Đánh giá cổng thông tin trường đại học đà lạt

Điểm tin tháng 08/2022: Điểm tin nội bộ NTU tháng 08/2022 với những thông tin chính: 1- Tổ chức giải bóng đá chào mừng kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống Trường ĐH Nha Trang. 2- Ký kết hợp tác với Trường ĐH VinUni thực hiện dự án cộng đồng về phổ cập tiếng Anh tại Khánh Hòa. 3- Ký kết hợp tác với Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh. 4- Trường ĐH Nha Trang tổ chức hội thảo Nuôi và cung cấp con giống tôm hùm. 5- Hội thảo Khoa học cấp Quốc gia “Phát triển du lịch biển Việt Nam theo hướng bền vững”. 6- Trường ĐH Nha Trang tham gia các hoạt động tại sự kiện Techfest Nam Trung Bộ - Tây Nguyên 2022. 7- Tổ chức buổi giao lưu giữa học sinh chương trình tiếng Anh Access Nha Trang và Đắk Lắk

Sự kiện sắp diễn ra

ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN: SỞ GDĐT LÂM ĐỒNG

Trụ sở: Tầng 9 - Khu trung tâm hành chính Số 36 - Trần Phú - Phường 4 - TP Đà Lạt.

Điện thoại: 02633. 822.488 - 02633.532.586

Email: hoặc

Bản quyền thuộc Cổng Thông tin điện tử Sở GDĐT LÂM ĐỒNG

PHÒNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
Phòng A120, Trường Đại học Công nghệ Thông tin.
Khu phố 6, P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (028) 372 51993, Ext: 113(Hệ từ xa qua mạng), 112(Hệ chính quy).
Email:

Trường Đại học Đà Lạt

Trường Đại học Đà Lạt

Dalat University

Địa chỉ
Đánh giá cổng thông tin trường đại học đà lạt

Số 1, Phù Đổng Thiên Vương, Thành phố Đà Lạt

,

Lâm Đồng

,

Đánh giá cổng thông tin trường đại học đà lạt
Việt Nam

Thông tin
Tên cũViện Đại học Đà Lạt[1]
LoạiĐại học đa ngành hệ công lập
Thành lập27/10/1976
Hiệu trưởngTS. Lê Minh Chiến
Websitewww.dlu.edu.vn
Thông tin khác
Viết tắtDLU
Thành viên củaBộ Giáo dục và Đào tạo
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngPGS.TS. Nguyễn Tất Thắng
TS. Mai Mình Nhật
Thống kê
Xếp hạng
Xếp hạng quốc gia
Webometrics(2019)25

Trường Đại học Đà Lạt (Dalat University) là một trường đại học công lập tại Việt Nam, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao về Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Khoa học xã hội và Nhân văn, và Kinh tế; Là trung tâm nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ phục vụ sự phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế.

Với tiền thân là Viện Đại học Đà Lạt, Đại học Đà Lạt có thế mạnh đào tạo nhóm ngành luật học,công nghệ, sinh học, nông nghiệp và du lịch.[2] Đồng thời cũng là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lớn của Miền Trung Việt Nam.[3]

Trường có khuôn viên nằm trên một đồi thông, phong cảnh được đánh giá thuộc nhóm đẹp nhất Đông Nam Á.[4]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Viện Đại học Đà Lạt[sửa | sửa mã nguồn]

Từ Trường Thiếu Sinh Quân Hỗn hợp Âu Á (École d’Enfants de Troupe de DaLat – thành lập năm 1939) [5], Viện Đại học Đà Lạt ra đời năm 1957 và bắt đầu hoạt động từ năm 1958. Với mục tiêu trồng người, viện đại học mang tên Thụ Nhân dần dà hình thành nên năm phân khoa: Sư phạm, Văn khoa, Khoa học, Chính trị Kinh doanh, và Thần học.[6]

Về học thuật, Viện Đại học Đà Lạt được biết đến với các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn như Ngữ văn, Lịch sử, Triết học, Ngoại ngữ, và Trường Chính trị Kinh doanh (với hai phân khoa: Chính trị Xã hội và Quản trị Kinh doanh).

