Đánh giá phim ông ngoại tuổi 30 năm 2024

Mặc dù làm lại từ tác phẩm hit Scandal Makers của điện ảnh Hàn Quốc sau một thập kỷ, thế nhưng Ông Ngoại Tuổi 30 phiên bản Việt vẫn tạo được sự hấp dẫn với người xem. Một trong những nguyên nhân đó chính là vì nội dung, câu chuyện mà bộ phim khai thác – không lạ nhưng chẳng bao giờ hết hot với mọi thế hệ.

Quả thật vậy! Ai mà chẳng bước qua một “quãng đường” đẹp đẽ được gọi tên là tuổi trẻ với vô số lần đầu tiên, trong đấy có lẽ đáng nhớ hơn cả đó là mối tình đầu vừa ngây thơ mà cũng rất kích thích. Ở cái tuổi còn non dại, luôn háo hức và không có kinh nghiệm để kiềm chế bản thân trước những điều mới mẻ, sẽ chẳng quá lạ nếu ai đó phải làm ông ngoại ở tuổi 30. Thế nhưng không phải ai cũng có cách giải quyết, đối mặt với những sai lầm giống nhau.

Chối bỏ hoặc tìm lý do để che giấu có lẽ là hai biện pháp được nhiều người lựa chọn khi rơi vào trường hợp như Sơn Huy. Dù cho không phải người nổi tiếng, thành đạt như anh ấy thì áp lực từ gia đình, xã hội cũng như sự nhút nhát xuất phát từ chính bên trong mỗi người sẽ khiến họ khó mà chấp nhận được sự thật này. Còn với những ai khi đã vượt qua được sự sợ hãi, ích kỷ của bản thân thì họ sẵn sàng đứng ra thừa nhận và sửa chữa sai lầm của mình bằng cách bù đắp thật nhiều tình yêu thương.

Ấy vậy nhưng một hệ quả mà không ai có thể chối cãi đó là dù là bằng cách nào đi chăng nữa, thì tổn thương là điều không thể tránh khỏi với tất cả những người liên quan.

Điều tạo nên sự trưởng thành

Ai cũng cần một người cha. Chính con cũng vậy mà. Người con nào rồi cũng sẽ như Mi Trần, lớn lên với nỗi băn khoăn đau đáu trong tim rằng “Bố mình là ai?” và vô vàn những khoảnh khắc tủi thân không bao giờ muốn nhớ đến.

Chàng trai nào dù có điềm tĩnh bao nhiêu rồi cũng sẽ như Sơn Huy – vùng vẫy, chênh vênh trong loạt tình huống trớ trêu và những mâu thuẫn, giằng xé khi buộc phải phải lựa chọn giữa sự nghiệp – người thân. Tôi cũng muốn quay về, nhưng không biết phải đối mặt với ông ấy như thế nào – đó là dòng thư mà Sơn Huy viết cho Mi Trần nhưng cũng chính là tiếng lòng của anh.

Và đừng quên những đứa trẻ như Phương Đông. “Trẻ con thì biết gì” không hề đúng đâu. Ông ngoại là người tốt. Ai cũng biết rằng, trẻ con cảm nhận được rất rõ ai tốt ai xấu, ai là người đang yêu thương chúng thực sự.

Dù bằng cách nào đi chăng nữa thì tổn thương vẫn là việc không thể tránh khỏi. Vậy tại sao không làm điều mà có thể giảm bớt nỗi đau một cách tối thiểu nhất?

Một điểm đáng khen ngợi cho Ông Ngoại Tuổi 30 đó chính là sự đổi mới chi tiết cuối cùng trong đoạn kết. Còn nhớ Scandal Makers của xứ sở kim chi khép lại với hình ảnh “ông ngoại” Nam Hyeon Soo vẫn tiếp tục quay lại làm việc và nghe theo lời sếp thay đổi hình tượng: Từ một chàng trai độc thân vạn người mê thành một người đàn ông đĩnh đạc đáng tin cậy của gia đình để lấy lòng người hâm mộ. Dù vẫn là một cái kết “happy ending” nhưng lại khiến khán giả có chút băn khoăn: Nếu như vậy thì phải chăng Nam Hyeon Soo đang lợi dụng con gái, cháu trai của mình và gia đình họ vẫn bị cuốn vào dòng thị phi mà chưa thể thoát ra để sống cuộc sống của riêng mình?

Còn với phiên bản Việt, quyết định đầy mạnh mẽ, táo bạo của Sơn Huy lại mang đến cái nhìn thiện cảm hơn cho khán giả và càng khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của gia đình. Sự đổi mới này chắc chắn không chỉ giúp Ông Ngoại Tuổi 30 ghi điểm hơn so với phiên bản gốc và phiên bản remake của Trung Quốc trước đó mà còn chính là cách tốt nhất để Sơn Huy có thể bù đắp cho gia đình nhỏ - những người thân yêu mà anh đã bỏ lỡ trong suốt một thời gian dài.

Tạm kết

Tuổi trẻ ai cũng trải qua những thành công và thất bại, đúng đắn và sai lầm. Do đó điều quyết định nên sự trưởng thành của mỗi người không phải ở số tiền kiếm được, cuộc sống hiện tại sung sướng như thế nào mà nằm ở cái cách bạn giải quyết những hệ quả của tuổi trẻ đã tạo nên ra sao. Đó mới chính là bước xuất phát đầu tiên cho con đường trưởng thành của mỗi người sau này.

