Cuoc song ở lộc bắc lâm đồng thế nào

Với tổng diện tích 25,8 ngàn ha, đất của xã Lộc Bắc chủ yếu là đất rừng, đất quy hoạch lâm nghiệp, chỉ có hơn 2,5 ngàn ha đất nông nghiệp và đất chuyên dùng, được chia thành 4 thôn. Địa hình Lộc Bắc phần lớn là núi cao, suối sâu, người dân tản ra tựa vào các triền dốc để ở, có thôn cách trung tâm xã hàng chục km đường rừng.

Ông Vương Khả Kim- Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm, chia sẻ: "Xã Lộc Bắc những năm trước như 2010 – 2011, có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện chiếm tới 55,41%. Bởi vậy trong các kỳ họp mọi người sôi nổi luận bàn việc xóa nghèo, nâng chất lượng cuộc sống. Kết quả đáng mừng sau gần 4 năm thực hiện xóa nghèo bền vững, cả 4 thôn trong xã đều có đường dân sinh bê tông hóa, thủy lợi, nước sinh hoạt, trường học… đều được cải thiện. Năng suất và sản lượng của bà con tăng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 105 hộ, chiếm 10,4%...”.

Ngày nay đường về Lộc Bắc, Lộc Bảo với bà con người Mạ đã nhanh hơn, gần hơn xưa rất nhiều. Cung đèo B40 xuyên qua vùng rừng hẻo lánh, kéo dài đã thảm nhựa phẳng phiu vào tận trung tâm xã. Chương trình Nông thôn mới đã và đang được thực hiện, kiên cố hóa kênh mương, đường bê tông hóa đã đến tận ngõ từng nhà… Trước đây, để có thể học lên bậc THPT, con em người dân bản địa phải vượt rừng hàng chục km đi nội trú tận thị trấn Lộc Thắng hay thành phố Bảo Lộc. Nhưng quá khứ đó đã qua từ lâu. Hiện nay, Lộc Bắc đã có 1 trường THPT, 2 trường THCS, trường tiểu học và mầm non ngày càng khang trang, chất lượng giáo dục ngày càng cải thiện…

Thông tin từ UBND xã cho biết đã có hơn 200 hộ dân đăng ký thoát nghèo sau 3 năm sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ngân sách cho vay hỗ trợ thoát nghèo chuyển đổi giống cây trồng hợp lý, bà con nông dân chăm lo canh tác làm ăn, không ỷ lại nhà nước nữa. Từ chuyện chật vật với miếng cơm manh áo sau ngày đất nước đổi mới, hiện đã có hơn 15% trong tổng số 950 hộ dân tộc thiểu số ở Lộc Bắc có tổng thu nhập hàng năm từ 70 - 90 triệu đồng từ các mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng – rừng.

Ông K’Tư - Chủ tịch UBND xã tự hào, nói: "Trước đây, chúng tôi không dám nghĩ có ngày con cháu mình có thể học đến đại học, cao đẳng. Nhưng hiện nay, trong xã đã có 50 gia đình đang nuôi con học đại học ở các thành phố lớn, đó là niềm tự hào và là khởi sắc rõ rệt của xã nghèo như Lộc Bắc…”.

Nói về câu chuyện thoát nghèo ở đây không thể không nói đến Già làng K’ Vổi. Nhiều người trong huyện biết ông không chỉ là già làng, Chủ tịch Hội người cao tuổi của xã Lộc Bắc mà chính là câu nói và hành động của ông. Già tâm sự: "Xã bình chọn đưa tôi vào danh sách gia đình nghèo nhưng tôi kiên quyết không nhận. Tôi tuổi cao nhưng vẫn còn sức khỏe lao động, để làm ra hạt thóc, hạt ngô nuôi gia đình, vậy sao nhận hộ nghèo được”.

Ông Âu Phương Chính, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Bắc, hồ hởi: Nhà già K’Vổi là tấm gương sáng cho người dân nơi đây. Cũng từ tấm gương ấy, cả xã bây giờ đã có rất nhiều nhà xây khang trang, không còn chịu cảnh "thấm nắng, dột mưa” nữa. Mục tiêu của Lộc Bắc năm 2015 là: thu nhập bình quân từ 15 - 25 triệu đồng/năm/người; 500 ha cà phê, sản lượng lương thực 428 tấn; giá trị sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi đạt 250 triệu đồng; tổng thu ngân sách nhà nước thực hiện gần 1,5 tỷ đồng; giảm 20 hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 8%; tỷ lệ tăng dân số giảm xuống còn 2,5%; 100% hộ sử dụng điện lưới quốc gia và nước sinh hoạt nông thôn...”.

Lâm Đồng khai trừ Đảng nguyên giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nguyên giám đốc Công ty Lâm nghiệp Lộc Bắc.

Cuoc song ở lộc bắc lâm đồng thế nào

Công an khám nghiệm hiện trường vụ phá rừng tại Lộc Bắc (Bảo Lâm, Lâm Đồng) - Ảnh: M.V.

Ngày 27-7, Tỉnh ủy Lâm Đồng thông tin về việc khai trừ đảng đối với 2 cán bộ lãnh đạo liên quan đến các sai phạm trong quản lý, bảo vệ rừng.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng kỷ luật hình thức khai trừ đảng với ông Lê Văn Minh - nguyên bí thư Đảng ủy, nguyên giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Mai Hữu Chanh - nguyên bí thư chi bộ, nguyên chủ tịch hội đồng thành viên, nguyên giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Lộc Bắc.

Theo Tỉnh ủy Lâm Đồng, ông Lê Văn Minh và ông Mai Hữu Chanh suy thoái về tư tưởng chính trị, vi phạm những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ được giao, gây hậu quả rất nghiêm trọng, bị xử lý hình sự; gây dư luận xấu trong xã hội, làm mất uy tín cá nhân, ảnh hưởng uy tín của tổ chức Đảng và chính quyền địa phương.

Ông Minh và ông Chanh đã bị khởi tố vào năm 2020 với tội danh “vi phạm quy định về quản lý rừng”, liên quan đến các sai phạm xảy ra tại Công ty Lâm nghiệp Lộc Bắc.

Theo thông tin từ Công an tỉnh Lâm Đồng, năm 2016, ông Lê Quang Nghiệp khi đó là chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng biết rõ trong hồ sơ dự án chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo sang trồng cao su tại một phần tiểu khu 398, 418, 419 xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) của Công ty Lâm nghiệp Lộc Bắc (ông Mai Hữu Chanh làm giám đốc) chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường và chưa đúng với các quy định khác của pháp luật.

Tuy vậy, ông Nghiệp vẫn tham mưu cho ông Lê Văn Minh, khi đó là giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, ký quyết định cấp phép khai thác tận dụng lâm sản vào ngày 1-4-2016. Sau khi có quyết định chuyển đổi, rừng tự nhiên tại đây bị đốn hạ, tận thu với sự tham gia của nhiều cá nhân, đơn vị.

Sai phạm dẫn đến 75ha rừng tự nhiên bị chuyển sang trồng cao su trái phép. Đồng thời có hơn 3.000m3 gỗ rừng bị tận thu sai quy định.