Về cảnh quan, khuôn viên Viện Đại học Đà Lạt tọa lạc trên một ngọn đồi rộng khoảng 38 ha [5] với 40 tòa nhà nằm rải rác dọc theo những con đường nhỏ quanh co uốn khúc trong rừng thông. Các tòa nhà được dùng làm giảng đường và cơ sở hành chính mang tên Thụ Nhân, Hội Hữu [7], Minh Thành, Tri Nhất, Thượng Chí, Đôn Hóa... với hàm ý giáo dục dẫn ý từ Tứ thư Ngũ kinh. Lúc ấy nhiều người xem Viện Đại học Đà Lạt là một trong những trường đại học đẹp nhất Đông Nam Á.[8]

Trường Đại học Đà Lạt[sửa | sửa mã nguồn]

Đánh giá cổng thông tin trường đại học đà lạt

Thành lập vào tháng 10 năm 1976, và tuyển sinh từ năm học 1977-1978, Trường Đại học Đà Lạt là một trường đại học tổng hợp với mục tiêu đáp ứng nhu cầu giáo dục và phát triển kinh tế xã hội cho các tỉnh miền Trung và Nam Tây Nguyên và cho cả nước.

Kế thừa cơ sở vật chất, truyền thống và uy tín giáo dục từ Viện Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Đà Lạt đầu tư cho mục tiêu phát triển, mở rộng và đa dạng hóa các chuyên ngành, cũng như thiết lập quan hệ với các đơn vị giáo dục đào tạo tại các nước Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Úc, Mỹ.

Hiện nay, Trường Đại học Đà Lạt là "một trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, có quy mô đại học vùng với chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy hàng năm khoảng hơn 3000 sinh viên, tổ chức đào tạo 32 ngành học ở nhiều bậc học (Tiến sĩ, Thạc sĩ; đại học; cao đẳng; trung học chuyên nghiệp)".[9]

Kể từ mùa tuyển sinh 2012 trường Đại học Đà Lạt sẽ chính thức tuyển sinh ngành Kỹ thuật Hạt nhân. Trường đã được nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ trở thành một trong 5 trường đại học tại Việt Nam giữ trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực phóng xạ, hạt nhân cho đất nước.

Chất lượng đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng xếp hạng[sửa | sửa mã nguồn]

Theo bảng xếp hạng uniRank năm 2018, Đại học Đà Lạt là trường có thứ hạng cao nhất tại vùng Tây Nguyên, đứng thứ 10 tại miền Trung và đứng thứ 43 tại Việt Nam.[10]

Còn theo bảng xếp hạng Webometrics năm 2019, Đại học Đà Lạt là trường có thứ hạng cao nhất tại vùng Tây Nguyên, đứng thứ 25 Việt Nam.[11]

Đội ngũ giảng viên[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến năm học 2015, trường có 362 giảng viên. Trong đó có 8 phó giáo sư, 48 tiến sĩ, 230 thạc sĩ và 76 giảng viên có trình độ đại học.[12]

Cơ sở vật chất[sửa | sửa mã nguồn]

Trường có tổng diện tích phòng học là 17.055 m2 với 81 phòng học. Thư viện trường diện tích 8.400 m2. Phòng thí nghiệm có diện tích 10.887 m2 với 44 phòng thí nghiệm chuyên dụng.[13]

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Đánh giá cổng thông tin trường đại học đà lạt

Cổng trường Đại học Đà Lạt

Đánh giá cổng thông tin trường đại học đà lạt

Cột sao của trường trong sương mờ

Trường hiện có 500 cán bộ công nhân viên chức, trong đó 317 là cán bộ giảng dạy, trình độ giảng viên đạt trình độ PGS, TS, ThS chiếm trên 64%. Đội ngũ cán bộ trường đã có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, là hậu thuẫn vững chắc cho nhiều hoạt động chuyên môn của nhà trường.

