Đánh giá cuối chủ đề nghề nghiệp

CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP

Chủ đề nhánh “Nghề xây dựng – Công an cảnh sát”

(Từ 28/11 - 02/12/2022)

A/ THỂ DỤC SÁNG:

I/ Mục đích - yêu cầu:

-Trẻ tập các động tác nhịp nhàng theo cô và lời ca.

- Rèn thói quen tập thể dục buổi sáng cho trẻ.

- Tạo cảm giác thoải mái đón chào ngày mới.

II/ Chuẩn bị:

- Máy tính, loa phát nhạc.

- Sân tập sạch, phẳng.

III/ Tổ chức hoạt động:

1. Khởi động:

Cho trẻ đi thư­ờng bằng gót chân, mũi chân, mép bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm theo hiệu lệnh sắc xô của cô rồi về ba hàng ngang.

2. Trọng động:

- Thứ 2, 4, 6 tập với các động tác sau :

+ Hô hấp: thổi bóng bay

+ Tay: Đánh tay xoay tròn 2 cánh tay( cuộn len)

+ Bụng: Nghiêng người sang hai bên.

+ Chân: Đưa chân ra phía trước, phía sau, sang ngang.

- Thứ 3,5 tập theo nhạc bài hát: “Lại đây với cô”

* Trò chơi :

- Đi chợ..

3. Hồi tĩnh:

Cho trẻ vung tay làm cánh chim bay nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân.

  1. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI

(Từ 28/11 - 02/12/2022)

Nội dung

Mục đích

Chuẩn bị

Tiến hành.

1. GÓC PHÂN VAI:

- Chơi cửa hàng siêu thị

- Cửa hiêu cắt tóc

-Chơi bác sĩ phòng khám bệnh

- Trẻ biết về nhóm để chơi, biết chơi cùng nhau trong nhóm.

- Trẻ biết nhận vai chơi để thể hiện vai chơi của mình.

- Trẻ nắm được công việc của vai chơi: mẹ đi chợ nấu ăn,bác sĩ khám bệnh,người bán hàng mời khách mua hàng

- Bộ đồ dùng gia đình,bàn ghế, giường tủ,nồi cốc, búp bê…

- Các loại rau củ quả.

- Đồ chơi bác sĩ

1. Thỏa thuận chơi:

Cô cho trẻ đọc bài thơ: Bé làm bao nhiêu nghề.

- Đàm thoại về nội dung bài hát:

Các con vừa đọc bài thơ nói về điều gì?

- Chúng mình thích làm nghề gì? Để xây được nông trại phải nhờ có bàn tay của ai?

- Vậy ai sẽ chơi ở góc xây dựng nào?

- Hằng ngày ai đã nấu cơm và chăm sóc cho các con?

- Mẹ còn làm những công việc gì nữa?

- Vậy ai sẽ chơi ở góc phân vai với trò chơi gia đình?

- Muốn mua hàng thì phải đi đâu?

- Ai chơi ở trò chơi bán hàng.

- Khi đi khám bệnh thì phải đến đâu?

- Ai sẽ chơi ở nhóm chơi bác sĩ nào?

- Ngoài góc phân vai,lớp mình còn có những góc chơi nào nữa?

- Ai sẽ chơi ở góc học tập nào?

- Còn góc nghệ thuật?Bạn nào thích chơi ở góc nghệ thuật để biểu diễn các bài hát trong chủ đề nào?

- Bạn nào thích chơi ở góc thiên nhiên để chăm sóc cây xanh nào?

- Bây giờ các con hãy về góc chơi của mình và thỏa thuận vai chơi với nhau nhé!

* Giáo dục trẻ: Trong khi chơi các con phải chơi như thế nào?

- Khi các con cùng nhau chơi phải đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của nhau.không quăng ném đồ chơi bừa bãi. Khi chơi xong phải cất đồ chơi gọn gàng ngăn nắp, đúng nơi quy định các con nhớ chưa nào?

2. Qúa trình chơi:

- Cô cho trẻ về góc chơi của mình

- Khi trẻ về nhóm chơi mà chưa thỏa thuận được vai chơi cô đến và giúp đỡ trẻ thỏa thuận

- Cô quan sát trẻ chơi

- Cô chơi cùng trẻ nếu ở góc chơi nào trẻ còn lung túng

- Cô bao quát chung và khuyến khích trẻ liên kết giữa các nhóm chơi.

3. Nhận xét chơi:

Cô nhận xét ngay trong quá trình chơi

- Cô cho trẻ thăm nhóm chơi gia đình xem gia đình bố mẹ đã nấu những

món gì cho các con.

- Cuối giờ chơi cô bật nhạc cho trẻ cất đồ chơi

- Cô động viên khuyến khích trẻ. Hỏi ý tưởng của trẻ ở lần chơi sau.

