Đánh giá duolinggo sau khi học năm 2024

Chỉ cần laptop, đường truyền Internet tốt và 59 USD (1,4 triệu đồng) để thi lấy Duolingo - chứng chỉ tiếng Anh được hơn 3.000 đại học Mỹ chấp nhận.

Duolingo English test (DET) là bài thi tiếng Anh trực tuyến của nền tảng học ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới - Duolingo. Cùng với TOEFL và IELTS, chứng chỉ DET được gần 4.800 đại học trên thế giới công nhận, 2/3 là các trường ở Mỹ.

US News, trang thông tin uy tín về giáo dục đại học của Mỹ, chỉ ra một số ưu điểm của chứng chỉ tiếng Anh Duolingo trong ứng tuyển đại học.

Thi trực tuyến ở bất cứ đâu với chi phí rẻ

Luis von Ahn, nhà sáng lập và giám đốc Duolingo, cho biết công ty đã đầu tư vào hệ thống bảo mật dựa trên AI để người thi có thể làm bài ở bất cứ đâu.

"Đây là cách duy nhất đảm bảo mọi người, dù ở đâu trên thế giới, cũng có thể chứng minh khả năng của mình và tiếp cận nền giáo dục tốt nhất", ông Ahn nói.

Elaine Zhu, sinh viên ngành An ninh mạng và Tư pháp hình sự ở Đại học Northeastern (Massachusetts), nói lý do cô quyết định lấy chứng chỉ tiếng Anh Duolingo là dễ tiếp cận và chi phí rẻ. Thời điểm Zhu chuẩn bị hồ sơ du học, nơi cô sống tại Indonesia giãn cách xã hội nghiêm ngặt vì Covid-19.

"Bài thi của Duolingo có cấu trúc và hướng dẫn rõ ràng nên rất dễ để thực hiện một mình. Nhờ vậy, tôi đã có thể hoàn thành bài thi trong chưa đầy một giờ tại nhà", cô chia sẻ.

Thí sinh lấy chứng chỉ TOEFL, IELTS phải đến tận trung tâm khảo thí, làm bài thi trong 2-3 giờ và chi trả hơn 200 USD lệ phí. Còn bài thi lấy chứng chỉ DET chỉ có phí 59 USD, kết quả có sau hai ngày và có thể được gửi miễn phí đến nhiều đại học.

Daniel Doerr, giám đốc tuyển sinh Đại học Colorado-Boulder, đánh giá Duolingo đã cung cấp một bài thi trực tuyến với chi phí phải chăng và ngày càng được nhiều trường đại học chấp nhận.

Biểu tượng ứng dụng Doulingo. Ảnh: istock

Bài thi tùy chỉnh theo trình độ của thí sinh

Tương tự TOEFL và IELTS, DET tập trung đánh giá 4 kỹ năng gồm nghe, nói, đọc và viết. Điểm khác biệt ở đây là độ khó của câu hỏi sẽ được tùy chỉnh theo trình độ của thí sinh, dựa trên việc thí sinh trả lời đúng hay sai các câu hỏi trước đó.

Theo Zhu, DET tiết kiệm thời gian và ít căng thẳng hơn bài thi khác, giúp thí sinh thể hiện hiệu quả kỹ năng tiếng Anh của mình.

Ngoài ra, thay vì sử dụng bài đọc và viết dài, Duolingo tạo ra những câu hỏi ngắn để kiểm tra kỹ năng tương tự. Một số loại câu hỏi bao gồm điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong đoạn văn, nhận diện lỗi sai và miêu tả ảnh cho trước thông qua bài nói hay bài viết.

Bài thi được chấm trên thang điểm 160. Ở Mỹ, nhiều trường top đầu như Đại học Yale, Đại học Johns Hopkins hay Học viện Công nghệ Massachusetts đều lấy mức điểm tối thiểu là 120/160 và khuyến khích ứng viên đạt từ 125 điểm trở lên (tương đương 6.5 IELTS hay trình độ B2).