Có vẻ dưới sự kì vọng quá lớn từ phía khán giả, Ông Ngoại Tuổi 30 vẫn không thể có một bước chuyển mình mang tính đột phá để thoát khỏi cái bóng của phiên bản Hàn.

Có thể nói Ông Ngoại Tuổi 30 là bộ phim được khán giả mong chờ khá nhiều, khi trước đó một bộ phim khác cũng được remake từ phiên bản Hàn đã nhận được những phản hồi tích cực và rực rỡ như chính cái tên Tháng Năm Rực Rỡ của nó. Đồng thời, việc tung MV nhạc phim ra trước cũng đã tạo hiệu ứng nhất định khiến khán giả càng có thêm niềm tin vào bộ phim. Nhưng có vẻ dưới sự kì vọng quá lớn từ phía khán giả, Ông Ngoại Tuổi 30 vẫn không thể có một bước chuyển mình mang tính đột phá để thoát khỏi cái bóng của phiên bản Hàn.

Nội dung của Ông Ngoại Tuổi 30 đương nhiên sẽ giống hệt phiên bản Hàn. Bộ phim đã đi theo vết xe đổ của Sắc Đẹp Ngàn Cân khi “bê nguyên xi” từng câu thoại, tạo hình nhân vật mà không hề có sáng tạo hay làm mới bộ phim để phù hợp với bối cảnh Việt Nam hiện tại hơn, thậm chí đến cả con gà đồ chơi cũng giống y chang. Vẫn có vài phân đoạn hơi khác so với bản Hàn nhưng nói thật những cảnh làm lố gây hài đó không đủ mạnh để tạo khác biệt và ghi dấu trong lòng khán giả. Vẫn biết đây là một phiên bản remake, nhưng khán giả cũng cần sự khác biệt và độc đáo hơn, nếu không thì thà ở nhà và xem lại bản gốc còn hơn. Ai lại có thể bỏ thời gian và tiền bạc ra chỉ để coi một bộ phim không có gì mới so với phiên bản gốc đã được chiếu cách đó 10 năm?

Ngoài ra, Ông Ngoại Tuổi 30 bản Việt còn mắc phải một thiếu sót rất to lớn khi không thực hiện cảnh cười nhếch mép của cậu bé lém lỉnh Phương Đông khi chơi bài cùng ông ngoại. Trong bản Hàn, gương mặt với nụ cười khinh bỉ của Hwang Ki Dong đã được chia sẻ rất nhiều trên các trang mạng và nhận được rất nhiều tình cảm của khán giả. Thậm chí biểu cảm đó dường như đã trở thành thương hiệu, với nhiều người chỉ cần nhìn biểu cảm ấy của của cậu nhóc Hwang Ki Dong thì sẽ lập tức nhớ ngay đến bộ phim này. Một cảnh đắt giá như vậy mà trong bản Việt lại thiếu mất, thật đáng tiếc!

Về mặt diễn xuất, nhân vật ông ngoại trẻ Trần Sơn Huy được Trịnh Thăng Bình thủ vai có vẻ chưa phù hợp với anh bởi mặc dù có thể thấy được những nỗ lực của anh cho nhân vật song kết quả đạt được vẫn chỉ dừng ở mức tròn vai chứ chưa thật sự xuất sắc và nổi bật. Nhưng anh đã làm rất tốt khi trình bày ca khúc chủ đề của phim là Tâm Sự Tuổi 30, có lẽ đây là một điểm cộng cho phim nhạc phim có giai điệu nghe khá bắt tai và phần lời cũng hoàn toàn phù hợp với nội dung phim. Đặc biệt không thể không nhắc đến cậu bé Coca Hoàng Gia Bảo trong vai cậu nhóc đáng yêu Phương Đông, độ dễ thương của Phương Đông đủ để đánh gục trái tim của bất kì ai trong rạp. Là nhân vật có nhiều sự thay đổi nhất so với bản Hàn, những cái nháy mắt tinh nghịch của Phương Đông đã khiến bộ phim thêm phần đáng yêu và dễ thương hơn rất nhiều. Phương Đông chính là nhân vật đã giúp cho bộ phim Ông Ngoại Tuổi 30 bản Việt có chút không khí hơi khác hơn so với bản gốc. Những diễn viên khác trong bộ phim Ông Ngoại Tuổi 30 lần này cũng chỉ dừng ở mức tạm chấp nhận được, vẫn chưa có ai có thể khiến nhân vật của mình tỏa sáng một cách mạnh mẽ và nổi bật trong bộ phim này.

Những bộ phim được remake đều phải mang một gánh nặng như nhau vì chắc chắn rằng phim sẽ bị đem ra so sánh với bản gốc. Nên có thể nói nếu bộ phim ấy muốn được khán giả công nhận thì vừa phải giữ đúng nguyên tác nhưng vẫn phải sáng tạo để thêm một chút đặc sắc và thú vị chứ không phải cứ sao y bản chính là được. Trước Ông Ngoại Tuổi 30, đã có nhiều bộ phim vấp phải lỗi này rồi nhưng không hiểu sao các nhà làm phim lại phạm cùng một lỗi nhiều lần đến vậy?

Chủ đề