Cúng rằm tháng giêng ở đâu

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu hay Tết Thượng nguyên là một lễ hội cổ truyền vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch.

Ở Trung Quốc, Tết Nguyên tiêu được coi là ngày lễ quan trọng nhất đầu năm mới, còn được gọi là "Lễ hội đèn hoa" hoặc "Hội hoa đăng". Ngày này còn những tập tục khác như cầu an, cầu phúc, ăn bánh trôi, ngâm thơ. Người ta còn ghi những câu ước nguyện của mình vào đèn lồng và thả bay lên trời.

Người dân TP HCM chuẩn bị thả hoa đăng trong ngày rằm tháng Giêng, năm 2017. Ảnh: Quỳnh Trần.

Rằm tháng Giêng ở Việt Nam xa dần điển tích nguyên thủy, pha trộn thêm yếu tố Phật giáo và của quan niệm dân gian. Đây là dịp lên chùa ước nguyện điềm lành của chúng sinh.

Vì ngày này là rằm đầu tiên của năm mới, thời điểm thích hợp để cầu nguyện an lành cho cả năm nên thu hút sự quan tâm, tham gia đông đảo của giới Phật tử và người dân. Câu nói "Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng" đã nói lên tầm quan trọng của hội rằm tháng giêng trong tâm thức mọi người.

Về cơ bản, trọng tâm của hội rằm tháng Giêng là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng và phát triển cho người dân và đất nước. Vì thế, ngày càng đông người đến chùa lễ Phật.

Sao hạn được dùng khá phổ biến trong lịch pháp Phật giáo để phối với ngày hoặc định cát hung. Có 9 ngôi sao (gồm Thủy diệu, Thái dương, Thái âm, Mộc đức, Thổ tú, La hầu, Thái bạch, Vân hớn, Kế đô) dùng phối năm xem vận mệnh con người. Người xưa cho rằng có mối liên hệ giữa thiên thể (9 sao) với con người. Mỗi năm, đàn ông hay phụ nữ đều có một sao khác nhau chiếu mệnh. Vào ngày sao hạn chiếu mệnh, cần thắp đèn thắp nến, cầu xin bình an, tăng thêm phúc thọ.

Do Tết Nguyên tiêu trùng với lễ giải sao Thái Bạch (giờ Dậu, ngày 15 âm lịch, theo quan niệm xưa), nên nhiều chùa kết hợp tổ chức lễ giải sao. Nghi lễ cúng sao đầu năm mỗi chùa một khác, tụng kinh cũng khác nhau. Đầu năm có hạn nên đến chùa, các tháng sau có thể làm ở nhà.

Tết Nguyên tiêu không có yêu cầu bắt buộc phải làm lễ ở chùa hay ở nhà, nhưng do tính chất cầu an ở chùa chỉ là chung chung nên đa phần ngoài đi chùa, mọi người vẫn làm tại nhà riêng. Chỉ cần chú ý đồ lễ ở nhà không cần to và long trọng như ngày cuối năm là được.

Nội dung văn khấn (chỉ để tham khảo):

Kính lạy Thần linh Thổ địa, Gia tiên họ ...., bà cô ông mãnh, chư vị tiên linh. Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng, năm Ất Mùi. Chúng con là............... Ngụ tại............ Chúng con thành tâm, bày biện hương hoa, nghi lễ cung trần, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh. Kính xin phù hộ độ trì, con cháu mạnh khỏe, gia đạo bình an, sở cầu như ý.

Nguyễn Mạnh Linh
Trưởng Phòng Phong thủy Kiến trúc
Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị

Đông nghẹt khách trước đường vào miễu Bà Bàu Mướp, thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, An Giang - Ảnh: BỬU ĐẤU

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online tại miễu Bà Bàu Mướp, thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, An Giang, có đông đúc người đi viếng cúng rằm. 

Cả đoạn đường hơn 200m trước cửa miễu Bà có nhiều xe cộ đậu đông đúc, dòng người tấp nập đổ về miễu Bà để cúng viếng Bà, càng về chiều lượng khách đổ về càng đông nghẹt.