2.GÓC XÂY DỰNG

- Xây nông trại của bác nông dân.

- Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi có ý thức giữ gìn .

- Biết nhận xét ý tưởng, sản phẩm của mình khi xây dựng.

Vật liệu xây dựng: Các khối gạch, khối nhựa…các loại cây xanh, thảm hoa, thảm cỏ…

- Các loại mô hình đồ chơi ngoài trời :

3. GÓC NGHỆ THUẬT

- Hát múa, biểu diễn các bài hát về chủ đề.

- Vẽ, xé, dán...về chủ đề

- Biết nghe nhạc và hát các bài hát về gia đình

- Chơi các dụng cụ âm nhạc

- Trẻ biết tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích của trẻ

- Đầu đĩa, băng nhạc, phách, xắc -xô, trang phục múa

- Các nguyên vật liệu tạo hình.

4. GÓC HỌC TẬP

- Tô các chữ cái đã học

- Xem sách,tranh về chủ đề.

- Biết tô các nét cơ bản

- Trẻ biết cầm bút đúng cách.

Biết chọn màu để tô màu bức tranh đẹp.

- Biết lật từng trang sách theo đúng quy trình từ trái sang phải.

- Giấy, bút màu cho trẻ.

- Tranh vẽ về trường mầm non và các hoạt động ở trường mầm non. Các hoạt động trong gia đình

5. GÓC THIÊN NHIÊN

- Chăm sóc cây: lau lá, tưới cây.

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động lau lá cây và chăm sóc cây.

- Một số chậu cây cảnh

- khăn lau để trẻ lau lá.

Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2022

  1. HOẠT ĐỘNG HỌC:

Lĩnh vực phát triển: Phát triển thể chất

Hoạt động: Thể dục

VĐCB : NÉM TRÚNG ĐÍCH ĐỨNG BẰNG 1 TAY

(CAO 1,5M XA 2M) CHẠY NHANH 10M .

TC: Mèo đuổi chuột

Thời gian 30-35 phút

  1. Mục đích

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên vận động, biết ném trúng đích đứng bằng 1 tay chạy nhanh 10m

- Biết cách chơi trò chơi

2. Kỹ năng:

- Rèn trẻ kỹ năng khéo léo, sụ phối hợp tay mắt, tự tin khi tham gia hoạt động

3. Thái độ:

- Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật trong tập luyện, chăm chỉ rèn luyện sức khỏe.

II. Chuẩn bị:

* Đồ dùng của cô: Máy tính, loa, trang phục của cô và trẻ: Quần áo, giày dép gọn gàng

- 2 đích đứng, 5-10 túi cát

- Vạch chuẩn và các vật chuẩn, sắc xô.

* Đồ dùng của trẻ: Túi cát, vòng thể dục

* NDKH: Âm nhạc. KPKH

III. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Gây hứng thú

Cho trẻ hát bài: “Chú bộ đội” rồi hướng vào hoạt dộng

2. Nội dung

2.1. Khởi động:

- Cho trẻ đi chạy theo vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường - đi bằng mũi chân-đi thường- đi bằng gót chân –đi thường- đi bằng má ngoài bàn chân- đi thường- chạy chậm- chạy nhanh- chạy chậm- đi thường kết hợp lời bài hát “ Mời lên tàu lửa”. Sau đó cho trẻ về hai hàng, điểm số 1,2 tách thành 4 hàng ngang

2. 2. Trọng động:

  1. BTPTC:Tập với vòng.

+ Động tác tay : Hai tay đưa sang ra trước và đưa lên cao(4lần– 8 nhịp)

+ Động tác bụng: Nhịp 1 đứng 2 tay đưa lên cao, nhịp 2 cúi người xuống tay chạm ngón chân. Nhịp 3 giống nhịp 1, nhịp 4 về tư thế chuẩn bị (2lx8 nhịp)

+ Động tác bật: Bật chân trước chân sau (4lần – 8 nhịp)

- Sau đó cho trẻ chuyển đội hình thành 2 hàng dọc quay mặt vào nhau

  1. VĐCB: Ném trúng đích đứng bằng 1 tay cao 1,5m xa 2m, chạy nhanh 10m

Cô cho trẻ đứng 2 hàng cách nhau 3- 3,5m

+ Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích

- Cô vừa thực hiện vận động gì?

+ Cô làm mẫu lần 2: Kết hợp phân tích kỹ thuật:

- Cô đứng chân trái chạm vạch chuẩn chân phải phía sau cùng phía tay cầm túi cát. Khi có hiệu lệnh ném đưa túi cát cao ngang tầm mắt ngắm đúng đích và ném vào đích đứng sau đó đi lên vạch thứ 2 lấy đà chạy nhanh 10m về đến đích có cờ thì dừng lại rôi đi về cuối hàng đứng

- Cô vừa thực hiện vận động gì?