Được nhiều đại học chấp nhận

Gần 4.800 đại học trên toàn thế giới chấp nhận chứng chỉ tiếng Anh Duolingo trong quá trình tuyển sinh, gồm cả các trường trong nhóm Ivy League danh giá của Mỹ như Yale, Cornell, Harvard, Stanford...

Theo Jennifer Dewar, trưởng ban chiến lược của DET, cả ứng viên và trường đại học đều có lợi khi sử dụng các bài thi trực tuyến như Duolingo.

"Các trường đại học đã hiểu thêm về DET qua nhiều kỳ tuyển sinh và họ kết luận rằng DET là một lựa chọn cho ứng viên, bên cạnh các bài kiểm tra truyền thống", bà Dewar nói.

Còn theo Angus Bowers, phó giáo sư ở Đại học Duke (North Carolina), trường Kỹ thuật Pratt của họ đặc biệt ưu tiên chứng chỉ tiếng Anh Duolingo khi tuyển sinh.

"Chúng tôi nhận thấy DET thật sự kiểm tra trình kỹ năng sử dụng ngôn ngữ chứ không phải kỹ năng làm bài", ông Bowers nói. Từ khi chấp nhận chứng chỉ này, trường ông đã có thể tiếp cận nhiều ứng viên tài năng nhưng không đủ tài chính tham dự các kỳ thi khác.

Tuy nhiên, ứng viên cũng cần lưu ý một số trường không còn chấp nhận chứng chỉ này nữa, ví dụ như Đại học bang Georgia, hoặc một số trường chỉ coi chứng chỉ DET là phần bổ sung cho TOEFL hay IELTS. Bởi vậy, sinh viên quốc tế nên tìm hiểu kỹ về ngôi trường mình chọn để cân nhắc thi chứng chỉ tiếng Anh.

Duolingo vốn ứng dụng học ngôn ngữ miễn phí quen thuộc của nhiều người trên khắp thế giới. Ưu điểm của Duolingo là biến việc học các ngôn ngữ mới trở thành các trò chơi ngắn, vui vẻ và dễ tiếp cận hơn. Và giờ đây, khi con cú xanh quen thuộc đó mong muốn phát triển thành 1 ứng dụng thu phí, nó lại gặp phải nhiều rào cản từ chính cộng đồng người dùng của họ.

Người dùng quay lưng

Như thường lệ, sau bữa tối ngày 23/8, Tobi Fondse rút điện thoại ra và truy cập vào ứng dụng Duolingo. Ông ấy đã học tiếng Pháp trên Duolingo mỗi ngày, với mong muốn có thể gọi bánh sừng bò au jambon và bière à la pression khi ông thường xuyên đến Pháp. “Thay vì phải gọi món bằng cách chỉ tay vào mọi thứ, tôi muốn học 1 chút tiếng Pháp hơn."

Fondse đã sử dụng qua rất nhiều ứng dụng ngôn ngữ khác như Babbel, Busuu,… nhưng cuối cùng ông vẫn kiên trì với Duolingo vì cảm thấy các bài học của nó rất thú vị. Nó làm ông không cảm thấy đó là 1 quá trình học khô khan. Fondse và vợ, Marisa, đã hoàn thành chuỗi học liên tiếp trong hơn 400 ngày, điều này đã giúp họ trở thành những người dùng trả phí tận tâm nhất của Duolingo. “Tôi cực kỳ nghiêm túc với việc học tiếng Pháp”.

Nhưng vào tối ngày 23/8 đó, các định dạng bài học mà ông quen thuộc đã thay đổi. Linh vật của Duolingo - một con cú màu xanh lá cây vui vẻ có tên Duo đã xuất hiện trên màn hình kèm thông báo mới. Đó là thay vì tự chọn bài học như ghép từ vựng, đọc chuyện ngắn, học cách đặt đồ ăn, mua quần áo, người dùng giờ đây sẽ được yêu cầu đi theo 1 lộ trình định sẵn từ bài này sang bài khác. Duolingo không còn giống như 1 trò chơi nữa, mà giống như 1 bài tập về nhà hơn.