Tại đây, phía bên ngoài thì dòng người đang đợi được đốt nhang cúng Bà, còn phía bên trong có hàng trăm người đang chen chân cúng Bà. Đặc biệt, nơi này còn bày sẵn khu vực ăn, uống miễn phí cho khách hành hương sau khi cúng viếng xong.

Ngược về khu du lịch quốc gia Núi Sam, TP Châu Đốc, nếu như bên trong lăng miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam có hàng trăm người đang cúng Bà thì nhiều điểm chùa trên Núi Sam cũng thu hút đông đảo du khách đến cúng rằm.

Hàng trăm khách hành hương chen chân để cúng Bà Chúa Xứ Núi Sam, TP Châu Đốc - Ảnh: BỬU ĐẤU

Bà Th., ngụ huyện Châu Thành, An Giang, cho biết cả nhà bà hôm nay sẽ đi đến nhiều điểm chùa để cầu may mắn, bình an cho gia đình trong năm mới. 

"Lúc Tết, cả nhà tôi không đi chùa vì sợ kẹt xe, nên bây giờ tranh thủ đi các điểm chùa vào ngày rằm tháng giêng này để cầu may mắn, bình an cho gia đình. Vì đây là rằm lớn trong năm nên chúng tôi phải đi cúng, những ngày rằm khác có thể không đi cũng được" - bà Th. vui vẻ nói.

Tiếp tục di chuyển lên chùa Long Sơn, phường Núi Sam, TP Châu Đốc ở lưng chừng Núi Sam vào lúc 11h30 thì nơi này vẫn có hàng trăm người đang cúng viếng tại chùa để cầu may mắn cho gia đình.

Miễu Bà Bàu Mướp, ở thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, An Giang, tổ chức khu vực ăn uống miễn phí cho khách hành hương sau khi cúng xong - Ảnh: BỬU ĐẤU

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, đại đức Thích Huệ Tâm - chủ trì chùa Long Sơn - cho hay rằm tháng giêng là rằm lớn nhất trong năm. Vì vậy, người Việt Nam thích đi ngày rằm này vì nhiều lý do khác nhau. 

Chùa Long Sơn đón trên 200 người/ngày, đặc biệt trong dịp rằm tháng giêng con số này gấp đôi, đôi khi gấp ba lần.

"Trong một năm có 3 ngày rằm lớn nhưng rằm tháng giêng là rằm thượng ngươn, được xem là rằm lớn nhất trong năm. Người ta thường hay nói ăn chay một năm không bằng đi chùa ngày rằm tháng giêng là vậy. 

Tức là nhiều người có việc bận rộn nên họ có thể đi ngày rằm tháng giêng sau Tết rồi sau đó đi làm ăn xa cũng được. Vì vậy, số người đi chùa vào ngày rằm tháng giêng rất đông so với các ngày khác", thầy Tâm nói.

Hàng ngàn người đổ về viếng Bà chúa xứ Núi Sam dịp rằm tháng giêng

BỬU ĐẤU

Vì sao nói cúng Rằm tháng Giêng quan trọng nhất trong năm?

Rằm tháng Giêng còn gọi là Tết Nguyên tiêu (chữ Nguyên là thứ nhất, tiêu là đêm).

Tết Nguyên tiêu là Tết quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt nên ông bà ta có câu: "Lễ quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng". Lễ cúng Rằm tháng Giêng rất quan trọng bởi đây là ngày Rằm đầu tiên của năm mới, ông bà ta xưa cúng Rằm tháng Giêng quan trọng như chuẩn bị cỗ Tết. Ngày nay nhiều vùng nông thôn bà con ăn cỗ Rằm tháng Giêng còn to hơn cỗ Tết, nhiều con cháu làm ăn tự do cũng nấn ná ở lại qua Rằm mới rời nhà trở lại với công việc.

Lễ cúng Rằm tháng Giêng nên cúng chay. Ảnh minh họa.

