành phố qua Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Kết nối quận 2 với quận 1 và các trung tâm khác như quận Bình Thạnh và quận 3.
  • Cầu Thủ Ngữ (Cầu Thủ Thiêm 3) có nhiệm vụ nối liền quận 4 và khu đô thị mới Thủ Thiêm.
  • Cầu Bến Nghé (Cầu Thủ Thiêm 4) xây dựng nhằm kết nối giao thông khu vực quận 2 và quận 7.
    Thủ Thiêm được quy hoạch với các chức năng chính là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp của thành phố, khu vực và có vị trí quốc tế, là trung tâm văn hóa, giải trí.

Các trục giao thông chính

Cụ thể, các trục đường chính tại khu đô thị mới Thủ Thiêm được chia ra gồm:

  • Đại lộ Mai Chí Thọ trục chính của Thủ Thiêm
  • Đường Nguyễn Cơ Thạch, huyết mạch của khu đô thị Sala
  • Đại lộ Vòng cung (Tuyến R1) dài 3,4 km, nối liền các dự án lớn Empire City, The Metropole, The River
  • Đường Tố Hữu (Tuyến R2) ven hồ trung tâm có chiều dài 3 km
  • Đường Nguyễn Thiện Thành (Tuyến R3) ven sông Sài Gòn có chiều dài 3 km
  • Đường Bùi Thiện Ngộ (Tuyến R4, Đường Châu thổ trên cao) dài 2.5km

Đặc biệt, tuyến Metro số 2 sẽ có lộ trình di chuyển dọc theo chiều dài của khu đô thị thủ Thiêm, chạy song hành và xuyên suốt với đại lộ Mai Chí Thọ.

Đường Tố Hữu (Tuyến R2) ven hồ trung tâm có chiều dài 3 km

Hạ tầng phát triển nhờ thừa hưởng những kết nối hạ tầng có sẵn

Khu trung tâm mới Thủ Thiêm thừa hưởng những kết nối hạ tầng có sẵn tại vùng lân cận như trung tâm, khu đô thị để phát triển hệ thống hạ tầng mới. Năm 2020 vừa qua, UBND TP.HCM đã quyết định triển khai nhiều dự án hạ tầng nằm trong phân tầng khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Đường Nguyễn Thiện Thành (Tuyến R3) ven sông Sài Gòn có chiều dài 3 km

Những dự án hạ tầng đang triển khai xây dựng và những dự án bị trì trệ sẽ được UBND thành phố đẩy nhanh tốc độ thực hiện. Những dự án hạ tầng mới thuộc khu đô thị Thủ Thiêm ký kết hợp đồng hình thức như: dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính, quảng trường trung tâm hay công viên bờ sông,… cũng nằm trong những cơ sở được tổ công tác kiểm tra và đẩy nhanh tiến độ.

Cơ sở được quy hoạch từ đầu, mang tính bền vững

Thủ Thiêm được dự đoán là khu trung tâm mới, hiện đại và mở rộng của trung tâm thành phố Sài Gòn, với các chức năng chính là trung tâm tài chính, thương mại và là nơi tụ hội của nhiều dịch vụ cao cấp của thành phố. Thủ Thiêm được quy hoạch bài bản với yếu tố phát triển bền vững, trong tương lai có cơ hội trở thành khu đô thị mới tầm cỡ quốc tế đầu tiên tại Việt Nam, đồng thời còn góp phần thúc đẩy kinh tế và thay đổi bộ mặt của toàn thành phố.

Theo thông tin công bố từ Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm được chia thành 8 khu chức năng.

Quy hoạch 8 phân khu tại Thủ Thiêm

Khu chức năng số 1

Khu chức năng số 1 KĐT mới Thủ Thiêm nằm ở phía Bắc Lõi trung tâm với vai trò là tâm điểm thương mại dịch vụ đa chức năng mật độ cao. Nổi bật trong khu chức năng số 1 là Trung tâm Hội nghị Triển lãm, Cầu đi bộ qua kênh số 1, Trung tâm Thông tin Quy hoạch Thủ Thiêm, nhà hát Giao hưởng và Bảo tàng.

