Đánh giá đường thở bệnh nhân cấp cứu ra sao năm 2024

Khoảng 50% nạn nhân bị ngưng tim không được sơ cứu vì nhiều lý do như: khó khăn trong việc mở và cấp cứu đường thở, sợ lây nhiễm chéo khi thổi miệng qua miệng. Vì vậy, sẽ dễ dàng hơn nếu bắt đầu bằng ép tim.

Nhận diện người bệnh ngưng tim, ngưng thở

Người cấp cứu đầu tiên phải nhanh chóng kiểm tra hiện trường cấp cứu có an toàn không. Nếu hiện trường không an toàn, tiến hành di chuyển người bệnh đến nơi an toàn.

Tiến hành đánh giá người bệnh, cần vỗ mạnh vào vai người bệnh và gọi to để đánh giá người bệnh có đáp ứng hay không, đồng thời quan sát nhanh người bệnh còn thở hay không. Nếu người bệnh không thở hoặc thở không bình thường (thở ngáp cá), kích hoạt hệ thống cấp cứu.

Nếu chỉ có một mình và phát hiện thấy người bệnh bất tỉnh, không thở… cần gọi lớn tìm hỗ trợ. Nếu không có ai trợ giúp, cần khẩn cấp liên lạc hệ thống cấp cứu (gọi 115).

Kiểm tra mạch: dùng 2 ngón tay xác định khí quản, từ khí quản kéo trượt ngón tay về phía mình, đến bên cạnh khối cơ ức đòn chũm của người bệnh, có thể sờ thấy động mạch cảnh.

Sờ mạch cảnh không quá 10 giây. Nếu không thấy mạch cảnh, ngay lập tức bắt đầu hồi sức tim phổi theo trình tự C-A-B (A = Airway, B = Breathing, C = Circulation).

Ép tim ngoài lồng ngực (Circulation)

Đặt người bệnh nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, nếu đang nằm sấp thì cẩn thận lật người bệnh lại. Nếu nghi ngờ người bệnh có chấn thương cột sống cổ, cố gắng lật cả người: đầu, cổ, thân, chân cùng lúc.

Đan xen hai bàn tay lại và đặt vào nửa dưới xương ức, duỗi thẳng khuỷu tay sao cho vai, khuỷu và bàn tay tạo thành đường thẳng.

Tiến hành ép mạnh (ép sâu xuống ít nhất 5cm), ép nhanh với tốc độ ít nhất là 100 lần/phút, hạn chế tối đa việc ngưng ép.

Nếu chỉ có 1 người cấp cứu, tiến hành ép tim và thổi ngạt với tỉ lệ là 30:2.

Mỗi lần ép tim quan trọng là ép đủ sâu (khoảng 5cm) và đảm bảo lồng ngực nở ra hoàn toàn sau mỗi lần ép tim. Điều này sẽ giúp tim đổ đầy máu sau mỗi lần ép.

Mở thông đường thở (Airway)

Kĩ thuật ấn trán-nâng cằm: dùng lòng bàn tay đặt lên trán và ấn ra sau làm ngửa đầu người bệnh, dùng tay còn lại nhấc hàm dưới lên đưa cằm ra trước.

Kĩ thuật đẩy hàm dưới được sử dụng khi nghi ngờ có chấn thương cột sống cổ.

Thông khí nhân tạo (Breathing)

Có thể thổi ngạt trực tiếp kiểu miệng-miệng, mặt nạ thổi ngạt.

Thổi ngạt: người cấp cứu dùng miệng thổi khí vào phổi người bệnh qua màng lọc, mặt nạ hoặc trực tiếp, thổi chậm trong vòng 1 giây đủ để thấy lồng ngực nhô lên.

Đầu tiên cần thổi 2 nhịp liên tiếp để đánh giá xem đường thở của người bệnh có thông suốt không, nếu không thấy lồng ngực nâng lên nhẹ nhàng thì cần mở miệng để phát hiện có dị vật hay không.

Nếu thông suốt thì chuyển sang ép tim ngay theo tỉ lệ 30 lần ép tim và 2 lần thổi ngạt.

Hồi sinh tim phổi cơ bản

Tiếp tục hồi sinh tim phổi và nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất, hoặc đợi cấp cứu 115 đến (nếu đã liên lạc được cấp cứu 115).

Tỷ lệ hồi sinh thành công giảm từ 7-10% sau mỗi phút. Tổn thương não sẽ không hồi phục sau 3-4 phút ngưng tuần hoàn mặc dù tim có thể còn tiếp tục đập sau 2- 3 giờ trong tình trạng thiếu oxy.