Trường Đại học Đà Lạt là trung tâm giáo dục của khu vực Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Cơ sở vật chất của trường ngày càng được hoàn thiện và nâng cao. Trường có trung tâm thông tin thư viện hiện đại với diện tích hơn 8000m² với 1000 nốt kết nối mạng và Internet, thư viện điện tử, khu thí nghiệm liên hợp cao tầng, khu giảng đường cao tầng.

Các khoa, ban[sửa | sửa mã nguồn]

  • Khoa Toán Tin
  • Khoa Vật lý và Kỹ thuật Hạt nhân
  • Khoa Hóa học và Môi trường
  • Khoa Sinh học
  • Khoa Ngữ văn và Lịch sử
  • Khoa Ngoại ngữ
  • Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh
  • Khoa Du lịch
  • Khoa Luật học
  • Khoa Nông lâm
  • Khoa Công nghệ thông tin
  • Khoa Quốc tế học
  • Khoa Xã hội học và Công tác xã hội
  • Khoa Sư phạm
  • Phòng Tổ chức - Hành chính
  • Phòng Quản lý đào tạo
  • Phòng Tài chính
  • Phòng Cơ sở vật chất
  • Phòng QLKH-HTQT
  • Phòng Quản lý chất lượng
  • Phòng QLĐT Sau đại học
  • Phòng Thanh tra
  • Phòng CT&CTSV
  • Phòng Tạp chí và Truyền thông

Các trung tâm trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thư viện
  • Trung tâm Công nghệ thông tin
  • Trung tâm ngoại ngữ và đào tạo nguồn nhân lực
  • Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp

Tổ chức Đảng[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đảng bộ Trường Đại học Đà Lạt là cao nhất
  • Đảng bộ các Phòng ban/Trung tâm/Viện nghiên cứu/Khoa chuyên môn
  • Chi bộ cơ sở các Tổ chuyên môn/Bộ môn

Lãnh đạo hiện nay[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng: TS. Lê Minh Chiến
  2. Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường: TS. Nguyễn Văn Vinh
  3. Ủy viên BTV: ThS. Hoàng Việt Hậu - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy
  4. Đảng ủy viên: GVCC, PGS.TS Nguyễn Văn Kết - Phó Hiệu trưởng
  5. Đảng ủy viên:PGS.TS. Nguyễn Tất Thắng
  6. Đảng ủy viên: TS. Trần Hữu Duy
  7. Đảng ủy viên: TS. Lê Thị Quỳnh Hảo
  8. Đảng ủy viên: ThS. Trần Thống
  9. Đảng ủy viên: ThS. Mai Minh Nhật

Đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Đại học[sửa | sửa mã nguồn]

Các ngành, chuyên ngành đào tạo:

  • Toán học
  • Sư phạm Toán học
  • Tin học
  • Sư phạm Tin học
  • Vật lý
  • Sư phạm Vật lý
  • Công nghệ Thông tin
  • Công nghệ kỹ thuật Điện tử viễn thông
  • Hóa học
  • Sư phạm Hóa học
  • Môi trường
  • Quản trị kinh doanh
  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
  • Kế toán
  • Luật học
  • Sinh học
  • Sư phạm Sinh học
  • Nông học
  • Công nghệ sinh học
  • Công nghệ Sau thu hoạch
  • Xã hội học
  • Văn hóa học
  • Kỹ thuật Hạt Nhân
  • Ngữ văn
  • Sư phạm Ngữ văn
  • Lịch sử
  • Sư phạm Lịch sử
  • Việt Nam học
  • Công tác Xã hội – Phát triển cộng đồng
  • Đông phương học (Hàn Quốc học, Nhật Bản học, Trung Quốc học)
  • Quốc tế học
  • Tiếng Anh
  • Sư phạm Tiếng Anh

Thành tích[sửa | sửa mã nguồn]