Từ ngạc nhiên ban đầu, Fondse trở nên nổi giận khi nhận ra: “Giờ đây, người dùng sẽ luôn phải thực hiện những gì ứng dụng muốn họ làm”. Vì thế, người đàn ông 50 tuổi này đã quyết định tạo một tài khoản Twitter có tên @Duo_is_sad, cùng với 1 bản kiến nghị trình lên công ty, yêu cầu họ cân nhắc về chính sách mới.

Thế nhưng bất chấp những phản ứng dữ dội, ồn ào lan rộng trên khắp các trang mạng xã hội từ Twitter và Instagram đến subreddit của Duolingo, vẫn không có gì thay đổi cả. Thậm chí những người dùng còn tạo ra làn sóng phản đối tràn ngập chủ đề bình luận tại “DuoCon”, hội nghị trực tuyến của Duolingo được tổ chức vào cuối tháng 8. Công ty sau đó đã cho đóng cửa các diễn đàn người dùng trên trang web sau nhiều năm hoạt động.

Tình hình còn trở nên nghiêm trọng hơn khi Luis von Ahn, đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành Duolingo công khai khẳng định trên sóng truyền hình rằng “Tôi không thích thay đổi”.

Sự tức giận cuối cùng tràn sang tài khoản TikTok của Duolingo, nơi mà 5 triệu người theo dõi đổ xô đến chế nhạo các giám đốc điều hành của công ty. Đến mức đại diện quản lý phương tiện truyền thông xã hội Duolingo đã đăng tải bức hình cú Duo hét lên “Giúp tôi”.

Từng thống trị các ứng dụng ngôn ngữ trên các nền tảng điện thoại

Thật ra, trước khi Duolingo thực hiện bản cập nhật năm nay, rất khó để tìm thấy bất cứ ai nói xấu Duolingo, ngoại trừ một số giáo sư ngôn ngữ học khó tính. Duolingo đã được vinh danh là ứng dụng iPhone của năm vào 2013, chỉ 1 năm sau khi nó được phát hành. Và kể từ đó, Duolingo đã được hơn 600 triệu lượt tải về. Đặc biệt là trong mùa đại dịch COVID-19, những người ở nhà nhàn rỗi tìm đến Duolingo để học tiếng Ý, Hàn và 41 ngôn ngữ khác mà nó có. Không chỉ trong mùa dịch, đến khi mọi thứ bình thường trở lại, mọi người lại tìm đến Duolingo để chuẩn bị cho các chuyến du lịch nước ngoài.

Đối tượng khách hàng mà Duolingo hướng đến không chỉ những du khách, người học ngôn ngữ mà cả những người nhập cư và người tị nạn. Bên cạnh đó, Duolingo còn giúp cho những ngôn ngữ sắp biến mất được nhiều người biết đến hơn. Ví dụ như, có nhiều người học tiếng Gaelic trên Duolingo hơn cả số người đang nói tiếng. Gaelic.

Duolingo có một hệ thống phân tích dữ liệu từ 1 tỷ tương tác của người dùng mỗi ngày, giúp tinh chỉnh và tuỳ chỉnh khoá học của mỗi người. Duolingo có thể nhận ra những lỗi sai thường mắc phải của từng người dùng và thiết kế lại cho phù hợp hơn. Ngoài ra, nó cũng biết thúc giục người dùng để hoàn thành bài học vào lúc 6 giờ chiều hay 6 giờ sáng, tuỳ vào thói quen sử dụng app của họ.

“Chúng tôi muốn thu hút sự chú ý và thời gian của bạn trên điện thoại, như cách mà Instagram và TikTok làm. Chúng tôi cố gắng thuyết phục các bạn chọn chúng tôi để học thay vì chọn chơi một trò chơi điện tử” - Sam Dalsimer, trưởng bộ phận truyền thông toàn cầu của Duolingo cho biết.

Cha đẻ của Duolingo chính là Luis Von Ahn, đã niêm yết công ty vào tháng 7/2021 với giá 102 USD/cổ phiếu. Trong vòng vài tháng, giá của nó đã tăng gần gấp đôi. Tuy nhiên, kể từ đó cho đến nay, cổ phiếu của Duolingo đã giảm hơn 60% từ đỉnh. Công ty đang xoay sở để từ một ứng dụng freemium được mọi người yêu thích sang hoạt động kinh doanh có lãi.

