Đánh giá thị trường và xu hướng việc làm trong ngành ô to năm 2022

Nhìn lại năm 2021 vừa qua, thị trường ô tô nổi bật lên một số vấn đề: doanh số ô tô ảm đạm do ảnh hưởng của làn sóng bùng phát COVID thứ 3 và thứ 4 tại Việt Nam, nhưng nhanh chóng hồi phục trong các tháng cuối năm; Tình trạng thiếu hụt chip kéo dài có tác động bất ngờ đến ngành ô tô; Xe nhập khẩu tràn vào thị trường với cạnh tranh gia tăng từ các hãng Trung Quốc; Các hãng xe lớn mất thị phần do cạnh tranh khốc liệt từ Vinfast và xe Trung Quốc.

Mặc dù doanh số giảm, lợi nhuận ròng các công ty ô tô niêm yết vẫn tăng 6% so với cùng kỳ trong 2021, do tạm thời cắt giảm các chi phí hoạt động nhờ chuyển sang kênh bán hàng online và giảm mạnh chi phí lãi vay.

Trong 2021, Vinfast ra mắt mẫu xe điện e34 đầu tiên được lắp ráp trong nước và bắt đầu đầu tư mạnh vào trạm sạc điện với ước tính khoảng 2.000 trạm sạc điện (40.000 điểm sạc) trên khắp Việt Nam. Điều này mở ra xu hướng xe điện mới tại Việt Nam có thể thay đổi đáng kể thị trường ô tô trong thời gian tới nhờ tốc độ phát triển nhanh chóng và nhiều ưu đãi từ chính phủ ở thời điểm hiện tại.

Với việc mở cửa nền kinh tế cùng hoạt động sản xuất kinh doanh dần ổn định theo cách “bình thường mới”, nhiều chuyên gia trong ngành dự báo thị trường ô tô trong năm 2022 sẽ tiếp tục tăng trưởng đồng thời hình thành nên những xu hướng mua sắm ô tô mới.

Thị trường ô tô tiếp đà tăng trưởng

Thị trường ô tô Việt Nam vừa trải qua năm 2021 với nhiều biến động. Sự bùng phát của làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 tại nhiều tỉnh, thành phố, cùng sự khởi phát của ô tô điện phần nào tác động đến thị hiếu, lựa chọn của người tiêu dùng, cùng với đó là hàng loạt đợt triệu hồi xe để khắc phục lỗi của các nhà sản xuất.

Không chỉ hoạt động bán hàng, các nhà máy sản xuất ô tô của một số hãng xe cũng bị ảnh hưởng vì thiếu chip, linh kiện lắp ráp do chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy. Bên cạnh đó, sức mua sụt giảm đặc biệt trong tháng 6 đến tháng 9/2021 kéo doanh số bán ô tô tại Việt Nam giảm kỷ lục. Đáng chú ý, trong tháng 8/ 2021 tổng doanh số bán hàng của các thành viên thuộc Hiệp Hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) chỉ đạt chưa đến 9.000 xe, qua đó kéo dài đà sụt giảm doanh số sang tháng thứ 5 tháng liên tiếp

Trong bối cảnh khó khăn của ngành ô tô do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Đầu tháng 12/2021, Chính phủ đã ban hành chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước và được áp dụng từ ngày 01/12/2021 đến 31/5/2022. Chính sách này giúp người mua ô tô giảm được hàng chục triệu đồng lệ phí tùy vào từng loại xe, đồng thời buộc các hãng xe nhập khẩu phải lao vào cuộc đua giảm giá phí trước bạ thông qua các mức ưu đãi dành cho khách hàng.

Theo báo cáo của VAMA, kết thúc năm 2021 đã có 304.149 ô tô các loại được bán ra tại Việt Nam, cao hơn 2,5% so với mức 296.634 xe của năm 2020. Điều này cho thấy thị trường "bốn bánh" đang từng bước phục hồi, vượt qua khó khăn từ các làn sóng lây nhiễm Covid-19 từng nhiều lần gây gián đoạn hoạt động kinh doanh trong năm vừa qua. Theo thống kê của VAMA, năm 2019 - thời điểm trước dịch, tiêu thụ ô tô nước ta đạt khoảng 322,3 nghìn xe.