- Cô cho 1 - 2 trẻ khá lên làm mẫu

- Bạn vừa thực hiện vận động gì?

- Cô chính xác lại vận động

* Trẻ thực hiện:

- Cô cho 2 trẻ 2 tổ lần lượt thực hiện 1-2 lần

( Cô bao quát trẻ động viên khuyến khích trẻ đi bình tĩnh tự tin)

* Củng cố: Cho trẻ nhắc lại tên vận động

* Giáo dục: Các con luôn tập luyện thể dục và ăn uông nghỉ ngơi hợp lí để có cơ thể khỏe mạnh ...,

  1. TCVĐ: “ Mèo đuổi chuột”

- Bây giờ cô cho các con chơi 1 trò chơi có tên gọi: Mèo đuổi chuột.

- Cô giới thiệu tên trò chơi:

- Cô hỏi lại trẻ cách chơi, luật chơi

- Cô chính xác lại, cho trẻ chơi 2-3 lần

- Cô bao quát, chú ý nhắc trẻ chơi đúng luật ( Sau mỗi lần chơi cô nhận xét động viên khuyến khích trẻ chơi)

3. Hồi tĩnh:

Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng kết hợp hát “ Cháu yêu cô chú công nhân”.

- Trẻ hát

- Trẻ khởi động cùng cô

- Tập 4 lần 8 nhịp

- Tập 2 lần 8 nhịp

- Tập 4 lần 8 nhịp

Trẻ đứng theo sơ đồ

- Trẻ quan sát

- Trẻ trả lời

- Lắng nghe và quan sát.

- Trẻ thực hiện

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi

- Trẻ hát

  1. VUI CHƠI NGOÀI TRỜI:

Nội dung

Mục đích

Chuẩn bị

Tiến hành

HĐCMĐ:

Giải câu đố về chủ đề

TCVĐ: Tung và bắt bóng

Cho trẻ

Chơi tự do

với đồ chơi ngoài trời

- Trẻ giải câu đố về chủ đề gia đình

- Trẻ biết cách chơi và chơi đúng luật

- Rèn khả năng vận động cho trẻ.

- Trẻ vuivẻ thoải mái

- Các câu đố về chủ đề gia đình

Sân chơi sạch sẽ , bằng phẳng

Nơi chơi an toàn

* Giải câu đố về chủ đề gia đình

- Cô đọc câu đố về dụng cụ của cac nghềcho trẻ giải.

- Trò chuyện về dụng cụ đó

* Giáo dục trẻ yêu quý đồ dùng dụng cụ của nghề,những người làm nghề…

* TCVĐ

- Cô giới thiệu tên trò chơi: Tung và bắt bóng

- Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi:.

- Cho trẻ chơi 3-4 lần.( Cô bao quát trẻ)

-Sau mỗi lần chơi cô nhận xét động viên khen trẻ và đổi vai chơi cho trẻ

* Chơi tự do

Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời theo từng nhóm.

  1. HOẠT ĐỘNG CHIỀU

Nội dung

Mục đích

Chuẩn bị

Tiến hành

Cùng cô lau dọn đồ chơi, giá góc.

Ôn chữ cái đã học

Nhận xét nêu gương

VS-TT

- Trẻ biết cùng cô lau don đồ chơi, giá góc sạch sẽ

- Tạo cho trẻ yêu quý lao động, giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học sạch sẽ

- Trẻ thuộc chữ cái

- Tạo cho trẻ có sự cố gắng thi đua trong học tập.

Giẻ lau, chổi lông gà…

Thẻ chữ, đất nặn

- Cờ, bé

ngoan

* Cô cùng trẻ hướng dẫn trẻ lau dọn đồ chơi ,giá góc

- Cô nhận xét chung và động viên khen gợi trẻ, giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp.

* Cô cho trẻ đọc chữ cái , nặn chữ cái đã học

* Cô cho các tổ trưởng bình cờ các bạn trong tổ

- Tổ 1 bình tổ 2 và ngược lại

- Cô nhận xét từng tổ

- Cho trẻ lên cắm cờ

- Tuyên dương trẻ cắm cờ đỏ

- Động viên khuyến khích trẻ cờ vàng cố gắng ở buổi học sau.

  1. ĐÁNH GIÁ TRẺ HÀNG NGÀY:

- Tình trạng sức khoẻ của trẻ: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

- Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ: ……………………………………….....................................................................

- Kiến thức, kĩ năng của trẻ :

.......................................................................................................................................……………………………………………………………………………….

Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2021

  1. HOẠT ĐỘNG HỌC

Lĩnh vực phát triển: Nhận thức

Hoạt động : KPKH:

TÊN GỌI, CÔNG CỤ, SẢN PHẨM, CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ

Ý NGHĨA CỦA NGHỀ XÂY DỰNG

(Thời gian: 30-35 phút)

  1. Mục đích yêu cầu.

1. Kiến thức:

-Trẻ biết được tên, hoạt động công cụ, dụng cụ vật liệu,sản phẩm và ý nghĩa của nghề xây dựng

2. Kĩ năng:

- Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định, khả năng quan sát

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trả lời câu hỏi mạch lạc, hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Trẻ biết yêu quý các bác, giữ gìn các sản phẩm của nghề xây dựng (trường lớp, nhà ở, các công trình công cộng: Không vẽ bậy lên tường).

II. Chuẩn bị:

* Đồ dùng của cô:

- Tranh về nghề xây dựng có 1 số công việc, dụng cụ, vật liệu và sản phẩm của nghề xây dựng.

- Loa đài, nhạc bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”.

* Đồ dùng của trẻ:

- Lô tô hình ảnh về công việc, dụng cụ, vật liệu, sản phẩm của nghề

* Đội hình cho trẻ ngồi theo nhóm

* NDTH : Âm nhạc,Văn học, toán, thể dục.

III: Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Dự kiến HĐ của trẻ

1. Gây hứng thú:

- Cô cho trẻ chơi “ Thi xem tổ nào nhanh”: Chọn lô tô về dụng cụ, sản phẩm đúng theo nghề.

- Trò chuyện về nghề, giới thiệu bài học.

2. Nội dung:

2.1. Quan sát và đàm thoại nghề xây dựng.

Cô chia trẻ ra làm 3 tổ, phát tranh cho trẻ quan sát, thảo luận xem trong tranh có gì. Sau đó cô gọi đại diện trẻ ở từng tổ lên giới thiệu về bức tranh mà tổ mình vừa quan sát được.

* Nhóm 1: Tìm hiểu công việc của nghề xây dựng:

- Cô cùng trẻ tìm hiều về công việc của nghề xây dựng thông qua việc giải đáp các câu hỏi:

+ Nhóm con quan sát được bức tranh gì? (chở gạch, xây tường, chát tường, lợp mái, sơn nhà).

+ Đây là hình ảnh về công việc của nghề gì?

+ Những người đang làm công việc này gọi là gì?( Thợ xây, phụ hồ…)

+ Các chú công nhân xây dựng thường làm việc ở đâu nhỉ? (Công trường).

+ Công việc của các cô bác thế nào?

- Cho trẻ xem hình ảnh về kiến trúc sư: Cũng làm trong nghề xây dựng, nhưng công việc của các chú là vẽ thiết kế.

* Nhóm 2: Tìm hiểu về dụng cụ - vật liệu của nghề xây dựng:

- Cô gọi 1 trẻ của nhóm lên giới thiệu về tranh mình đã quan sát được

- Nhóm con quan sát được tranh về những dụng cụ - vật liệu gì ? (Cuốc, xẻng, xe rùa… cát, xi măng, gạch).

- Cho trẻ gọi tên từng loại đồ dùng dụng cụ, vật liệu của nghề xây dựng.

+ Sử dụng dụng cụ đó dể làm gì?

- Cho trẻ xem nhũng công cụ hiện đại của nghề xây dựng: Máy trộn bê tong, đầm máy, xe lu, xe cẩu…

*Nhóm 3: Tìm hiểu về sản phẩm của nghề xây dựng.

- Cô cho trẻ trong tổ lên giới thiệu về sản phẩm mà tổ mình quan sát theo gợi ý:

+ Nghề xây dựng làm ra những sản phẩm gì nào? (Nhà, trường học, cầu đường, kênh mương) Ích lợi của các sản phẩm đó?

+ Ngoài những sản phẩm này ra thì các con còn biết những sản phẩm gì của các bác công nhân xây dựng nữa? (bệnh viện, khu dân cư, khách sạn…)

+ Sản phẩm có được nhờ những giọt mồ hôi, sự vất vả dầm mưa dãi nắng của các chú công nhân đấy. để giữ gìn các sản phẩm đó chúng mình phải làm gì? (Không vẽ bậy lên tường, không phá hoại các công trình…phải biết ơn các chú công nhân.)

2.2. Ôn luyện củng cố:

* Trò chơi 1. Trò chơi: Kể đủ 3 thứ

- Cô giới thiệu tên trò chơi.

- Cách chơi: Cô yêu cầu trẻ kể về hoạt động, công cụ, sản phẩm của nghề xây dựng

- Cho trẻ chơi: cô động viên khuyến khích trẻ.

* TC2: Trò chơi: “Chung sức”

- Cô giới thiệu tên trò chơi.