Hàng ngày, có gần 15 triệu người dùng hoạt động trên ứng dụng, tăng 51% so với một năm trước đó. Hầu hết những người này đều không trả bất cứ chi phí nào cho phiên bản Duolingo Plus tại thị trường Mỹ, không có quảng cáo, 12.99 USD/tháng. Bằng cách tập trung vào phát triển hơn là doanh thu, Duolingo đã thống trị các ứng dụng ngôn ngữ trên các nền tảng điện thoại, chiếm gần ⅔ tổng số lượt tải xuống và sử dụng.

“Hoá ra sản phẩm miễn phí của chúng tôi còn tốt hơn hầu hết những sản phẩm trả phí khác.” - cha đẻ của Duolingo, Luis Von Ahn cho biết chiến lược của ông ấy là mở rộng nhóm người dùng cho đến khi nó lớn đến mức mà ông chỉ cần chuyển đổi 1 phần nhỏ trong số họ thành những người đăng ký trả phí đã đủ thanh toán hết các hoá đơn cần thiết. Von Ahn khẳng định: “Phát triển nền giáo dục tốt nhất trên thế giới và phổ cập rộng rãi chúng”.

Trong năm nay, Von Ahn cũng đã ra mắt thêm 2 ứng dụng miễn phí khác đó là DuolingoABC để đọc viết cơ bản và Duolingo Math. Ông cũng cho biết công ty chưa có kế hoạch kiếm tiền sớm cho các ứng dụng này. “Không phải tôi phản đối kiếm tiền, nhưng nó chưa bao giờ là ưu tiên hàng đầu cả. Nếu bạn làm tốt mọi việc, thì tiền sẽ tự động kèm theo.”

Mặc dù vậy, số người đăng ký trả phí của Duolingo đã tăng hơn gấp 3 lần kể từ khi đại dịch bùng phát, lên 3.7 triệu người. Doanh thu dự kiến sẽ vượt 365 triệu USD trong năm nay, tăng 45% so với năm ngoái.

Năm ngoái, Duolingo đã giới thiệu “gói dành cho gia đình” trị giá 120 USD cho phép tối đa 6 người sử dụng phiên bản cao cấp. "Miễn là bất kỳ người nào khác trong gia đình bạn vẫn còn sử dụng nó, thì gói vẫn sẽ tiếp tục được gia hạn.

Cha đẻ của Duolingo: "Tôi đến từ một đất nước rất nghèo, nhưng may mắn rằng tôi được hưởng sự giáo dục của những người giàu có.”

Sinh ra và lớn lên ở Guatemala, Von Ahn thường đến thăm nhà máy sản xuất kẹo của ông bà mình. Thời gian càng trôi qua, ông ấy càng say mê cách những viên kẹo được tạo ra. “Tôi thường lẻn vào đó vào cuối tuần và chăm chú nhìn những chiếc máy móc vận hành. Sau đó, tôi đã tháo rời chúng ra.”

Tuy nhiên, ông lại không thể tìm ra cách lắp ráp lại chúng và cuối cùng Von Ahn bị cấm bén mảng đến nhà máy. Thế nhưng khoảng thời gian trong nhà máy kẹo đã giúp Von Ahn học được những bài học quý giá, không chỉ về cách những viên kẹo được tạo ra, mà còn là về cách một công ty sản xuất sản phẩm giá rẻ từ việc được yêu thích vẫn có thể thất bại như thế nào.

Von Ahn chưa bao giờ có ý định trở thành 1 doanh nhân, nhưng mẹ của ông thì khác, bà luôn đặt ra tham vọng cho anh. Mẹ của Von Ahn là một trong những người phụ nữ đầu tiên và hiếm hoi ở Guatemela hoàn thành chương trình học ở trường Y. Bà rất biết mình muốn điều gì, mặc dù vẫn độc thân ở tuổi 42, nhưng bà muốn có con. Do đó, bà đã thuyết phục một trong những giáo sư ở trường giúp bà điều đó. “Mẹ tôi kể với tôi rằng bà chỉ muốn tìm người thông minh nhất mà bà biết. Thời gian càng trôi, tôi càng nhận ra những gì mẹ tôi làm thật là điên rồ.”