Khu chức năng số 2

Khu chức năng số 2 nằm ở phía Nam lõi trung tâm. Đây là một khu phức hợp đẳng cấp mật độ cao với các chức năng dân cư đa chức năng, thương mại và thể thao giải trí, có biểu tượng thành phố mới Empire 88 Tower tọa lạc

Khu chức năng số 3

Khác với chức năng số 1 và 2, Khu chức năng số 3 được bố trí dọc tuyến Đại lộ Vòng cung với các điểm nhấn là trường học, bảo tàng, trung tâm Hội nghị Triển lãm…

Khu chức năng số 4

Điểm nhấn tại khu chức năng 4 là trường học, cơ quan hành chính, trạm cung cấp nhiên liệu, trạm cứu hỏa, trung tâm sinh hoạt cộng đồng.

Khu chức năng số 5

Tại đây có các công trình điểm nhấn là Tòa nhà Cơ quan Hành chính Đô thị, Cung thiếu nhi, trường học, Trạm cung cấp nhiên liệu, Cơ quan Hành chính địa phương và Trung tâm sinh hoạt cộng đồng.

Khu chức năng số 6

Khu chức năng số 6 nằm đan xen giữa các kênh rạch tự nhiên của bán đảo Thủ Thiêm và dọc theo Đại lộ Đông Tây. Dự kiến khu chức năng này sẽ bố trí bệnh viện, công viên Phần mềm tại phía Bắc tuyến Đại lộ Đông Tây và trở thành đầu mối về hoạt động nghiên cứu công nghệ thông tin.

Khu chức năng số 7

Khu chức năng số 7 nằm ở phía Đông khu đô thị mới gồm nhiều chức năng như: Khu khách sạn nghỉ dưỡng Vùng châu thổ phía Nam, Khu nhà ở phức hợp phía Đông với đầy đủ hệ thống hạ tầng cũng như dịch vụ công cộng, Khu phức hợp Bến Du thuyền. Bên cạnh đó, xung quanh khu cảng và bến du thuyền dự kiến là một quần thể các khu thương mại như cửa hàng lưu niệm, nhà hàng, chòi nghỉ…

Khu chức năng số 8

Là Khu ngập nước phía Nam, Khu chức năng số 8 được quy hoạch trở thành khu vực phát triển sinh thái đa dạng. Theo đó, nơi đây đất chủ yếu được trồng cây đước, các tuyến giao thông thủy được nạo vét nhằm mục đích bảo tồn khu vực bán đảo hiện hữu.

Quy hoạch giao thông ô bàn cờ

Mô hình quy hoạch giao thông theo hình thức ô bàn cờ đang được nhiều quốc gia áp dụng để giải quyết các vấn đề mà nước họ gặp phải: ùn tắc xe cộ, trì trệ trong quá trình giải phóng mặt bằng, thiếu quỹ đất… Hình chữ nhật của các lô đất khi được quy hoạch theo ô bàn cờ cũng giúp tạo ra một nơi tích hợp nhiều ngành nghề và lĩnh vực trong cùng một khu đô thị.

Diện tích sử dụng là không chiếm quá nhiều nhưng có thể tập hợp nhiều ngành nghề nhất có thể vào cùng một không gian chính. Đây luôn là một giải pháp tối ưu nhất để nén đô thị giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững của khu đô thị Thủ Thiêm.

Khu đô thị Thủ Thiêm là vùng lõi, trung tâm mới của Thành phố

Thủ Thiêm ở đối diện, cách khu vực lõi trung tâm lịch sử quận 1 một đoạn ngắn, nằm ở vị trí chiến lược bên trong vành đai tăng trưởng Đông bắc. Đây là một trong những lý do chính khiến bán đảo này được chọn là trung tâm tổng hợp mới của TP HCM, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng nghỉ của một thành phố lớn nhất nhì nước với hơn 10 triệu dân cùng lượng lớn người vãng lai.