- Cách chơi:

Cô chia lớp mình thành 3 đội các đội phải chuyển gạch về để xây nhà bằng cách hai bạn khiêng gạch bằng hai sợi dây.

- Luật chơi: Trong thời gian là 1 bản nhạc, nếu đội nào chở được nhiều gạch nhất là đội chiến thắng.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi.

- Cô động viên khuyến khích trẻ chơi

3.Kết thúc:

- Cho trẻ hát bài ‘Cháu yêu cô chú công nhân”

- Trẻ chơi

Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

-Trẻ trả lời

-Trẻ lắng nghe

- Trẻ giới thiệu

- Trả lời

- Trả lời

- Trẻ kể

- Trả lời

-Trẻ lắng nghe

Trẻ chơi

Trẻ hát

  1. VUI CHƠI NGOÀI TRỜI:

Nội dung

Mục đích

Chuẩn bị

Tiến hành

HĐCMĐ: Kể về một số địa điểm nơi trẻ sống

Trò chơi vận động: Ô tô và chim sẻ

Chơi tự do

Trẻ biết kể về một số địa điểm nơi trẻ sống

-Trẻ biết cách chơi và luật chơi, hứng thú chơi

Trẻ chơi vui

Thoải mái

- Địa điểm: Nơi trò chuyện sạch sẽ.

Sân rộng sạch sẽ.

Nơi chơi an toàn

- Cho trẻ hát bài hát: “Lớn lên cháu lái máy cày”

- Cô trò chuyện với trẻ về nơi trẻ sống:

+ Ở nơi con đang ở có những gì nổi bật?( làng xóm, đồng ruộng, song, cây cối…)

+ Cô gọi 4-5 trẻ đứng dạy kể

- Cô tổng hợp lại và giáo dục trẻ yêu quý giữu gìn nơi mình sinh sống luôn sạch sẽ gọn gàng........

* Trò chơi vận động

- Cô giới thiệu tên trò chơi: ôtô và chim sẻ

- Cô nói cho trẻ luật chơi và cách chơi

- Cho trẻ chơi 3-4 lần.

Nhận xét động viên khen trẻ

* Chơi tự do.

Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời theo từng nhóm.

  1. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:

Nội dung

Mục đích

Chuẩn bị

Tiến hành

Dạy trẻ cách chải tóc buộc tóc

Chơi tự do ở các góc

Nêu gương cuối buổi, bình cờ

Vệ sinh trả trẻ

- Trẻ biết cách chải tóc khi tóc bị rối, biết buộc tóc lại cho đầu tóc luôn gọn gàng

- Giáo dục trẻ luôn giữ gìn đầu tóc gọn gàng sạch sẽ

- Trẻ chơi thoải mái ở các góc. Phát triển khả năng tư duy của trẻ.

- Tạo cho trẻ có sự cố gắng thi đua trong học tập.

-4-5 cái lược

- Đồ chơi ở các góc

- Bảng bé ngoan

- Cờ hoa các màu: Xanh, đỏ, vàng

* Cô hướng dẫn trẻ vào hoạt động

- Cô hướng dẫn trẻ cách chải tóc và buộc tóc:Cầm lược tay phải , cầm vào cán lược , các răng lược chải vào tóc từ trên xuống dưới, buộc tóc bằng tay phải.

- Cô lần lượt cho 2-3 trẻ thực hành

- Cô bao quát chú ý sửa sai ,động viên khuyến khích trẻ chải tóc,buộc tóc( Trẻ gái)

* Cho trẻ chơi tự do ở các góc

* Cô cho các tổ trưởng bình cờ các bạn trong tổ

- Tổ 1 bình tổ 2 và ngược lại

- Cô nhận xét từng tổ

- Cho trẻ lên cắm cờ

- Tuyên dương trẻ cắm cờ đỏ

- Động viên khuyến khích trẻ cờ vàng cố gắng ở buổi học sau.

  1. ĐÁNH GIÁ TRẺ HÀNG NGÀY:

- Tình trạng sức khỏe của trẻ: …………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….....

- Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ: …………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………… …

- Kiến thức, kĩ năng: …….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Thứ tư ngày 30 tháng 11 năm 2022

A.HOẠT ĐỘNG HỌC:

Lĩnh vực phát triển: NGÔN NGỮ

Hoạt động: Văn học

THƠ: CHIẾC XE LU (Trần Nguyên Đà)

(Thời gian: 30-35 phút)

  1. Mục đích - Yêu cầu

1. Kiến thức :

- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. Hiểu nội dung bài thơ. Thuộc lời bài thơ.

2. Kỹ năng:

- Trẻ trả lời rõ ràng, mạch lạc, rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm

- Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ đích cho trẻ

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động

- Giáo dục trẻ yêu quý bảo vệ những công trình, dụng cụ lao động của nghề, yêu mến và biết ơn cô chú công nhân xây dựng.