Các tai nạn như đuối nước, điện giật, sốc phản vệ,… có thể dẫn đến ngừng tuần hoàn hô hấp. Nguyên nhân do tim ngừng cung cấp máu cho cơ thể, đặc biệt là các cơ quan quan trọng như não, tuần hoàn mạch vành, phổi. Do đó, cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp là cả một quá trình liên tục và khẩn trương bao gồm các biện pháp hồi sinh cơ bản, hồi sinh nâng cao và săn sóc sau hồi sức.

Ngừng tuần hoàn hô hấp là gì?

Ngừng tuần hoàn hô hấp là trạng thái gián đoạn đột ngột hoạt động bơm máu của tim, khiến máu không thể lưu thông tới các bộ phận khác của cơ thể. Nếu không cấp cứu kịp thời, ngừng tuần hoàn hô hấp sẽ gây ra biến chứng tử vong nhanh chóng với tỷ lệ lên tới 90% hoặc để lại di chứng nặng nề như tổn thương não vĩnh viễn.

Mục đích của việc cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp

Mục đích cao nhất của việc cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp là duy trì nhịp thở, quá trình vận hành của nhịp tim, ngăn nguy cơ não ngừng hoạt động với biến chứng gây tổn thương các bộ phận khác trong cơ thể. Do đó, nguyên tắc cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp cần diễn ra nhanh chóng và đúng cách.

Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân ngừng tuần hoàn hô hấp

Ngừng tuần hoàn hô hấp có thể xảy ra đột ngột mà không có dấu hiệu cảnh báo. Thế nhưng đôi khi cũng có thể xuất hiện dấu hiệu cảnh báo sớm như đau tức ngực, đánh trống ngực, khó thở, hồi hộp, mặt xanh tái,…

Những biểu hiện rõ ràng của tình trạng ngừng tuần hoàn hô hấp có thể bao gồm:

  • Rơi vào tình trạng mất ý thức đột ngột, nạn nhân không có phản ứng khi được lay gọi.
  • Ngưng thở hay ngáp.
  • Không thấy mạch lớn đập: Mạch cảnh ở cổ và bẹn (Kiểm tra dấu hiệu mất mạch cảnh trong khoảng 10 giây với người lớn, mất mạch cảnh hay mạch bẹn ở trẻ nhỏ và mạch cánh tay ở nhũ nhi).

Ngừng tuần hoàn hô hấp có thể xảy ra ở những người không mắc bệnh tim mạch và ở mọi lứa tuổi.

Khi rơi vào trạng thái ngừng tuần hoàn, nạn nhân sẽ đối diện với nguy cơ thiếu máu mang oxy tới cơ quan. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hoặc biến chứng tổn thương não vĩnh viễn trong thời gian ngắn, chỉ vài phút. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và cấp cứu nhanh chóng, đúng cách thì nạn nhân vẫn có thể thoát được những mối nguy này.

Nạn nhân thoát được nguy cơ tử vong nếu được phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời

Các biện pháp cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản

Khi phát hiện nạn nhân trong tình trạng ngưng thở, cần nhanh chóng tiến hành các bước cấp cứu ngừng tuần hoàn theo trình tự sau:

  • C – Chest compressions: Ép tim ngoài lồng ngực
  • A – Airway: Giải phóng đường thở
  • B – Breathing: Hô hấp nhân tạo/thổi ngạt

1. Khai thông đường thở cho bệnh nhân

Thực hiện kỹ thuật khai thông đường thở trong các trường hợp tắc nghẽn đường thở do tụt lưỡi, dịch tiết hay do dị vật. Với mỗi đối tượng, kỹ thuật thực hiện sẽ khác nhau. Mục đích quan trọng nhất là tống đẩy dị vật ra ngoài. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ có tình trạng chấn thương cột sống cổ, nạn nhân cần được cố định cột sống cổ trước khi tiến hành kỹ thuật sơ cứu. Ngoài ra, sau các bước sơ cứu, nếu lấy được dị vật, vẫn cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để kiểm tra, đề phòng dị vật còn sót lại ở đường thở.