Theo một số chuyên gia dự đoán, việc giảm việc giảm phí trước bạ được kéo dài tới hết tháng 5/2022, thị trường ô tô được nhiều chuyên gia dự đoán sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022. Cùng với đó, chính sách này không chỉ giúp người tiêu dùng, doanh nghiệp mà ngay cả ngân sách nhà nước cũng được hưởng lợi như cuối năm 2020, số thu lệ phí trước bạ theo chính sách giảm 7.300 tỷ đồng, nhưng tổng số thu ngân sách nhà nước tăng hơn 14.100 tỷ đồng.

Một số ý kiến cũng cho rằng, làn sóng chuyển đổi xe thân thiện môi trường, điều kiện kinh tế cải thiện song song tâm lý tích cực của người tiêu dùng trong bối cảnh phục hồi kinh tế “chung sống an toàn với đại dịch”, nền kinh tế đang tăng trưởng trở lại… cũng là những động lực thúc đẩy sự phục hồi và phát triển của thị trường ô tô trong nước. Điều này được nhận định sẽ làm tăng nhu cầu của người tiêu dùng với thị trường ô tô.

Ô tô điện bứt tốc

Vinfast gần đây đã công bố sẽ dừng dần hoạt động sản xuất xe xăng đến cuối năm nay để tập trung vào xe điện. Hiện tại, xe xăng của Vinfast chiếm gần 11% thị phần ô tô trong nước, do đó tạo nhiều cơ hội cho các hãng xe khác phát triển và giành vị thế dẫn đầu. Ngoài ra, do Vinfast là một trong những công ty có khả năng cạnh tranh cao về giá, việc thương hiệu này rời thị trường có thể giúp giảm bớt đáng kể áp lực cạnh tranh giảm giá đối với các hãng xe khác.

Các chuyên gia dự đoán năm 2022 được xem là thời điểm ô tô điện dần trở thành quen thuộc với người tiêu dùng ô tô Việt Nam. Không còn “khan hiếm” như trước đây, từ năm 2022 nhiều mẫu mã ô tô điện sẽ được các nhà sản xuất, kinh doanh ô tô mở bán tại Việt Nam. Trong đó, cùng với việc sản xuất để kịp bàn giao mẫu VF e34 đến tay những khách hàng đã đặt mua, VinFast cũng sẽ nhận đặt cọc và mở bán bộ đôi VF8 và VF9 tại Việt Nam, còn các đại gia xe khác như Volkswagen, Mercedes, Thaco sẽ sớm gia nhập phân khúc này

Không chỉ hãng xe Việt, Trường Hải (THACO AUTO) cũng sẽ lấn sân sang mảng kinh doanh ô tô điện khi đã hé lộ kế hoạch đưa KIA EV6 về Việt Nam và sẽ mở bán trong năm 2022. Không chỉ vậy, hãng xe Trung Quốc Chery sắp gia nhập trở lại thị trường Việt Nam và xe điện chắc chắn sẽ nằm trong lộ trình kinh doanh của hãng này.

Ngoài ra, nhiều mẫu xe điện cũng liên tục được các công ty tư nhân nhập khẩu về Việt Nam với số lượng nhỏ nhưng cũng góp phần giúp thị trường ô tô thêm nhiều màu sắc. Cùng với đó, hàng loạt chính sách giảm thuế, phí mới được ban hành cũng hứa hẹn mang xu thế xe điện ngày càng mạnh mẽ trong tương lai gần cho người tiêu dùng trong nước.

Như vậy, năm 2022 có thể được xem là cột mốc đánh dấu cho sự phát triển của thị trường ô tô điện tại Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển của xe điện tại Việt Nam nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc khá nhiều vào chính sách của Nhà nước mà nhiều khả năng sẽ có những điều chỉnh trong năm 2022.

