Đánh giá tác động môi trường công ty doc năm 2024

Khi được cơ quan chức năng quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) thì các doanh nghiệp phải thực hiện đúng những cam kết về việc hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường đã được nêu trong báo cáo. Sau khi xem xét nếu doanh nghiệp đã hoàn thành đúng các công trình bảo vệ môi trường thì cơ quan chức năng sẽ cấp cho doanh nghiệp bản xác nhận báo cáo hoàn thành ĐTM.

1. Báo cáo hoàn thành ĐTM là gì?

Báo cáo hoàn thành đtm được thành lập khi các doanh nghiệp được cơ quan chức năng quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) thì các doanh nghiệp phải thực hiện đúng những cam kết về việc hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường đã được nêu trong báo cáo (như cam kết xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý khí thải, hệ thống xử lý bụi, …). Sau khi xem xét nếu doanh nghiệp đã hoàn thành đúng các công trình bảo vệ môi trường thì cơ quan chức năng sẽ cấp cho doanh nghiệp bản xác nhận báo cáo hoàn thành ĐTM.

2. Vì sao phải lập báo cáo hoàn thành ĐTM ?

- Hợp thức hóa chuyển đổi từ thực hiện dự án sang sản xuất

- Có kế hoạch bảo vệ môi trường, giải pháp xử lý chất thải phát sinh khi sản xuất

- Để hoàn tất thủ tục pháp lý sau khi đã thực hiện hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường.

3. Căn cứ pháp lý quy định lập báo cáo hoàn thành

- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, ban hành ngày 23/06/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015

- Nghị định 18/2015/NĐ-CP, ban hành ngày 14/02/2015, của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT, ban hành ngày 29/05/2015 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Nghị đinh 40/2019/NĐ-CP, ban hành ngày 13 tháng 05 năm 2019 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trường.

4. Đối tượng phải lập báo cáo hoàn thành

Bao gồm các đối tượng cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.

- Áp dụng cho các doanh nghiệp đã lập đánh giá tác động môi trường ĐTM, sau khi thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đã cam kết, phải tiến hành lập báo cáo hoàn thành ĐTM để xác nhận với cơ quan chức năng việc thực hiện.

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh đã được phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đã hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo tiến độ đã đề xuất trong báo cáo.

- Không nằm trong các đối tượng thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường/đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

5. Cơ quan phê duyệt báo cáo hoàn thành

Nộp tại cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

- Bộ Tài Nguyên Môi Trường đối với trường hợp thuộc cấp Bộ quy định tại phụ lục III của nghị định 18/2015/NĐ-CP

- Sở Tài Nguyên Môi Trường đối với các Báo cáo hoàn thành ĐTM hoặc Hồ sơ ĐTM bổ sung thuộc cấp Sở quy định tại phụ lục II của nghị định 18/2015/NĐ-CP.

6. Điều kiện cần thiết để lập báo cáo hoàn thành

Để được xác nhận báo cáo hoàn thành ĐTM khi kiểm tra việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, Cơ sở phải đảm bảo các điều kiện sau:

– Cơ sở thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đầy đủ và đúng như đã nêu trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường/ Đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt.

Theo quy định, sau khi Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án được phê duyệt, bên cạnh việc chấp hành các yêu cầu của quyết định phê duyệt ĐTM, chủ dự án còn có trách nhiệm:

  • Điều chỉnh nội dung dự án đầu tư để bảo đảm các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM trong trường hợp cần thiết.
  • Lập kế hoạch quản lý môi trường trên cơ sở chương trình quản lý và giám sát môi trường đã đề xuất trong báo cáo, và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện ĐTM để được niêm yết công khai trước khi khởi công xây dựng.
  • Thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đến các tổ chức đã tiến hành tham vấn và cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM; tổ chức vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm dự án.
  • Đối với các trường hợp quy định tại cột 4 Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP, chủ dự án phải báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án trên cơ sở báo cáo ĐTM đã được phê duyệt và các văn bản đề nghị điều chỉnh đã được chấp thuận (nếu có) gửi cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM để kiểm tra, xác nhận hoàn thành trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức.
  • Trường hợp thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt nhưng chưa đến mức phải lập lại báo cáo ĐTM, chủ đầu tư dự án phải giải trình với cơ quan phê duyệt và chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM.

Lưu ý:

  • Dự án có nội dung đầu tư xây dựng hồ chứa thủy lợi hoặc hồ chứa thủy điện: chủ dự án phải lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch thu dọn vệ sinh lòng hồ trước khi tích nước; thực hiện việc tích nước sau khi được cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM kiểm tra, chấp thuận bằng văn bản.
  • Khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung tiếp nhận dự án đầu tư không phù hợp ngành nghề thu hút đầu tư trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng chưa đến mức phải lập lại báo cáo ĐTM, chủ đầu tư dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phải có văn bản giải trình gửi cơ quan đã phê duyệt báo cáo ĐTM và chỉ thực hiện các thủ tục tiếp nhận đầu tư sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan đã phê duyệt báo cáo ĐTM.
  • Cụ thể mời Quý Doanh nghiệp xem Điều 26, 27 Luật Bảo vệ môi trường, Điều 16 Nghị định 18/2015/NĐ-CP, Điều 10 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT.

Chủ đề