Đánh giá những cải cách của nguyễn trường tộ năm 2024

Đến nay, đa số các nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam cho rằng tư tưởng của các nhà canh tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX là bảo thủ về mặt chính trị, nhất là tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ và họ thường không dành nhiều sự chú ý tới vấn đề này.

Khi đánh giá tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ, Trần Văn Giàu viết: "ông Tộ muốn theo đòi tư bản phương Tây mà chưa cắt đứt nổi cái gốc phong kiến phương Đông". "Một đặc điểm trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ là cái mâu thuẫn giữa những nét quân chủ lập hiến, pháp trị, dân chủ của chính quyền với cái ý trung quân tuyệt đối, cái quân chủ có tính chất thần quyền". Và ông cho rằng, khi Nguyễn Trường Tộ đề cao "Vua là gốc của nước" thì đó là tư tưởng chính trị còn tệ hại hơn cả tư tưởng Nho giáo cổ đại. Bàn về tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ, Trương Bá Cần viết: "Nguyễn Trường Tộ không phải là một nhà chính trị hiểu theo nghĩa là người có một dự án chính trị cần được thực hiện bằng con đường chính quyền". "Có lẽ Nguyễn Trường Tộ không đặt vấn đề lựa chọn chế độ chính trị, quân chủ hay dân chủ, dân chủ tư sản hay dân chủ nhân dân". Những ý kiến nêu trên đều có những cơ sở nhất định, bởi đây chính là ranh giới mà Nguyễn Trường Tộ cũng như các nhà canh tân khác không vượt qua, là một đặc điểm để phân biệt giữa tư tưởng cải cách và tư tưởng cách mạng. Tuy nhiên, chúng ta cần xem xét tư tưởng chính trị củaNguyễn Trường Tộ theo quan điểm toàn diện và lịch sử - cụ thể, bởi chỉ có như vậy mới hy vọng đánh giá đúng thực chất quan điểm chính trị của ông.

Mỗi một chế độ chính trị thường bao gồm đường lối, quan điểm chính trị và thể chế chính trị. Có thể nói, hầu hết các nhà canh tân thời kỳ này đều không đặt vấn đề thay đổi thể chế chính trị và chủ trương một lòng trung với nước, với vua. Riêng tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ thì có khác hơn. Tư tưởng chính trị của ông được trình bày rải rác ở nhiều nơi, nhưng chủ yếu là trong bản điều trần "Ngôi vua là quý, chức quan là trọng".

Đường lối chính trị của Nguyễn Trường Tộ là một hỗn hợp kinh nghiệm chính trị của các nước Á, Âu. Ông đề cao chế độ quân chủ tập quyền hiện hành với quyền uy tuyệt đối thuộc về nhà vua: "Mọi quyền lực hành vi trong một nước phải do vua nắm, và cùng với quốc dân chia sẻ nỗi vui buồn. Ngoài quy luật này ra đều là có tội cả". Ngoài ra, ông còn đề cao tư tưởng chính danh định phận, tư tưởng đẳng cấp trong cai trị: "Vua có bổn phận của vua, quan có bổn phận của quan, dân có bổn phận của dân. Danh phận mỗi người đều có cái quý trọng riêng... mỗi bổn phận có một cái cao quý riêng, không được có cái ý tưởng được voi đòi tiên".

Lý tưởng chính trị cơ bản của Nguyễn Trường Tộ là xây dựng một thiết chế Nhà nước mà trong đó vua sáng tôi hiền, trên dưới hòa mục, thống nhất trên cơ sở thật lòng tin tưởng lẫn nhau. Ông viết: "Bề trên lo giữ pháp độ, lo việc nước thì chỉ dùng người hiền, đã theo công lý giữ pháp luật thì lệnh trên sẽ hợp điển chế không ai dị nghị, sự nghiệp sẽ không suy đốn. Kẻ làm dâu thấy thiên hạ ca tụng vua mình, so sánh người và ta thì hết lòng làm sao cho thiên hạ kính trọng vua mình hơn".

