Đánh giá dự án về mặt xã hội môi truoeengf năm 2024

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là gì? Đối tượng nào phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định hiện hành. Cùng xem câu trả lời qua bài viết sau.

Đánh giá tác động môi trường là gì?

Đánh giá tác động môi trường được hiểu là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường (theo khoản 7 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020).

Đánh giá dự án về mặt xã hội môi truoeengf năm 2024
Đánh giá tác động môi trường là gì? (Ảnh minh họa)

Theo khoản 1 Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường, nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường (mẫu số 04 Phụ lục II Thông tư 02/2022/TT-BTNMT) gồm:

- Xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; căn cứ pháp lý, kỹ thuật; phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);

- Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;

- Điều kiện, tự nhiên, kinh tế - xã hội, đa dạng sinh học; đánh giá hiện trạng môi trường; nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư; thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư;

- Nhận dạng, đánh giá, dự báo các tác động môi trường chính; chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường; quy mô, tính chất của chất thải; tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa và yếu tố nhạy cảm khác; tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư;

- Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải;

- Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đầu tư đến môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;

- Chương trình quản lý và giám sát môi trường;

- Kết quả tham vấn;

- Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư.

Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường

Căn cứ theo Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:

Ngày 10/3, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo thuộc Bộ Công Thương phối hợp với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ tổ chức hội thảo xây dựng Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường - xã hội của dự án điện sinh khối nối lưới.

Hội thảo nhằm giúp các chủ đầu tư đáp ứng yêu cầu của Nhà nước và các tổ chức tài chính trong việc tiếp cận nguồn vốn vay. Hội thảo nằm trong khuôn khổ dự án “Bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường năng lượng sinh học bền vững ở Việt Nam” (BEM).

Theo nghiên cứu của Viện Năng lượng, trong khuôn khổ xây dựng dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tiềm năng kỹ thuật của điện sinh khối ở Việt Nam là hơn 5.300MW, tương đương sản lượng hàng năm là gần 30.700GWh với 4 nguồn sinh khối chính từ trấu, củi, bã mía, rơm rạ và các nguồn khác như lõi ngô, gáo dừa...

Các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất điện nói chung và điện sinh khối nói riêng đều phải tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn quốc gia hiện hành. Chính phủ Việt Nam đã ban hành khung khổ pháp lý đáp ứng được hầu hết các tiêu chuẩn đánh giá của tổ chức IFC ở cấp độ Luật và Bộ Luật, ngoại trừ tiêu chuẩn số 7 (PS7). Một dự án muốn tiếp cận được các nguồn tài chính quốc tế (từ IFC, Ngân hàng Thế giới - WB, Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB …) sẽ cần phải tuân thủ một số các yêu cầu từ bên cho vay, trong đó có đánh giá tác động môi trường – xã hội. Do vậy, việc đánh giá tác động môi trường và xã hội là nhằm xác định các tác động tiêu cực và tích cực khi triển khai thực hiện một dự án đầu tư, từ đó xây dựng được kế hoạch quản lý rủi ro phù hợp.

Các yêu cầu này sẽ phụ thuộc chủ yếu vào việc lựa chọn người cho vay hoặc cùng tham gia đầu tư. Ngoài các yêu cầu và tiêu chuẩn nói trên, tùy thuộc vào đặc điểm và vị trí của dự án, dự án có thể phải tuân thủ một hoặc nhiều tiêu chuẩn và công ước như Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu (UNFCC), Công ước của Liên Hợp Quốc về đa dạng sinh học.

Đánh giá dự án về mặt xã hội môi truoeengf năm 2024

Việc đánh giá tác động môi trường và xã hội nhằm xác định các tác động tiêu cực và tích cực khi triển khai thực hiện một dự án đầu tư, từ đó xây dựng được kế hoạch quản lý rủi ro phù hợp

Tại hội thảo, dự thảo Sổ tay hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường – xã hội của dự án điện sinh khối đã được giới thiệu, giúp các nhà đầu tư có những hiểu biết chung để tiến hành đánh giá tác động môi trường và xã hội cho các dự án điện sinh khối. Đồng thời, tài liệu này sẽ là kim chỉ nam cho các cán bộ ngân hàng và các cơ quan chức năng nắm được những vấn đề/nguy cơ tiềm ẩn của điện sinh khối để rút ngắn được thời gian thẩm định, phê duyệt.

Nội dung chính của tài liệu dự kiến gồm 3 phần:

Các đặc tính của nhà máy điện sinh khối: cung cấp các thông tin cơ bản về loại và đặc điểm của nguyên liệu, công nghệ, thiết bị, vận hành nhà máy điện sinh khối và khuôn khổ quốc gia về điện sinh khối cùng các vấn đề về môi trường - xã hội liên quan.

Đánh giá tác động môi trường và xã hội: giới thiệu các nguyên tắc và các bước thực hiện việc đánh giá.

Mẫu và các biểu mẫu: hướng dẫn cách ghi lại dữ liệu, thông tin trong suốt quá trình thực hiện đánh giá để báo cáo.

Dự án BEM do Tổ chức GIZ phối hợp thực hiện cùng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo/Bộ Công Thương. Dự án do Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, An toàn Hạt nhân và Bảo vệ Người tiêu dùng của Liên bang Đức thông qua Sáng kiến Khí hậu quốc tế (IKI) tài trợ. Các hoạt động chính của dự án gồm cải thiện khung pháp lý cho việc phát triển năng lượng sinh khối; nâng cao năng lực của các tổ chức tài chính, tổ chức liên quan, doanh nghiệp tư nhân và cá nhân tham gia vào quá trình phát triển này; thúc đẩy hợp tác công nghệ, nghiên cứu và phát triển giữa các bên liên quan trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực năng lượng sinh khối.