Khu đô thị này có vị trí đắc địa cực thuận lợi về giao thông vì nơi đây là điểm giao cửa ngõ, điểm đầu của nút giao thông từ xa lộ Hà Nội để đi đến các tỉnh phía Bắc. Ngoài ra đại lộ Đông Tây còn đi qua bán đảo Thủ Thiêm đồng thời nối liền các tỉnh miền Tây với miền Đông Nam bộ. Bán đảo kết với đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây, tạo sự hợp nhất với bên kia bờ sông Đồng Nai. Ngoài ra, khoảng cách từ Thủ Thiêm đi đến sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai) trong tương lai gần cũng không quá xa như trước kia nữa khi lưu thông qua xa lộ Hà Nội.

Ngoài ra, trung tâm quận 1 hiện đang quá tải kể cả số người định cư lẫn các tuyến đường giao thông cho nên vấn đề chuyển đến sinh sống ở quận khác là điều cực kì cần thiết, và khu đô thị Thủ Thiêm là lựa chọn hoàn hảo.

Đánh giá giữa Thủ Thiêm và Phú Mỹ Hưng

Cả hai khu đô thị đều được kỳ vọng trong tương lai sẽ trở thành khu đô thị phát triển hàng đầu Đông Nam á. Trong khi Thủ Thiêm với diện tích 657 ha được Thành phố đầu tư lớn với quy hoạch thành 8 phân khu chức năng, trở thành trung tâm tài chính, kinh tế tại khu vực phía Nam. Phú Mỹ Hưng với quy mô 433 ha hiện được đánh giá là khu đô thị kiểu mẫu trong phân tầng hiện đại nhất TP.HCM thời điểm hiện tại.

Về vị trí, khu đô thị Thủ Thiêm được đánh giá có vị trí đẹp hơn do xung quanh khu đô thị này được sông Sài Gòn ưu ái vây quanh một vòng uốn lượn. Ngoài ra, khu đô thị Thủ Thiêm có hệ thống giao thông kết nối đến trung tâm Quận 1 (chợ Bến Thành) dễ dàng và thuận tiện.

Về hạ tầng hiện tại, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng có phần phát triển hơn. Tuy nhiên, nếu xét thời gian xa hơn trong tương lai gần thì khu đô thị Thủ Thiêm được dự báo sẽ chất lượng hơn với tâm điểm là tòa nhà Empire 88 Tower với chiều cao 333 mét – được xem là biểu tượng có một không hai của khu Đông với hàng loạt tiện ích đi kèm.

Về tiềm năng phát triển, khu đô thị Thủ Thiêm được định hướng phát triển trở thành trung tâm tài chính, kinh tế tri thức hiện đại tại Sài Gòn khi sở hữu quỹ đất rộng lớn kết hợp cơ sở hạ tầng đô thị bền vững góp phần nâng cao chất lượng sống. Phú Mỹ Hưng của nhiều năm về trước chỉ là một vùng đầm lầy vắng vẻ người qua lại và không có một dấu hiệu nào thấy được tiềm năng phát triển nhưng đã chuyển mình mạnh mẽ và trở thành sự lựa chọn được ưu tiên hàng đầu nhờ sở hữu không gian sống hài hòa với thiên nhiên.

Kết Luận

Vị trí đắc địa cùng mạng lưới giao thông mang nhiều ý nghĩa nhằm hướng đến phát triển thành phố kết hợp cùng cơ sở hạ tầng được đầu tư quy mô khiến khu đô thị mới Thủ Thiêm trở thành khu đất đắc địa lý tưởng cho các hoạt động thương mại, kinh tế và kinh doanh. Một vị trí đáng để các nhà thầu đầu tư vào. Hy vọng bài viết của The Connect, bạn đã có cái nhìn toàn cảnh về tầm quan trọng của việc kết nối giao thông và cơ sở hạ tầng của khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Chủ đề