Có thể nói, quan điểm chính trị của Nguyễn Trường Tộ là một sự hỗn dung các tư tưởng của Nho giáo, Kitô giáo và tư tưởng tư sản. Thể chế chính trị mà ông mong muốn là một thể chế hỗn hợp, đó là thể chế quân chủ thần quyền phương Đông mang màu sắc pháp quyền tư sản phương Tây. Ông đề cao quyền lực tuyệt đối của nhà vua dưới sự che chở của Chúa, dưới quyền năng của Chúa: "Tạo vật đã từng vì tội của vua quan mà trừng phạt dân ở đời này... Chúa cũng đặc biệt mượn vua quan làm roi vọt để thay Chúa mà trách nhạt. Cho nên giết vua chẳng khác gì giết Chúa". Với quan điểm này, Nguyễn Trường Tộ đã thay tư tưởng "mệnh trời” của Nho giáo bằng tư tưởng Kitô giáo trong việc kết hợp vương quyền với thần quyền. Ông cũng mong muốn một thể chế chính trị mà trong đó duy trì sự cai trị của duy nhất một dòng họ trên đất nước theo kiểu của Nhật. Ông viết: "Tôi đã hiểu rõ cái chính lý của đạo trung ái trong kinh, biết rõ danh vị là lợiích cho nhân dân, thấy thiên hạ có sự yên trị lâu dài, lợi ích to lớn là do chỗ một họ cầm quyền, do chỗ đời đời truyền nối. Mà chế ngự được nhân tâm là do trị lý về kinh tế, và duy trì được đời đời dài lâu là nhờ ngoại giao".

Đề cao uy quyền của vua, nhưng Nguyễn Trường Tộ yêu cầu vua không đứng ngoài pháp luật và phải thấu hiểu trọng trách mà Chúa Trời đã giao cho: "Kẻ làm vua biết rõ cái điều trời phó thác cho mình là nặng nề, mọi hoạ phúc đều do trách nhiệm ở vua, cho nên tự hạ mình ghép vào vòng pháp luật. Điều này cho thấy, Nguyễn Trường Tộ đã chịu ảnh hưởng phần nào tư tưởng pháp quyền tư sản.

Một ảnh hưởng nữa của chính trị phương Tây trong tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ là việc ông đề nghị Nhà nước cần công khai tình hình trong nước cho toàn dân biết và mở rộng tự do ngôn luận. Ông viết: "Điều thẳng lẽ cong đều công bố cho thiên hạ, việc sai đúng phải cho mọi người bàn luận, không dám tự mình che dấu bào chữa cho cái xấu”.

Từ những điều nói trên, chúng ta có thể hình dung mô hình chính trị - xã hội mà Nguyễn Trường Tộ mong muốn là một Nhà nước quân chủ được cai quản đời đời bởi một dòng họ. Trong Nhà nước đời vua cai trị dân chúng bằng pháp luật công bằng, nghiêm minh, thi hành đường lối phát triển kinh tế và ngoại giao rộng rãi, còn dân chúng thì tôn kính vua và tầng lớp trên vô điều kiện và được tự do ngôn luận, tham gia việc nước.

Như chúng ta thấy, mô hình chính trị đó tương đối giống với thể chế chính trị của Nhật Bản đương thời,đất nước mà Nguyễn Trường Tộ coi là kiểu mẫu về duy tân, cải cách. Qua việc tìm hiểu mô hình chính trị đó, chúng ta thấy được phần nào sự khủng hoảng chính trị của triều Nguyễn thời kỳ này. Nhà nước phong kiến triều Nguyễn đã không còn đủ uy lực để điều hành đất nước một cách hiệu quả. Mô thức chính trị mà Nguyễn Trường Tộ đưa ra đánh dấu bước đầu tiên trong quá trình dân tộc đi tìm một mô thức chính trị mới, phù hợp với tiến trình lịch sử thế giới trong giai đoạn bành trướng sang phương Đông của các nước đế quốc Âu Mỹ. Theo sự phân tích trên, có thể nói, tư tưởng chính trị - xã hội của ông đã đạt được những tiến bộ đáng kể.

Trung thành với mô hình chính trị đã đề xướng, Nguyễn Trường Tộ đề nghị nhiều cải cách trong cơ chế quản lý, điều hành Nhà nước. Đây chính là điểm mới cơbản trong tư duy chính trị của ông. Ông đề nghị cải cách hành chính: hợp tỉnh, huyện nhằm tinh giản biên chế, giản lược thủ tục giấy tờ, tăng lương và có chế độ đãi ngộ thoả đảng cho quan chức để tăng trách nhiệm của họ, chống nạn tham nhũng... Đặc biệt, ông đề nghị phải bổ sung đội ngũ quan lại có thực tài, có tri thức chuyên ngành thực dụng ngoài Nho giáo vào bộ máy cai trị và xoá bỏ tệ nạn quan lại mù chữ, nhất là trong ngạch võ: "Đối với quan võ từ ngũ trưởng trở lên bắt buộc phải biết chữ để đọc binh thư”. Vấn đề cải cách giáo đục là nhằm mục đích đào tạo lớp nhân tài mới để bổ sung và dần dần thay thế cho tầng lớp quan lại cũ. Điều này nếu được thực hiện sẽ dần dần tạo ra sự thay đổi lớn trong cơ chế quản lý, điều hành Nhà nước, tạo ra sự cải cách chính trị theo mô hình mà Nguyễn Trường Tộ đề cao.