II. Chuẩn bị:

* Đồ dùng của cô:

- Hình ảnh minh họa nội dung bài thơ: “Chiếc xe lu”.

- Nhạc bài “ Cháu yêu cô chú công nhân”, loa đài, máy tính

* Đồ dùng của trẻ: Mũ đội đầu.

* Đội hình cho trẻ ngồi hình chữ u

* NDTH: Âm nhạc, KPKH

III. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô

Dự kiến HĐ của trẻ.

1. Gây hứng thú

Cô cho trẻ hát bài: “ Cháu yêu cô chú công nhân”

- Đàm thoại với trẻ và hướng vào hoạt động ,giới thiệu tên bài thơ tác giả.

2. Nội dung.

2.1. Đọc thơ diễn cảm

- Cô đọc lần 1: Thể hiện giọng điệu của bài thơ

- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?

- Bài thơ của tác giả nào?

- Bài thơ nói về điều gì?

\=> Nội dung bài thơ: Nói về chiếc xe lu- một công cụ làm việc của nghề xây dựng đã giúp các cô bác làm phẳng những con đường để mọi người và xe cộ đi lại dễ dàng nhanh chóng

- Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh minh họa

2.2. Đàm thoại, trích dẫn, giảng giải

- Các con được nghe cô đọc bài thơ gì?

- Trong bài thơ nói gì về chiếc xe?

“ Tớ…………………………lù”

\=> “Lù lù” các con hiểu là như thế nào?

Đó là như một khối to lớn ở trước mặt thì được hiểu là lù lù đấy

- Chiếc xe lu làm công việc gì?

“Con đường nào mới đắp

……………………

Tớ là phẳng như lụa

- Xe Lu làm việc thế nào?( Chăm chỉ , không quản nắng mưa)

“ Trời nắng như lửa thiêu

……………………

Tớ càng lăn vội vã”

\=> Dù trời nóng hay lạnh xe vẫn làm việc miệt mài không biết mệt mỏi đấy

- Xe Lu mong muốn điều gì?

“Mau chóng xong đường này

…………………...

Rộn rịp người qua lại”

+ Xong đường này rồi xe Lu lại làm gì?

“ Rồi tớ lại ra đi

Cái bụng sôi ầm ì

…………………

Tớ là chiếc xe lu”

+ Chiếc xe Lu đối với con người như thế nào?( Rất có ích)

* GD: Các con được đến lớp dễ dàng là nhờ vào những con đường đẹp bởi vì có chiếc xe lu làm đẹp con đường cho mọi người đi lại nhanh và dễ dàng hơn các con phải biết giữ gìn bảo vệ con đường cảm ơn những người công nhân đã vất vả lái xe để làm đường nhé

2.3.Dạy trẻ đọc thơ

- Cho cả lớp đọc cùng cô 2, 3 lần

- Cho các tổ đọc – cho các tổ đọc luôn phiên

- Cho nhóm đọc

- Cho cá nhân trẻ đọc

(Cô bao quát động viên, sửa sai giúp trẻ)

- Cho cả lớp đọc lại 1 lần

3. Kết thúc:

- Cho trẻ hát bài “Lái ô tô”

- Trẻ hát và trò chuyện cùng cô.

- Trẻ chú ý lắng nghe.

- Chiếc xe lu

- Trẻ chú ý lắng nghe.

- Trẻ chú ý lắng nghe.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ chú ý lắng nghe.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ chú ý lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ đọc thơ

- Tổ đọc thơ

- Nhóm đọc thơ

- Cá nhân trẻ đọc thơ

- Trẻ hát

  1. VUI CHƠI NGOÀI TRỜI:

Nội dung

Mục đích

Chuẩn bị

Tiến hành

HĐCCĐ Chăm sóc cây xanh sân trường

TCVĐ:

Ô tô và chim sẻ

Chơi tự do

- Trẻ biết cây xanh trồng là làm đẹp sân trường, biết cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh trong sân trường

-Trẻ biết cách chơi và chơi đúng luật .

Trẻ chơi

Thoải mái

- Cây xanh trong sân trường

- Nước, bộ dụng cụ chăm sóc cây, hoa

- Sân chơi sạch sẽ

Nơi chơi an toàn

* Cô cho trẻ hát bài: “Em yêu cây xanh”.

- Đàm thoại cùng trẻ về nội dung bài hát và hướng trẻ vào nội dung quan sát.

- Cô trò chuyện về cây xanh và lợi ích của cây

- Cô hướng dẫn và cùng trẻ chăm sóc cây

- Sau buổi chăm sóc cô giáo dục trẻ biết bảo vệ và chăm sóc cây , không ngắt lá, hoa…

* TCVĐ

- Cô giới thiệu tên trò chơi: Ô tô và chim sẻ

- Cô hỏi trẻ cách chơi luật chơi.