Trẻ dưới 2 tuổi:

  • Đặt trẻ nằm sấp trên đùi và một tay giữ bé, tay kia dùng lòng bàn tay vỗ mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé (vị trí giữa hai xương bả vai).
  • Nếu thấy trẻ vẫn khó thở và tím tái, cần đặt bé nằm ngửa, dồn lực vào hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh vào xương ức. Thực hiện cho tới khi trẻ bé thấy đỡ và tỉnh táo hơn. Cùng với việc này, cần nhanh chóng gọi xe cấp cứu.
  • Khi thấy các dịch (từ cháo, sữa, canh,…) chảy ra mũi, miệng, người thực hiện sơ cứu cần hút sạch để đường thở được khai thông. Lưu ý, cần làm sớm hành động này để tránh thức ăn không ứ đọng trong mũi, miệng.

Trẻ trên 2 tuổi:

  • Nếu trẻ còn tỉnh táo, giao tiếp được, yêu cầu trẻ đứng thẳng. Người sơ cứu đứng phía sau lưng, ôm ngang thắt lưng trẻ, nắm một bàn tay thành nắm đấm rồi ấn mạnh lên vùng thượng vị, phía dưới xương ức của trẻ.
  • Nếu trẻ rơi vào trạng thái hôn mê, cần đặt trẻ nằm ngửa, người sơ cứu quỳ gối, nắm 2 bàn tay thành 2 nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh liên tiếp tới khi tỉnh và nhanh chóng đưa bé vào viện.

Với người lớn:

Cần kiểm tra lại các dấu hiệu sống trước khi thực hiện khai thông đường thở cho nạn nhân. Tiếp đến, thực hiện kỹ thuật khai thông đường thở theo những cách sau:

  • Lấy bỏ dị vật bằng tay: Người sơ cứu đứng 1 bên của nạn nhân, dùng tay mở miệng nạn nhân. Dùng ngón tay cái của một bàn tay móc vào hàm dưới và đẩy xuống dưới, ngón tay trỏ móc vào khoang miệng để lấy dị vật. Xem xét đường thở đã được khai thông hay chưa.
  • Ngửa đầu/nâng cằm: Người sơ cứu đứng cạnh nạn nhân, một tay nâng cằm lên, tay còn lại đặt trên trán và ép xuống về phía thân. Kiểm tra đường thở và lấy bỏ dị vật nếu có.
  • Ấn giữ hàm: Người sơ cứu đứng phía đầu người bệnh, dùng ngón tay trỏ và giữa của hai bàn tay móc vào góc hàm, ngón cái ấn vào cằm. Kéo cằm người bệnh về phía đầu. Kiểm tra đường thở và lấy dị vật nếu có.
  • Kỹ thuật Heimlich (khi nạn nhân tỉnh táo): Người sơ cứu đứng phía sau nạn nhân. Nắm một bàn tay lại, tay kia cầm cổ tay của bàn tay nắm đặt vào vị trí bụng (dưới xương ức) của nạn nhân. Dùng lực kéo của cánh tay giật mạnh và dứt khoát cùng lúc với nhịp thở ra của nạn nhân. Sau đó, xem xét đường thở và dị vật đã được tống ra ngoài chưa.
  • Kỹ thuật Heimlich (khi nạn nhân bất tỉnh): Người sơ cứu ngồi lên đùi nạn nhân. Một tay nắm lại, tay kia đan chéo, đặt dưới bàn tay nắm, cùng đặt trên vùng thượng vị của nạn nhân. Dùng lực, đẩy thẳng mạnh và dứt khoát cánh tay và cẳng tay cùng nhịp thở ra của nạn nhân. Sau đó, kiểm tra đường thở và lấy bỏ dị vật nếu có.
  • Kỹ thuật đặt canuyn hầu miệng: Đặt nạn nhân trong tư thế nằm ngửa. Người cấp cứu đứng phía bên phải nạn nhân, mở miệng nạn nhân. Đưa đầu trong canuyn vào giữa hai hàm răng sao cho phần cong của canuyn hướng lên trên. Đẩy từ từ canuyn vào bên trong cho đến khi có cảm giác vướng, lúc này nhẹ nhàng xoay ngược lại để đầu trong đi theo chiều cong giải phẫu của màn hầu. Tiếp tục đẩy vào cho đến khi đầu ngoài canuyn tiến vào sát cung răng. Kiểm tra đường thở.
  • Kỹ thuật đặt canuyn hầu mũi: Đặt nạn nhân trong tư thể nằm ngửa, đầu ngửa tối đa (có thể kê gối mềm dưới cổ). Người sơ cứu đứng bên phải nạn nhân. Dùng dầu parafin bôi trơn phía ngoài của canuyn. Luồn canuyn vào một bên mũi và đẩy từ từ đến khi đầu ngoài vào sát cánh mũi. Xem xét đường thở.