Xe gầm cao lên ngôi

Tại Việt Nam, phân khúc ô tô cỡ nhỏ hạng A, B dành cho đô thị được dự báo sẽ nở rộ trong năm 2022. Corolla Cross hay Kia Seltos là những cái tên tương đối mới trên thị trường xe Việt nhưng đã nhanh chóng có được chỗ đứng với doanh số năm 2021 lần lượt đạt 18.411 xe và 16.122 xe. Phân khúc này còn có thêm hàng loạt sản phẩm của đủ các thương hiệu như Mazda CX-3 và CX-30, MG ZS, Hyundai Kona, Ford EcoSport hay Peugeot 2008…

Bên cạnh đó bộ đôi KIA Sonet, Toyota Raize đã xuất hiện trong năm 2021, phân khúc SUV đô thị được dự báo sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong năm 2022 khi Ford đã lên kế hoạch phân phối một mẫu SUV hoàn toàn mới. Hyundai cũng sẽ trình làng một mẫu xe mới để thay thế cho KONA. Bên cạnh đó, mẫu Volkswagen T-Cross sau khi lỡ hẹn trong năm 2021, dự báo sẽ gia nhập thị trường Việt Nam trong năm 2022.

Sự lên ngôi của dòng xe gầm cao đa dụng tại Việt Nam cũng phù hợp với xu thế trên toàn cầu. Phân khúc SUV cỡ nhỏ dành cho đô thị được dự báo sẽ có một năm bùng nổ về doanh số để trở thành một trong những phân khúc ô tô bán chạy nhất thị trường. Kéo theo đó, lượng xe sedan sẽ suy giảm, đặc biệt là phân khúc sedan hạng C.

Xe điện Ford Mustang Mach-E đầu tiên cập bến tại Việt Nam

Xe điện Ford Mustang Mach-E đầu tiên về Việt Nam sở hữu công suất mạnh mẽ lên đến 480 mã lực cùng tầm hoạt động ...

Điều khiển xe bị mờ biển số, mức xử phạt là bao nhiêu?

Khi điều khiển xe với biển số không rõ chữ hoặc số, mức xử phạt cao nhất có thể thể lên tới 1 triệu đồng

Giấy phép lái xe ô tô hết hạn sử dụng thì bị xử phạt thế nào?

Nghị định 123 tăng gấp đôi mức phạt với người sử dụng giấy phép lái xe hết hạn lên tới 12 triệu đồng

Theo phân tích, đánh giá của Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại, Bộ Công thương, ngành ô tô Việt Nam sẽ có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong năm 2022, khi các hoạt động kinh tế - xã hội phục hồi sau dịch Covid-19 và đặc biệt là chính sách giảm 50% phí trước bạ theo Nghị định 103/2021/ND-CP.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thị trường ô tô Việt Nam năm 2022 có nhiều triển vọng tăng trưởng sau khi trải qua năm 2021 với nhiều biến động. Sự bùng phát của làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 tại nhiều tỉnh, thành phố, cùng sự khởi phát của ô tô điện phần nào tác động đến thị hiếu, lựa chọn của người tiêu dùng.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong năm 2021, chỉ số sản xuất xe có động cơ tăng 12,9% và chỉ số sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe tăng 6,8% so với năm 2020.

Lắp ráp ô tô Ford tại Hải Dương. Ảnh: Khánh Vân

Trong đó, sản xuất một số sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô tăng trưởng khá so với năm 2020 như: Thiết bị khác dùng cho động cơ của xe có động cơ tăng 15,44%; cao su tổng hợp và các chất thay thế cao su dẫn xuất từ dầu, ở dạng nguyên sinh hoặc tấm lá hoặc dải tăng 14,09%; bộ dây đánh lửa và bộ dây khác sử dụng cho xe có động cơ tăng 4,65%. Ngược lại, sản xuất phụ tùng khác của xe có động cơ đạt giảm 2,75%.

Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát tại nhiều tỉnh, thành phố trong năm 2021 đã kìm hãm đà hồi phục của thị trường ô tô. Thực hiện chỉ thị chống dịch của chính quyền các địa phương, nhiều đại lý kinh doanh ô tô của các hãng xe Toyota, Ford, Mitsubishi... tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh - một trong những thị trường ô tô lớn nhất cả nước phải tạm dừng hoạt động.