- Cho trẻ chơi 3-4 lần.

Sau mỗi lần chơi cô nhận xét và đổi vai chơi cho trẻ

Nhận xét động viên khen trẻ.

* CTD

Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời theo từng nhóm.

  1. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:

Nội dung

Mục đích

Chuẩn bị

Tiến hành

Làm bài tập trong vở LQVT

Nêu gương cuối buổi, bình cờ

Vệ sinh trả trẻ

Trẻ hoàn thiện vở, làm theo các yêu cầu của bài tập

- Tạo cho trẻ có sự cố gắng thi đua trong học tập.

Vở, bút chì, bút màu.

- Bảng bé ngoan

- Cờ các màu: Xanh, đỏ, vàng

Cô cho trẻ giở sách, tìm bài, hướng dẫn trẻ làm các yêu cầu của bài.

Cô cho các tổ trưởng bình cờ các bạn trong tổ

- Tổ 1 bình tổ 2 và ngược lại

- Cô nhận xét từng tổ

- Cho trẻ lên cắm cờ

- Tuyên dương trẻ cắm cờ đỏ

- Động viên khuyến khích trẻ cờ vàng cố gắng ở buổi học sau

  1. ĐÁNH GIÁ TRẺ HÀNG NGÀY:

- Tình trạng sức khỏe của trẻ: …………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….....

- Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ: …………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………… …

- Kiến thức, kĩ năng: …….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Thứ năm ngày 01 tháng 12 năm 2022