2. Thổi ngạt cho bệnh nhân

Hai kỹ thuật thường được áp dụng là thổi miệng – miệng hoặc miệng – mũi. Tuy nhiên, kỹ thuật thổi miệng – miệng thường được áp dụng nhiều hơn. Cách thực hiện như sau:

  • Người thực hiện đặt 1 bàn tay lên trán nạn nhân, ấn ngửa đầu bệnh nhân ra sau đồng thời dùng ngón trỏ và ngón cái kẹp mũi nạn nhân.
  • Dùng bàn tay còn lại vừa nâng hàm dưới nạn nhân về phía trước đồng thời kéo mở miệng nạn nhân.
  • Người cấp cứu sau khi hít một hơi thật sâu, áp chặt miệng mình vào miệng nạn nhân rồi thổi hết hơi dự trữ qua miệng vào phổi của nạn nhân.
    Các bước cấp cứu bệnh nhân ngừng tuần hoàn hô hấp cần thực hiện nhanh chóng và chính xác

Trường hợp, nạn nhân có trọng lượng cơ lớn, có thể áp dụng thổi miệng-mũi theo các bước sau:

  • Người thực hiện thổi ngạt dùng bàn tay nâng xương hàm dưới nạn nhân lên, khép miệng nạn nhân lại.
  • Bàn tay còn lại đặt lên trán nạn nhân, đồng thời ấn ngửa đầu ra sau.
  • Người cấp cứu hít một hơi thật sâu, áp chặt miệng vào mũi nạn nhân, thổi hết không khí dự trữ qua mũi vào phổi. Tần số thổi khoảng 10 – 12 lần/phút, trung bình đối với người lớn đạt khoảng 500ml – 750ml/ lần thổi (10 -15ml/kg trọng lượng của nạn nhân).
  • Quan sát, thấy lồng ngực nạn nhân nở phồng lên sau mỗi lần thổi nghĩa là làm đúng kỹ thuật.

Nếu có dụng cụ cấp cứu, có thể đặt ống nội khí quản hoặc úp masque bóp bóng cho nạn nhân. Kỹ thuật úp masque bóp bóng được thực hiện như sau:

  • Úp masque khít vào mũi và miệng của nạn nhân. Bóng bóp được nối với masque. Tần số bóp bóng khoảng 8-12 lần/phút, tốt nhất nên bóp bóng nối với nguồn oxy với lưu lượng 6 – 8 lít/phút.

3. Ép tim ngoài lồng ngực

Kỹ thuật ép tim và thổi ngạt cần thực hiện xen kẽ, nhịp nhàng theo các chu kỳ hồi sinh tim phổi. Một chu kỳ hồi sinh tim phổi gồm 30 lần ép tim cùng 2 lần thổi ngạt.

Kỹ thuật ép tim ngoài lồng ngực được thực hiện như sau:

  • Người thực hiện đặt hai tay lên nhau, gốc bàn tay dưới tại vị trí ép tim, khuỷu tay để thẳng, ấn vuông góc sao cho lồng ngực nạn nhân lún xuống khoảng 5-6cm ở người lớn. Sau mỗi nhịp ép, cần nhấc tay lên để cho ngực nạn nhân trở lại vị trí ban đầu rồi mới thực hiện lần ép tim tiếp theo.
  • Tần số: 30 lần ép tim/2 lần thổi ngạt; tần số ép tim 100-120 lần/phút đối với người lớn; trẻ em tùy theo tuổi, tần số tăng dần. Lưu ý, ép tim cần được thực hiện liên tục cho tới khi có nhân viên y tế/ máy sốc điện tự động.
  • Với mỗi nhịp ép tim đúng kỹ thuật sẽ bắt được động mạch bẹn hoặc động mạch cảnh nảy. Ép tim đúng giúp máu được đưa lên vòng tuần hoàn, đưa máu từ thất phải lên trao đổi khí ở phổi, máu từ thất trái lên tuần hoàn vành và tuần hoàn não. Máu sẽ thụ động trở về nhĩ khi ngừng ép khiến tim giãn ra và áp lực trong lồng ngực giảm xuống.