Bà dành hết tâm tư vào việc học của con trai, ghi nhanh cho Von Ahn và trường American School of Guatemala, ngôi trường của những đứa trẻ thuộc gia đình giàu có nhất nhì Guatemala và các nhà ngoại giao nước ngoài. Sau này Von Ahn đã đến đại học Duke, và tiếp đó là đại học Carnegie Mellon để hoàn thành chương trình cao học chuyên ngành Khoa học máy tính. Ông đã nhận bằng tiến sĩ vì phát minh ra Captcha, công cụ xác thực được sử dụng bởi hàng triệu trang web. Và ông đã trao cho Yahoo! sử dụng miễn phí.

Von Ahn đã cải tiến công nghệ đó với reCaptcha, lần này ông bán cho Google với giá “hàng chục triệu USD” vào năm 2009. Cuộc sống của Von Ahn cũng thoải mái hơn rất nhiều sau thương vụ lần đó, ông đã tậu một chiếc lamborghini, một ngôi nhà trị giá 22,5 triệu USD ở Manhattan.

Thay vì nghỉ hưu với tư cách là một triệu phú năm 30 tuổi, Von Ahn bắt đầu nghĩ về tầm quan trọng của việc học tiếng Anh trong sự thành công mà ông đạt được.

Sự ra đời của Duolingo

Luis Von Ahn muốn tìm cách cung cấp các bài học ngôn ngữ miễn phí cho bất kỳ ai có điện thoại di động. Cùng với một nhóm nghiên cứu sinh tại Carnegie Mellon, nơi Von Ahn khi đó là giáo sư khoa học máy tính, ông đã cùng Severin Hacker phát triển ra Duolingo.

Để nghiên cứu các phương pháp giảng dạy hiệu quả, Von Ahn thậm chí đã ra hiệu sách mua những quyển sách như Spanish for Dummies. Trong một buổi trò chuyện với TEDx năm 2011, Von Ahn cho biết mục tiêu ban đầu của họ là “dịch toàn bộ trang web sang mọi ngôn ngữ nổi tiếng”.

Lúc mới đầu, cả Von Ahn và Severin Hacker đều nghĩ rằng họ có thể xây dựng 1 mô hình kinh doanh dựa trên reCaptcha. Nơi mà người dùng có thể dịch một đoạn văn bản từ một bài báo nào đó, và các nhà xuất bản sẽ trả phí cho điều đó. Nhận ra ý tưởng đó không khả thi, họ đã bỏ qua yếu tố doanh thu để phát triển.

Von Ahn cũng từng dự tính nộp đơn xin trợ cấp học thuật, nhưng thủ tục giấy tờ rất rườm rà và phiền phức, Thay vào đó, ông quyết định xịn tài trợ từ Union Square Ventures, nam diễn viên Ashton Kutcher và nhà đầu tư Tim Ferriss để phát triển ứng dụng.

Đến tháng 6 năm 2012, Duolingo ra mắt dưới dạng một trang web. Sau một thập kỷ thua lỗ liên tục, công ty đã được tư nhân hoá và chuyển sang bán cho các trường học và doanh nghiệp. Lúc này, Duolingo đã thực hiện một cách tiếp cận khác “Không quảng cáo, không phí ẩn, không đăng ký và hoàn toàn miễn phí”. Các bài học trên đây sẽ giống một trò chơi hơn là một bài học truyền thống.

Cuối năm đó, Duolingo ra mắt dưới dạng một ứng dụng miễn phí, thu hút hơn 10 triệu lượt tải xuống chỉ trong 12 tháng đầu tiên. Con số này đã giúp Duolingo trở thành ứng dụng giáo dục đầu tiên giành được giải thưởng của Apple. Mặc dù có đến hàng triệu người dùng, nhưng công ty không có doanh thu và vẫn chưa thực sự có kế hoạch để kiếm tiền.