  • Huân chương lao động hạng nhất.
  • Huân chương lao động hạng hai.
  • Huân chương lao động hạng ba.
  • Được tổ chức quốc tế BVQI trực thuộc Vương quốc Anh, chuyên cấp chứng nhận về quản lý ISO quốc tế đã trao bằng chứng nhận công nhận Trường Đại học Đà Lạt đạt tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000 (27/10/2005).
  • Năm 2006: Đại học Đà Lạt là một trong nhưng trường đại học đầu tiên ở Việt Nam được kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
  • Từ năm 2002 đến năm 2006: Nhận được bằng khen về công tác tuyển sinh.
  • Năm 2009: Là một trong 20 trường đại học đầu tiên tại Việt Nam được kiểm định và đạt chất lượng giáo dục đại học..v.v.
  • Năm 2012: Có tiết mục văn nghệ xuất sắc nhất miền Trung và nhất toàn quốc trong vòng loại SV 2012.

Cựu sinh viên[sửa | sửa mã nguồn]

Một số cựu sinh viên Đại học Đà Lạt đã thành danh trong những lĩnh vực khác nhau:

  • Trương Thị Mai: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương
  • Lê Cung Bắc, diễn viên, đạo diễn điện ảnh; cựu sinh viên Trường Chính trị Kinh doan
  • Phạm Thùy Nhân, nhà biên kịch; cựu sinh viên Văn khoa.[14]
  • Lê Văn Hiếu, Phó Toàn quyền tiểu bang Nam Úc, Úc;[15] cựu sinh viên Trường Chính trị Kinh doanh.
  • Nguyễn Đức Quang, nhạc sĩ, sáng lập Phong trào Du ca Việt Nam; cựu sinh viên Trường Chính trị Kinh doanh.
  • Nguyễn Anh Tuấn, nhà báo; cựu sinh viên Khoa Toán Tin.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Đây là tên trường trước 1975, sau 1975 bị giải thể và thành lập lại với tên Trường Đại học Đà Lạt
  2. ^ “Đại học Đà Lạt kỷ niệm 35 năm ngày nhà giáo Việt Nam”. Truy cập 20 tháng 2 năm 2018.
  3. ^ “SỨ MẠNG VÀ MỤC TIÊU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT ĐẾN NĂM 2020”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2018MỤC TIÊU: Nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng, là cầu nối chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của khu vực Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  4. ^ “Bảy kiến trúc độc đáo ở Đà Lạt”. Báo Tin tức - Kênh thông tin CP do TTXVN phát hành. 3 tháng 7 năm 2014. Truy cập 15 tháng 2 năm 2018.
  5. ^ a b Nguyễn Tiến Quỳnh. Đường phố Đà Lạt. Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2003. Trang 151
  6. ^ Viện sử học Việt Nam. Nghiên cứu lịch sử, Số phát hành 453. Trang 74.
  7. ^ Đỗ Quý Toàn. Yêu con, dạy con nên người Việt. Nhà xuất bản Văn Nghệ, 1987. Trang 104.
  8. ^ “Những ngôi trường hút khách du lịch ở Đà Lạt - VnExpress Du lịch”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 15 tháng 2 năm 2018.
  9. ^ “Website Giới thiệu thông tin về Trường Đại học Đà Lạt”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2008.
  10. ^ “2018 Vietnamese University Ranking”.
  11. ^ “Vietnam | Ranking Web of Universities”.
  12. ^ “Báo cáo của trường”.[liên kết hỏng]
  13. ^ “Công khai cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục đại học năm học 2014-2015” (PDF).
  14. ^ “Nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân: "Gừng càng già càng cay…"”. giaoduc.edu.vn. Truy cập 15 tháng 2 năm 2018.
  15. ^ “Người gốc Việt đầu tiên làm phó toàn quyền”. Người Lao Động. 6 tháng 10 năm 2007. Truy cập 15 tháng 2 năm 2018.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trang web của Đại học Đà Lạt