Không chỉ hoạt động bán hàng, các nhà máy sản xuất ô tô của một số hãng xe cũng bị ảnh hưởng vì thiếu hụt chip kéo dài, linh kiện lắp ráp do chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy. Bên cạnh đó, sức mua sụt giảm đặc biệt trong tháng 6 đến tháng 9/2021 kéo doanh số bán ô tô tại Việt Nam giảm kỷ lục. Ngoài ra, các hãng xe lớn mất thị phần do cạnh tranh khốc liệt từ Vinfast và xe Trung Quốc.

Trong bối cảnh khó khăn của ngành ô tô do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Chính phủ đã ban hành chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước.

Theo đó, Nghị định 103/2021/NĐ-CP được ban hành, có hiệu lực ngay từ ngày 1/12/2021 đến 31/5/2022 quy định tính lệ phí trước bạ lần đầu với xe ô tô, rơ-moóc hoặc sơ mi rơ-moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự được sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với các loại xe này quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP và các quyết định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Đây là lần thứ 2 trong vòng 2 năm trở lại đây, Chính phủ ban hành chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước. Trước đó, từ ngày 28/6/2020 đến hết ngày 31/12/2020 chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cũng đã được áp dụng, giúp thị trường ô tô Việt Nam có bước hồi phục mạnh mẽ.

Nhu cầu ô tô dự tích tăng 16%

Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại, bỏ qua những bất ổn trong ngắn hạn, triển vọng 2022 có thể tươi sáng hơn với khả năng phục hồi tương đối chắc chắn.

Hiện tại, triển vọng ngắn hạn của các công ty ô tô vẫn còn chưa ổn định do dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, với 70% dân số Việt Nam đã được tiêm vắc-xin mũi 2 tính đến cuối năm 2021 và các biến thể Covid-19 mới có khả năng sẽ ít gây rủi ro tới sức khỏe hơn, ước tính tác động từ việc giãn cách xã hội sẽ ít nghiêm trọng hơn năm 2021.

Thị trường ô tô Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi doanh số bán ra trong tháng 2/2002 đạt 22.802 xe các loại, tăng 68% so với cùng kỳ năm 2021, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19.

Ước tính nhu cầu ô tô sẽ tăng 16% so với cùng kỳ trong 2022. Cùng với tỷ lệ sở hữu ô tô còn rất thấp tại Việt Nam và việc Chính phủ giảm 50% phí trước bạ theo Nghị định 103/2021/ND-CP có thể là nền tảng vững chắc cho mức tăng trưởng cao trong năm 2022. Ngoài ra, xu hướng sử dụng xe điện mới tại Việt Nam dẫn đầu bởi những mẫu xe điện của Vinfast sẽ thúc đẩy nhu cầu ô tô tăng cao hơn nữa trong 2022.

Vinfast gần đây đã công bố sẽ dừng dần hoạt động sản xuất xe xăng đến cuối năm nay để tập trung vào xe điện. Hiện tại, xe xăng của Vinfast chiếm gần 11% thị phần ô tô trong nước, do đó tạo nhiều cơ hội cho các hãng xe khác phát triển và giành vị thế dẫn đầu. Ngoài ra, do Vinfast là một trong những công ty có khả năng cạnh tranh cao về giá, việc thương hiệu này rời thị trường có thể giúp giảm bớt đáng kể áp lực cạnh tranh giảm giá đối với các hãng xe khác.

Trong 2021, Vinfast ra mắt mẫu xe điện e34 đầu tiên được lắp ráp trong nước và bắt đầu đầu tư mạnh vào trạm sạc điện với ước tính khoảng 2.000 trạm sạc điện (40.000 điểm sạc) trên khắp Việt Nam. Điều này mở ra xu hướng xe điện mới tại Việt Nam có thể thay đổi đáng kể thị trường ô tô trong thời gian tới nhờ tốc độ phát triển nhanh chóng và nhiều ưu đãi từ Chính phủ ở thời điểm hiện tại.

Sau khi dần mở cửa trở lại trong nửa cuối 2022, doanh số bán xe sẽ bắt đầu tăng nhanh hơn. Nhìn chung, ngành ô tô Việt Nam sẽ có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong năm 2022. Đặc biệt, lợi nhuận ngành hồi phục sau 2 năm ảm đạm có thể hỗ trợ tâm lý thị trường mạnh mẽ./.

Video liên quan

Chủ đề