Dù vậy, cả Brad Burnham của Union Square đều rất ấn tượng với dữ liệu số người dùng quay lại và tin tưởng rằng “sớm hay muộn gì Duolingo cũng có thể kiếm được doanh thu với lượng người dùng này.”

Đầu năm 2016, Duolingo đã hoàn thành bốn vòng cấp vốn là được định giá 500 triệu USD. Trong khi đó, những nỗ lực tạo ra doanh thu trong năm trước đó đã mang lại tổng cộng 400.000 USD cho công ty.

“Bạn cần phải có một CEO thực sự trong dự án, bởi vì Von Ahn là người khởi nghiệp, nhà phát minh, nhưng anh ấy không hiểu về việc làm kinh doanh và cũng không có bất kỳ sự quan tâm nào với vấn đề này." - Một chuyên gia nhận xét.

Cuối cùng, Von Ahn đồng ý bổ nhiệm Bob Meese, cựu giám đốc tại Google Play làm giám đốc kinh doanh của Duolingo. Tận dụng ưu điểm Duolingo đã giống như một trò chơi điện tử, cùng với đó là mối quan hệ chặt chẽ của Google và Von Ahn sau khi bán reCaptcha. Meese đã gửi các kỹ sư Duolingo đến Google để được đào tạo về cách YouTube đang sử dụng quảng cáo để tạo ra doanh thu.

Năm 2017, Duolingo đã ra mắt phiên bản đăng ký gần giống với bản miễn phí, doanh thu mới bắt đầu tăng lên và đạt 70 triệu USD vào năm 2019. Đến năm 2020, con số này tăng lên gấp đôi khi hàng triệu người dùng bắt đầu dùng nó để giết thời gian trong thời kỳ phong toả.

Thay vì giữ kín, Von Ahn quyết định rằng ông đã sẵn sàng cho đợt chào bán cổ phiếu lần đầu tiên. Ông cho rằng: “Các công ty tồn tại rất lâu đều là những công ty đại chúng”.

Cạnh tranh với các hệ thống kiếm tra tiếng anh quốc tế

Có 2 vấn đề với Von Ahn kể từ khi ông là một thiếu niên, đó chính là bài kiểm tra Toefl và Ielts, tiêu chuẩn bắt buộc đối với những học sinh muốn nộp đơn vào các trường đại học bằng tiếng Anh, hoặc những người tìm kiếm visa ở một số quốc gia. Khi nộp hồ sơ vào Duke, Von Ahn đã phải bay sang nước láng giềng là El Salvador để thi thi Toefl, chi phí lên đến hơn 1200 USD. Đó là một số tiền rất lớn đối với mức sống ở Trung Mỹ, Von Ahn chia sẻ: “Đây đều là những doanh nghiệp đã tồn tại được hơn 50 năm và họ đang vận hành, tính phí 200 USD vì họ có thể làm điều đó. Con số đó có thể bằng một tháng lương ở nhiều nơi.”

Von Ahn cho rằng ông có thể dùng Duolingo để cạnh tranh với các tổ chức chứng chỉ tiếng Anh lớn. Và vì thế vào năm 2016, Duolingo đã ra mắt một phiên bản các bài thi trực tuyến có chi phí chỉ bằng ¼ so với các bài đánh giá tiêu chuẩn.

“Mọi người đều nói rằng nó sẽ không hoạt động và đúng là nó đã hiệu quả trong một thời gian dài.”

Tuy nhiên, trong kỳ đại dịch, khi các trung tâm kiểm tra offline đều đóng cửa. Đột nhiên, bài kiểm tra trực tuyến trị giá 49 USD của Duolingo trở thành lựa chọn duy nhất khả thi đối với nhiều sinh viên. Số lượng các bài kiểm tra đã tăng gấp 10 lần trong 2 tháng và các trường đại học bắt đầu sử dụng nó cho sinh viên của mình. Ngày nay, bài kiểm tra tiếng Anh của Duolingo được chấp nhận tại hơn 4000 tổ chức, từ đại học Stanford đến đại học Midwives ở Utah. Những bài kiểm tra này đã tạo ra doanh thu khoảng 25 triệu USD cho công ty vào năm ngoái.

Chủ đề