Cuộc khởi nghĩa yên thế diễn ra ở đâu

Khởi nghĩa Yên Thế - bản hùng ca bất diệt! ​

(ĐCSVN) - Bản lĩnh, tinh thần và lòng yêu nước của anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế đã khắc sâu trong lịch sử và tâm trí của nhiều thế hệ người dân Bắc Giang nói riêng và Việt Nam nói chung, trở thành bản hùng ca bất diệt của dân tộc.​

Từ ngày 15 – 17/3, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Yên Thế (Bắc Giang) long trọng tổ chức lễ tế, lễ dâng hương, mở hội, kỷ niệm 135 năm cuộc khởi nghĩa Yên Thế (16/3/1884 – 16/3/2019).


Nghi thức tế lễ trước anh linh người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám diễn trong không khí trang trọng, linh thiêng. Ảnh: Trần Tuấn

Theo sử sách ghi chép lại, Hoàng Hoa Thám thuở nhỏ tên là Trương Văn Nghĩa, quê làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, sau này di cư lên vùng Yên Thế. Năm 26 tuổi, Hoàng Hoa Thám tham gia khởi nghĩa của Cai Vàng; năm 34 tuổi lại gia nhập cuộc khởi nghĩa Đại Trận, và được gọi là Đề Dương. Khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất (11/1873) Hoàng Hoa Thám gia nhập nghĩa binh của Trần Xuân Soạn. Khi Pháp chiếm Bắc Kỳ lần thứ 2 (4/1884), ông tham gia khởi nghĩa của Cai Kinh (Hoàng Đình Kinh) ở Hữu Lũng. Cuối năm 1885, ông cùng Bá Phức trở lại Yên Thế đứng dưới cờ của Lương Văn Nắm tức Đề Nắm và trở thành một tướng lĩnh có tài. Tháng 4 năm 1892, Đề Nắm bị thủ hạ Đề Sặt sát hại, Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế, tiếp tục hoạt động, lập căn cứ ở Yên Thế và trở thành thủ lĩnh danh tiếng nhất của phong trào với biệt danh "Hùm xám Yên Thế".

Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu lịch sử, cuộc khởi nghĩa Yên Thế xem là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất, dài nhất trong lịch sử dân tộc ta chống thực dân Pháp, kéo dài gần 30 năm từ năm 1884 đến năm 1913, làm cho thực dân Pháp bao phen kinh hồn bạt vía.

Có thể nói, bản lĩnh, tinh thần và lòng yêu nước của anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế đã khắc sâu trong lịch sử và tâm trí của nhiều thế hệ người dân Bắc Giang nói riêng và Việt Nam nói chung, trở thành bản hùng ca bất diệt của dân tộc.

Lễ hội diễn ra từ ngày 15 – 17/3. Ảnh: Trần Tuấn

Để bày tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ những công lao to lớn của vị anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám cùng nghĩa quân Yên Thế năm xưa, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Yên Thế lấy ngày 15-17 tháng 3 dương lịch để long trọng tổ chức lễ hội. Việc làm này thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, sự tri ân của thế hệ hôm nay với trời đất, các thần linh, các anh hùng nghĩa sỹ, nghĩa binh, dân binh, những người hi sinh cho đất nước và dân tộc đã một lòng trung thành, sống chết dưới cờ nghĩa của anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám làm thủ lĩnh.

Năm nào cũng vậy, đúng những ngày này, cả phần lễ và phần hội kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế, tưởng nhớ thủ lĩnh anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám cùng nghĩa quân được diễn ra trong không khí trang trọng và linh thiêng. Đây cũng là dịp trọng đại để Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Yên Thế, con cháu cụ Đề Thám cùng đông đảo du khách từ mọi miền Tổ quốc được về tề tựu đông đủ để dâng hương, lễ vật, tổ lòng thành kính, báo công người anh hùng về những thành tựu nổi bật đã đạt được trong năm qua.

Lễ hội Yên Thế được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 16/3/1984 nhân dịp kỷ niệm 100 năm cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Từ năm 2012, các địa điểm cuộc Khởi nghĩa Yên Thế đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia hạng đặc biệt, cùng năm Lễ hội Yên Thế được Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quyết định công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia./.

