Đánh giá nợ phải thu nhanh hay chậm năm 2024

Theo đó thì nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 06 tháng trở lên (tính theo thời hạn trả nợ gốc ban đầu theo hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác, không tính đến thời gian gia hạn trả nợ giữa các bên).

Đồng thời doanh nghiệp đã gửi đối chiếu xác nhận nợ hoặc đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ, thì khoản nợ này sẽ được xác định là nợ phải thu khó đòi.

Đánh giá nợ phải thu nhanh hay chậm năm 2024

Nợ phải thu bị xác định là khoản nợ phải thu khó đòi khi quá thời hạn thanh toán bao lâu? (Hình từ Internet)

Nợ phải thu khó đòi được lập dự phòng phải có các chứng từ chứng minh gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định đối với khoản nợ được lập dự phòng nợ phải thu khó đòi phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả gồm:

- Một trong số các chứng từ gốc sau: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ;

- Bản thanh lý hợp đồng (nếu có);

- Đối chiếu công nợ; trường hợp không có đối chiếu công nợ thì phải có văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát);

- Bảng kê công nợ;

- Các chứng từ khác có liên quan (nếu có).

Mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán là bao nhiêu?

Tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định về Mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán như sau:

(1) Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm.

- 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

- 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

- 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

(2) Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông và doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa, khoản nợ phải thu cước dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình trả sau và khoản nợ phải thu do bán lẻ hàng hóa theo hình thức trả chậm/trả góp của các đối tượng nợ là cá nhân đã quá hạn thanh toán mức trích lập dự phòng như sau:

Quản lý công nợ là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Bởi nếu lỏng lẻo trong quản lý nợ là có thể dẫn đến thất thoát công nợ và ảnh hưởng đến dòng tiền của công ty.

1. Xây dựng chính sách bán hàng rõ ràng

Hiệu quả của hoạt động thu hồi các khoản phải thu trong công ty là sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng giữa bộ phận kế toán và các bộ phận khác như: bộ phận Bán hàng, Kinh doanh, thậm chí cả Ban Giám đốc. Yêu cầu khách hàng ký thoả thuận, quy định việc thanh toán bắt buộc phải thực hiện đúng hạn, đồng thời quy định rõ mức phạt phải chịu nếu thanh toán chậm. Lưu trữ mọi giao dịch, liên hệ với khách hàng như: email, thư, cuộc gọi,… đòi nợ dưới dạng tài liệu đề phòng nếu cần sử dụng cho việc tranh tụng sau này.

2. Lưu trữ thông tin chi tiết về khoản nợ

Kế toán công nợ cần lưu trữ thông tin chi tiết về khoản nợ. Thông tin chi tiết, rõ ràng là cơ sở để đối chiếu nợ và liên hệ với khách hàng khi cần thiết. Bất cứ khi nào có khoản nợ phát sinh, kế toán cần lưu lại toàn bộ thông tin cơ bản như tên khách hàng, số điện thoại liên hệ, số lượng mặt hàng bán ra, tổng tiền hàng ghi nợ kèm theo ngày giờ cụ thể và chữ ký của khách.

3. Thiết lập chính sách chi trả nợ

Thiết lập chính sách chi trả nợ rõ ràng là vô cùng cần thiết để quản lý các khoản nợ chính xác và hiệu quả. Chủ doanh nghiệp và kế toán công nợ cần xác định rõ ràng những tiêu chí như: Doanh nghiệp cho phép khách ghi nợ trong bao lâu? Điều kiện để được chấp nhận nợ là gì? Biện pháp xử lý khi khách hàng thanh toán chậm là như thế nào?…Những chính sách và điều khoản rõ ràng sẽ giúp hạn chế tối đa tranh chấp.

4. Xây dựng phương án dự phòng

Với phần lớn những trường hợp rủi ro lớn dẫn tới phá sản do quản lý không tốt công nợ, nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía chủ doanh nghiệp không có biện pháp dự phòng. Trong bất kỳ trường hợp nào, chủ doanh nghiệp phải chuẩn bị sẵn cho mình những phương án đối phó các tình huống không thu hồi được nợ. Ngoài khoản dự phòng, với những hóa đơn hàng lớn, cần thương lượng với khách thanh toán trước một phần, thậm chí không cho ghi nợ nếu cảm thấy tiềm tàng nhiều nguy cơ.

5. Đánh giá và tìm cách cải thiện quy trình khoản phải thu

– Chuyển tiền: Thay vì các phương thức thủ công truyền thống, nên sử dụng công nghệ hiện đại nhằm tự động hóa quy trình chuyển tiền. Điều này giúp công ty giảm bớt thời gian “chờ” dành cho việc “xác nhận” hóa đơn từ Ban Giám đốc và việc “xác nhận” thanh toán của khách hàng. – Quản trị tín dụng của khách hàng: Xây dựng chính sách tín dụng rõ ràng cho từng nhóm khách hàng; cập nhật và theo dõi lịch sử tín dụng của khách hàng sẽ giúp giảm việc trì hoãn thanh toán. – Thu hồi nợ: Doanh nghiệp xây dựng chính sách chiết khấu thanh toán hợp lý, linh động

6. Thiết lập chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động công nợ

Các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động sẽ giúp các nhà quản lý nhìn thấy được hoạt động các khoản phải thu. Hiện các công ty thường sử dụng ba chỉ tiêu cơ bản để đo lường hiệu quả hoạt động của công nợ phải thu như: 1. Vòng quay các khoản phải thu 2. Tỷ lệ các khoản phải thu trên doanh thu 3. Sắp xếp tuổi nợ các khoản phải thu.

Các chỉ tiêu này cần phải đáp ứng được 03 tiêu chuẩn: nhất quán, chuẩn hóa, phải được thông báo chi tiết và nắm rõ bởi các bộ phận liên quan trong công ty. Các khoản phải thu sẽ xác định quyền lợi của doanh nghiệp về một khoản tiền, hàng hóa, dịch vụ… mà doanh nghiệp thu về trong tương lai. Đây cũng là loại tài sản của doanh nghiệp đang bị các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân khác chiếm dụng, đòi hỏi doanh nghiệp cần có trách nhiệm thu hồi. Cân đối được tỷ lệ hàng tồn kho hợp lý cộng với quản lý công nợ phải thu với mộtphần mềm kế toán quản trị công nợ tốt… sẽ giúp cho doanh nghiệp theo dõi công nợ chặt chẽ, thu nợ kịp thời, tránh bỏ sót; giúp cho doanh nghiệp có dòng tiền vào ổn định.

Thay vì sử dụng sổ sách – phương pháp quản lý theo lối cũ, chủ kinh doanh nên tìm hiểu ngay phần mềm quản lý doanh nghiệp trong quản lý công nợ – phần mềm sẽ giúp lưu trữ và quản lý toàn bộ thông tin về sản phẩm, giao dịch mua bán, thu chi…, công nợ của khách hàng cũng được tự động cập nhật nhanh chóng, chính xác về thông tin khách mua hàng, số lượng sản phẩm, tổng tiền cùng với thời gian cụ thể. Đồng thời mỗi khi có sự thay đổi, công nợ sẽ được hệ thống cập nhật tự động, hoàn toàn chính xác, chủ kinh doanh không cần mất công tính toán.

Vậy giải pháp nào sẽ giúp doanh nghiệp quản lý công nợ khách hàng hiệu quả? Hãy đặt câu hỏi của bạn ngay dưới phần comment nhé!