Các biện pháp cấp cứu ngừng tuần hoàn nâng cao

1. Dùng thuốc

  • Thuốc adrenalin (ống 1mg/1ml) dùng cho 1 lần tiêm, giúp kích thích thụ thể adrenergic, tim hồi phục nhịp đập. Bác sĩ có thể tiêm nhắc lại 5 phút/lần nếu tim chưa đập lại hoặc tăng liều lên 3mg/lần tiêm nếu liều 1mg không phát huy hiệu quả.
  • Các thuốc khác bao gồm: Thuốc kiềm máu (dùng trong trường hợp thực sự cần thiết); Ca++ dùng cho các trường hợp ngừng tim do hạ Ca++ máu hoặc ngộ độc các thuốc ức chế Ca++; thuốc chống rung thất và loạn nhịp tim (khi có chỉ định, như lidocain); truyền dịch khôi phục khối lượng tuần hoàn khi ngừng tim do mất máu và dịch thể cấp tính,…

2. Phá rung bằng sốc điện

Tình trạng rung thất xảy ra khi các thớ cơ tim rung lên bất thường, không còn khả năng tống máu đi nuôi cơ thể và được coi là ngừng tuần hoàn. Lúc này cần thực hiện kỹ thuật phá rung bằng sốc điện. Nghĩa là, dùng dòng điện có hiệu điện thế thấp nhưng có cường độ lớn phóng qua trục của tim nhằm xóa sạch các ổ phát xung hỗn loạn, khôi phục lại khả năng hoạt động bình thường của hệ thần kinh tim.

Xem thêm: Cách sơ cứu người bị điện giật sao cho đúng chuẩn an toàn?

Phá rung bằng sốc điện thực hiện trong trường hợp không còn khả năng tống máu đi nuôi cơ thể

Quy trình thực hành các bước cấp cứu ban đầu ngừng tuần hoàn

Quy trình thực hiện cấp cứu ban đầu ngừng tuần hoàn tuân theo nguyên tắc thực hiện nhanh chóng, đúng kỹ thuật. Khi thực hiện ép tim ngoài lồng ngực cần ép mạnh và hạn chế gián đoạn.

Các bước cấp cứu ban đầu ngừng tuần hoàn bao gồm:

  • Nhanh chóng gọi người tới cấp cứu đồng thời gọi dịch vụ cấp cứu nhanh (nếu ở ngoài cơ sở y tế).
  • Thực hiện cấp cứu khi không bắt được mạch cảnh hoặc nạn nhân không thở hay thở ngáp như cá.
  • Đưa nạn nhân ra khỏi vùng nguy hiểm.
  • Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền cứng (mặt đất, ván cứng, cáng cứng).
  • Thực hiện ép tim ngoài lồng ngực.
  • Khai thông đường hô hấp.
  • Thổi ngạt (hô hấp nhân tạo).
  • Phối hợp ép tim và thổi ngạt.
  • Quan sát tình trạng nạn nhân trong và sau khi cấp cứu.

Vị trí ép tim trong cấp cứu ngừng tuần hoàn

Thực hiện đúng kỹ thuật và vị trí ép tim trong cấp cứu ngừng tuần hoàn giúp làm thay đổi thể tích trong buồng tim, qua đó kích thích để tim đập lại, khôi phục vòng tuần hoàn. Vị trí ép tim nằm ở chính giữa lồng ngực (đoạn 1/3 – 1/2 dưới của xương ức).

Dấu hiệu cấp cứu ngừng tuần hoàn có hiệu quả

Vừa thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp vừa quan sát nạn nhân, nếu thấy xuất hiện những biểu hiện sau đồng nghĩa với việc kỹ thuật cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp đã phát huy hiệu quả, bao gồm:

  • Biểu hiện lâm sàng: Niêm mạc môi ấm và hồng trở lại, đồng tử co lại nếu thời gian thiếu oxy não chưa lâu và còn khả năng hồi phục.
  • Các dấu hiệu của sự sống: Thấy lại nhịp thở, nhịp tim, ý thức,…

Khi nào ngừng cấp cứu?

Nếu thấy các biểu hiện sau ở nạn nhân, cần ngừng ngay việc thực hiện sơ cấp cứu:

  • Người thực hiện cấp cứu cảm thấy đuối sức, nạn nhân thở lại, nhân viên y tế tới.
  • Sau khoảng 30 – 60 phút thực hiện sơ cứu mà tim nạn nhân vẫn không đập lại, đồng tử không co lại. Lưu ý, một số trường hợp ngừng tim – phổi trong điều kiện đặc biệt phải cấp cứu kiên trì hơn vẫn có thể cứu sống bệnh nhân.

Những biến chứng nguy hiểm do ngưng tuần hoàn có thể xảy ra nhanh chóng nên trong thời gian nhanh nhất, cần phải tiến hành tại chỗ, đúng kỹ thuật nhằm cung cấp máu và oxy cho tế bào não. Thời điểm vàng cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp là 5 phút đầu kể từ lúc ngừng tim.

Chủ đề