Như trên đã phân tích, không thể nói Nguyễn Trường Tộ không có các tư tưởng cải cách về chính trị. Chúng ta có thể khẳng định ông không phải là nhà cách mạng khi mong muốn tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trung ương tập quyền, nhưng chắc chắn ông là một người có tư tưởng cải cách về chính trị khi đưa ra một mó hình chính trị mới so với Việt Nam lúc đó. Đó là một mô hình tập trung được nhiều ưu điểm của các mô hình chính trị hiện hành, đồng thời với những cải cách mạnh bạo về nhân sự và cơ chế quản lý Nhà nước.

Chúng ta có thể cho rằng Nguyễn Trường Tộ là người lạc hậu và bảo thủ về chính trị khi quan niệm "vua là gốc nước", "trong một nước có vua bạo ngược còn hơn là không có vua". Tuy nhiên, đó chỉ là lập luận mang tính thái quá khi ông muốn nhấn mạnh lợiích của một xã hội yên hòa, ổn định, không có những cuộc chính biến, lật đổ, không có những cuộc thay họ đối ngôi... Lợi ích đó chính là cho đại đa số dân chúng bình thường, bởi vì "nếu dân dấy loạn thì chưa tổn hại đến vua mà trước hết là hại dân". Và, xét trong toàn bộ mạch văn, chúng ta thấy lập luận đó của ông là nhằm mục đích nhấn mạnh vai trò quyết định của giai cấp lãnh đạo trong điều hành đất nước và định hướng phát triển của xã hội: "Đại phàm sự yêu hay ghét, theo hay bỏ của kẻ dưới đều do sự khuyến khích thưởng phạt của bề trên chứ không phải vì Đông Tây mà khác tính nhau. Hễ bề trên quý trọng chỗ nào thì dưới dân tranh nhau hướng đến chỗ đó". Vì thế, nếu đặt các lập luận trên của Nguyễn Trường Tộ trong văn cảnh của bản điều trần, chúng ta sẽ thấy được mục đích thực sự mà ông đặt ra là nhằm cảnh tỉnh gia, cấp cầm quyền nhận thức được trách nhiệm nặng nề của mình trước đất nước để hành động cho đúng với trách nhiệm đó.

Trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ mặc dù còn nhiều mâu thuẫn, song đã có được những tiến bộ nhất định so với đương thời. Những hạn chế trong tư tưởng chính trị của ông có thể được lý giải bởi nhiều nguyên nhân:

Về mặt đạo đức, trung và hiếu là hai đức tính được coi là cao nhất của đạo đức Nho giáo, của đạo đức người quân tử.Đạo đức Nho giáo đã được phổ biến hàng trăm năm và được coi trọng như khuôn vàng thước ngọc của muôn đời. Nguyễn Trường Tộ, một mặt đã được trau đồi Nho học hàng chục năm và mặt khác, nhận thức rất rõ những chuẩn mực đạo đức Nho giáo chi phối xã hội Việt Nam khi đó, đồng thời nhận thấy các chuẩn mực này không mâu thuẫn với các chuẩn mực căn bản của đạo đức Kitô giáo, vì vậy, ông đã tuân thủ các chuẩn mực về đức trung hiếu. Đến thời Tự Đức, vua vẫn là biểu tượng của nước, trung với nước là trung với vua và ngược lại. Tự Đức là biểu tượng của sự thống nhất quốc gia, là người đứng đầu nắm giữ mọi rường mối của dân tộc, có đủ uy tín để tập hợp sức mạnh toàn dân thực hiện nhiệm vụ giữ nước. Vìvậy, vua là nơi trông cậy của toàn dân. Do đó, xét về mặt đạo đức - xã hội, chưa thể đặt vấn đề thay đổi thể chế chính trị và cũng không thể yêu cầu các nhà canh tân phải có tư tưởng cách mạng về chính trị trong thời điểm đó.