Nam Tuấn

Khi Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kỳ, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế (Bắc Giang) đã đứng lên đấu tranh. Có thể tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế qua 3 giai đoạn:

*Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.

* Giai đoạn 1893-1908: Thời kỳ này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.

* Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội, phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế. Đến ngày 10/2/1913, khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại, thì phong trào tan rã.

Như vậy, có thể thấy, cuộc chinh phục Việt Nam của thực dân Pháp đến năm 1897 đã hoàn thành về cơ bản. Phong trào vũ trang khởi nghĩa của văn thân sĩ phu được phát động rầm rộ từ miền Trung, rồi nhanh chóng lan ra miền Bắc và vào miền Nam sau khi vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành Huế phát hịch Cần Vương (13-7-1885) đến năm 1896 cũng đã đi vào thời kỳ tàn lụi với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Sơn, Hương Khê và cái chết của chủ tướng Phan Đình Phùng.

Theo Giáo sư sử học Đinh Xuân Lâm-Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) thì: "Đành rằng còn có một số thổ hào địa phương nổi dậy ngay từ đầu những ngày thực dân Pháp mới đặt chân tới đất nước ta vẫn cố vượt qua muôn vàn khó khăn của thời kỳ đổi mới để tiếp tục hoạt động, nhưng cũng chỉ đóng khung trong phạm vi nhỏ hẹp từng vùng để rồi dần tan rã.

Đặc biệt, trong khi đó cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám đứng đầu vẫn tiếp tục hoạt động, tất nhiên trong những điều kiện chiến đấu của thời kỳ mới cũng bắt buộc phải có những điều chỉnh mới về tổ chức lực lượng, cũng như về cách đánh. Nhưng đến đầu tháng 12-1897 hai bên thực dân Pháp và nghĩa quân Yên Thế đã đình chiến lần thứ hai, mỗi bên có những mục đích riêng. Thực dân Pháp thì cố tranh thủ thời gian đình chiến để chuẩn bị thêm điều kiện về lực lượng và vũ khí chờ ngày triệt hạ pháo đài cuối cùng của nhân dân ta và kết thúc giai đoạn bình định quân sự có lợi cho chúng. Còn nghĩa quân Yên Thế thì cũng ra sức củng cố lực lượng, xây dựng căn cứ chuẩn bị đối phó với những cuộc tấn công lớn biết trước thế nào cũng sẽ tới, và bước sang những năm 1909 đến 1913 thì dù cho có hoạt động đi chăng nữa thì cũng chỉ là những đợt sóng cuối cùng của phong trào yêu nước giết giặc hồi đó mà thôi. Để rồi với cuộc tấn công có quy mô lớn của quân đội thực dân Pháp bắt đầu từ ngày 9-1-1909 kéo dài gần một năm trời đến tận đầu tháng 1-1910 mới chấm dứt, sau đó với cái chết bi hùng của thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám (10-2-1913) thì phong trào khởi nghĩa Yên Thế mới thật sự chấm dứt”.

Có thể khẳng định rằng, trong các phong trào chống Pháp của nhân dân ta trước chiến tranh Thế giới lần thứ nhất (1914-1918) thì cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám đứng đầu kéo dài lâu nhất (1884-1913) làm cho thực dân Pháp lo ngại nhất và tổn thất nhiều nhất. Đồng thời, loại hình đấu tranh tự phát của nông dân Yên Thế tuy song song, tồn tại và phát triển cùng với phong trào Cần Vương chống Pháp (1885-1896), nhưng lại có trước, tồn tại lâu dài hơn, lại tương đối độc lập so với phong trào Cần Vương.

Đặc biệt, cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế mãi là một dấu son, niềm tự hào của mỗi người dân Yên Thế nói riêng và người dân Việt Nam nói chung trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta./.

Văn Thư

Giải bài tập 3 trang 136 SGK Lịch sử 11

Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm nào khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương chống Pháp?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào kiến thức cả bài để so sánh

Video liên quan

Chủ đề