  1. HOẠT ĐỘNG HỌC: Lĩnh vực phát triển: Nhận thức Hoạt động: LQVT DẠY TRẺ SẮP XẾP 3- 4 ĐỐI TƯỢNG THEO QUY TẮC Thời gian: 30-35 phút
  2. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: -Trẻ nhận biết và phân biệt được thế nào là qui tắc - Trẻ biêt tạo ra quy tắc sắp xếp và sắp xếp 3 – 4 đối tượng theo quy tắc. 2. Kỹ năng: - Rèn sự quan sát chú ý, ghi nhớ có chủ định. - Rèn luyện tư duy lôgic cho trẻ. 3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ có ý thức hứng thú tham gia các hoạt động. II. Chuẩn bị:. * Đồ dùng của cô giống của trẻ kích thước to hơn. - Nhạc một số bài hát * Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ bảng, rổ đựng các hình: tròn, vuông, tam giác, hoa 3 màu vàng, đỏ, xanh, lá quả..) - Các băng giấy dán các hình hoa, lá… theo quy tắc chưa hoàn chỉnh. * NDTH: Âm nhạc * Đội hình cho trẻ ngồi hình chữ u III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Dự kiến HĐcủa trẻ 1. Gây hứng thú - Cho trẻ hát bài: "Cô giáo " - Trò chuyện về nội dung bài hát. - Dẫn dắt trẻ vào bài. 2. Nội dung: 2.1. Ôn cách sắp xếp theo quy tắc của 2 đối tượng. - Cho trẻ quan sát một số cách sắp xếp theo quy tắc của 2 đối tượng. - Cho trẻ nhắc lại cách sắp xếp. \=>Đó là cách sắp xếp của 2 đối tượng. 2.2: Dạy trẻ sắp xếp theo quy tắc của 3 đối tượng. * Quan sát các quy tắc sắp xếp . - Cách sắp xếp 1-2-3 - Cô cho trẻ quan sát các mẫu sắp xếp: 1-2-3 + Các con thấy mẫu sắp xếp này như thế nào ? + Có mấy đối tượng: 3 - Các con lấy đồ dùng trong rổ ra xem có gì nào? + Cô xếp và cho trẻ xếp cùng cô : quả xanh- hoa- quả vàng - Cho trẻ nhận xét về cách sắp xếp trên và làm tiếp dãy theo quy tắc đó - Cho trẻ đọc: quả xanh- hoa - quả vàng- quả xanh- hoa- quả vàng-...là cách sắp xếp của 3 loại đối tượng, mỗi đối tượng cách nhau 1 đối tượng khác * Cách sắp xếp: 1,1-2,2-3,3 + Các con thấy mẫu sắp xếp này như thế nào ? + Cô xếp và cho trẻ xếp cùng cô : 2 hình tròn, 2 hình vuông, 2 hình tam giác.và lặp lại 2 hình tròn, 2 hình vuông,2 hình tam giác - Cho trẻ nhận xét về cách sắp xếp trên - Cho trẻ đọc: 2 hình tròn, 2 hình vuông.2 hình tam giácvà lặp lại 2 hình tròn, 2 hình vuông, 2 hình tam giác Đây cũng là một cách cách sắp xếp của 3 loại đồ dùng hay còn gọi là cách sắp xếp của 3 đối tượng nhưng mỗi đối tượng cách nhau 2 đối tượng khác - Cách sắp xếp: 1-2-3- 4 Cô cho trẻ quan sát dãy sắp xếp: 1 hình tam giác, 1 hình tròn ,1 hình vuông, 1 hình chữ nhật - Cho trẻ xếp tiếp và nêu kết luận: Dãy sắp xếp có 4 đối tượng, mỗi đối tượng cách nhau 1 đối tượng khác * Có thể thay đổi số lượng các đối tượng ddeerr có nhiều cách sắp xếp. * Xếp theo ý thích - Các con nhìn xem trong rổ có gì nữa? ( Hoa đỏ ,hoa vàng, hoa hồng, lá, quả, nắp chai...) - Cô cho trẻ xếp theo ý thích của mình. - Cô quan sát trẻ xếp. - Cô cho trẻ nói lên kết quả xếp và hỏi xem có bạn nào xếp giống bạn không, và bạn nào có cách sắp xếp khác? \=> Cô chốt lại: Có rất nhiều cách sắp xếp theo quy tắc của 3,4 đối tượng. Sự sắp xếp được lặp đi lặp lại nhiều lần theo 1 trình tự của 3,4 đối tượng gọi là cách săp xếp của 3,4 đối tượng. - Cho trẻ tìm xung quanh lớp những đồ dùng, đồ chơi có cách sắp xếp theo quy tắc 2.3. Luyện tập củng cố * Trò chơi : Thi xem đội nào nhanh - Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội, các bạn trong mỗi đội sẽ lần lượt chạy lên lấy hình và sắp xếp theo quy tắc 3,4 đối tượng - Luật chơi: Thời gian cho 1 lần chơi là 1 bản nhạc, đội nào xếp đúng quy tắc sẽ được thưởng 1 phần quà. - Tổ chức cho trẻ chơi. - Nhận xét sau khi chơi. 3. Kết thúc: - Cho trẻ hát “Lái ô tô” và ra sân chơi - Trẻ hát -Quan sát - 1-2 trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời Trẻ trả lời. -Trẻ nêu qui tắc theo ý hiểu của trẻ. -Quan sát - Trẻ xếp. - Trẻ nhận xét. -Trẻ xếp - Trẻ trả lời. - Trẻ xếp. - Trẻ trả lời. -Trẻ nhắc lại cách xếp theo qui tắc. -Lắng nghe -Trẻ chơi -Trẻ hát
  3. VUI CHƠI NGOÀI TRỜI: Nội dung Mục đích Chuẩn bị Tiến hành HĐCMĐ Nhặt rác,vệ sinh sân trường Trò chơi vận động:Mè đuổi chuột Chơi tự do: Dưới sự giám sát của cô - Trẻ biết nhặt rác ,biết vệ sinh sân trường luôn sạch sẽ -Giáo dục trẻ biết giữ gìn sân trường sạch sẽ - Trẻ biết cách chơi, luật chơi, rèn kỹ năng nhanh nhẹn cho trẻ thông qua trò chơi -Trẻ chơi vui vẻ thoải mái - Thùng rác - Rổ con.. -Địa điểm chơi *Cô cho trẻ hát bài “Em yêu cây xanh” - Trò chuyện với trẻ bài hát, hướng trẻ vào bài. - Cô cho trẻ chăm sóc cây ,vệ sinh sân trường - Cô tổng hợp lại buổi trò chuyện và giáo dục trẻ biết yêu quý chăm sóc vườn cây giữ gìn sân trường sạch sẽ * Cô giới thiệu tên trò chơi: Mè đuổi chuột - Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi - Cô củng cố lại cách chơi và luật chơi - Cô cho trẻ chơi 3-4 lần. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét trẻ chơi - Nhận xét động viên khen trẻ. *Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời theo từng nhóm.
  4. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:

Nội dung

Mục đích

Chuẩn bị

Tiến hành

* Phân loại đồ chơi: Loại một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại

* Nêu gương cuối buổi, bình cờ

Vệ sinh trả trẻ

- Trẻ biết phân loại đồ chơi: Loại một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại

- Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng đồ chơi

- Tạo cho trẻ có sự cố gắng thi đua trong học tập

- Các loại đồ dùng đồ chơi, khác nhau ,cùng nhóm ,hoặc không cùng nhóm

- Bảng bé ngoan

- Cờ các màu: Xanh, đỏ, vàng

* Cô cho trẻ nhận biết gọi tên các loại đồ dùng đồ chơi

- Cô cho trẻ phân loại đồ chơi một đối tượng không cùng nhóm với đối tượng còn lại( Sản phẩm, dụng cụ, vật liệu của các nghề..)

Chủ đề