Nhưng, một nguyên nhân quan trọng hơn khiến cho các nhà canh tân khôn những không đưa ra tư tưởng thay đổi thể chế chính trị, mà còn có tư tưởng củng cố thể chế hiện tồn một cách rõ ràng, đó là do tình hình xã hội lúc bấy giờ. Có thể nói, khi bị thực dân Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam rất rối loạn. Ngoài sự rối loạn do Pháp đem tới, lúc này, xã hội còn bị xáo động bởi các nhóm chống đối vương triều Tự Đức về mặt chính trị như nhóm ủng hộ Hồng Bảo, hay nhóm những người tự xưng là hậu duệ của nhà Lê... và các nhóm chống đối về mặt xã hội như các nhóm cướp Trung Hoa, Việt Nam và hải tặc. Những sự chống đối đó gây ra sự bất ổn xã hội, đe dọa trực tiếp tới ngai vàng của Tự Đức, đặc biệt là âm mưu đảo chính của Hồng Bảo năm 1854, của Đoàn Hữu Trưng năm 1866 và cuộc nổi dậy mạo danh nhà Lê được các giám mục Pháp hậu thuẫn của Tạ Văn Phụng năm 1861.Tình hình này đã khiến cho nhà vua phải tập trung những lực lượng chủ chốt vào việc đánh dẹp nội loạn, bảo vệ ngôi báu hơn là.phòng chống ngoại xâm và kiếm tìm chiến lược giữ nước.

Trước tình hình phức tạp đó, Nguyễn Trường Tộ thuộc phía những người trung thành ủng hộ nhà vua nhận thức được tầm quan trọng của việc ổn định chính trị của việc hòa hợp nhân tâm trong thuật trị nước. Bởi vậy, ông không thể và không bao giờ có thể đưa ra một đề nghị cực đoan về mặt chính trị là thay thế chính quyền Tự Đức bằng một chính quyền khác. Ông chỉ có thể tìm cách khắc phục những yếu kém của chính quyền đương thời băng việc đưa ra những đề nghị cải cách cụ thể mà thôi. Xét đến cùng, cách làm này bị quy định bởi toàn bộ điều kiện xã hội khách quan lúc đó. Quan niệm của Nguyễn Trường Tộ về vai trò quyết định của vua quan, của tầng lớp lãnh đạo Nhà nước đối với tiến trình xã hội lúc đó còn có cơ sở ở đặc điểm kinh tế của các nước Á Đông. Đặc điểm này đã được nhà sử học nổi tiếnt người PhápGiăngSơnô (JeanChexneaux) khái quát và được nhiều nhà nghiên cứu phương Tây ủng hộ: "Phương thức sản xuất ChâuÁ với đặc điểm là sự đối lập giữa cộngc đồng làng xã với một quyền lực chính trị.

Nghĩa là sự kiểm soát của bộ máy nhà nước với quy luật kinh tố, trong khi ở phương Tây, chính quy luật kinh tế là cơ sở của quyền lực Nhà nước, của quyền lực chính trị một tình hình trái ngược hẳn… Do tính quy định của chính trị đối với kinh tế và do vai trò của giới lãnh đạo như vậy nên những biến đổi kinh tế, xã hội chỉ có thể xảy ra trong hai trường hợp: hoặc là giới lãnh đạo phải tự giác đối mới, hoặc là phải có lực đẩy từ bên ngoài tới. Bởi tính bảo thủ nặng nề của giai cấp lãnh đạo triều Tự Đức nên ở Việt Nam thời kỳ này đã không có sự tự giác đổi mới, và "Điều đó giải thích tại sao kinh tế Việt Nam trước thời thuộc địa không cất cánh được vì kinh tế bị chính trị kiểm soát...".

Có thể nói, quan niệm của Nguyễn Trường Tộ về việc duy có bộ máy quản lý đương thời trên cơ sở nâng cao tính hiệu quả của nó bằng cách cải cách hành chính và nhân sự, bằng việc đưa luật vào công tác quản lý... có tính hợp lýnhất định. Lúc này không thể đòi hỏi ông cũng như bất kỳ nhà canh tân nào phải có quan niệm cách mạng hòn về chính trị, bởi do những hạn chế chủ quan của các nhà cải cách cũng như những điều kiện xã hội khách quan như đã phân tích ở trên. Mặc dù còn một số hạn chế, nhưng tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ đã mang tính tiến bộ nhất định. Đây là một đóng góp quan trọng về mặt tư tưởng vào kho tàng tư duy chính trị của dân tộc. Đứng ở thời điểm hiện đại để đánh giá, chúng ta không thể phủ nhận ý nghĩa phương pháp luận mà những quan niệm của Nguyễn Trường Tộ về vai trò của tàng lớp lãnh đạo, về việc duy trì sự hòa hợp, ổn định xã hội... đã gợi mở.