Ý nghĩa của việc cúng Rằm tháng Giêng ngoài tưởng nhớ công ơn của gia tiên trong nhà, sau là để con cháu thụ lộc đầu năm lấy may. Người xưa tin rằng Rằm tháng Giêng đức Phật giáng lâm, là dịp người người đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn…

Vì vậy trong ngày Rằm tháng Giêng phần lớn người dân - nhất là các phật tử sẽ đi chùa lễ Phật để cầu an, may mắn và mạnh khỏe trong năm mới.

Nhà có ban thờ Phật thì sẽ chuẩn bị phần lễ như sau:

Lễ cúng Phật: Mâm lễ cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết gồm hương, hoa, quả tươi, đèn (nến), xôi, oản… Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành.

Gia chủ có thể ngồi trước bàn thờ Phật tụng kinh Dược Sư để cầu bình an cho gia đạo cả năm. Nếu không tụng kinh được thì có thể dâng hương và tụng đọc bài khấn trong sách hướng dẫn khấn vái (có bán ở các cửa hàng bán đồ lễ).

Lễ cúng gia tiên: Có thể lễ mặn (nhưng khuyên gia chủ nên cúng đồ chay).

Mâm lễ có thể sắm:

  • Hương thơm
  • Hoa tươi (hoa cúc vàng).
  • Trầu 3 lá, cau 3 quả cành đẹp và dài (chỉ được xé cành cau, kiêng dùng dao kéo cắt).
  • Đĩa ngũ quả (5 loại quả, mỗi quả 1 màu).
  • 1 bao thuốc lá, 1 gói chè (loại 1 lạng/gói), 1 chén rượu, 1 chén trà (khô), 1 chén nước, 1 chén gạo, 1 chén muối
  • 1 đĩa to bánh kẹo các loại.
  • 1 đĩa xôi trắng (hoặc đỏ).
  • 1 con gà luộc
  • Tiền vàng mã (xưa các cụ dùng 5 đinh tiền vàng lễ, mỗi đinh gồm 10 lễ).

Mâm lễ cúng gia tiên là mâm lễ mặn, hoặc chay với đầy đủ các món ăn tinh khiết của ngày Tết. Đặc biệt trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước), với ý nghĩa Tết Nguyên tiêu mong muốn mọi việc cả năm được hanh thông, trôi chảy.

Thắp hương ngày Rằm tháng Giêng và các ngày rằm khác để mang lại may mắn, bình an

Thắp hương là một phần trong các nghi thức - nghi lễ cúng bái thần linh và tổ tiên, là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt ta, thể hiện lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên và chư vị Thánh Thần vì đã phù hộ, giúp đỡ cho gia đình trong suốt thời gian qua. Nhưng ngày Rằm tháng Giêng và những ngày rằm khác cần thắp mấy nén hương?

Vào những ngày rằm, các gia chủ thường thắp 3 nén nhang. Bởi 3 nén nhang mang lại ý nghĩa: tâm nhang (lòng thành gia chủ), giới nhang (vâng theo lời răn dạy của Đức Phật) và định nhang (tuyệt đối không thay lòng đổi dạ).

3 nén hương: Theo đạo Phật còn được gọi là Tam Bảo hương. Cái gọi là Tam Bảo, chính là Phật, Pháp, Tăng, trong đó Pháp chính là kinh Phật, còn Tăng là người xuất gia.

Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau: đó có thể là Tam bảo (Phật - Pháp - Tăng), Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), Tam thời (Quá khứ - Hiện tại - Vị lai), Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ).

3 nén hương có thể linh ứng báo tin, bảo vệ người trong nhà và giảm bớt tai ương.

Một số lưu ý người dân khi thắp hương:

- Hàng ngày thắp 1 nén hương, được gọi là Bình An hương, thường là thờ cúng Thần Linh trong nhà. Chỉ cầu người nhà bình an, mọi việc thuận lợi, sáng tối mỗi ngày một nén hương là đủ.

- Buổi tối không nên thắp hương thường xuyên, bởi thời điểm này xuất hiện rất nhiều năng lượng xấu, không nên thắp hương khấn vái vào giờ này để tránh xui xẻo cho gia đình.

- Theo giới tâm linh, việc cắm trụ sắt để thắp hương vòng là điều không nên. Muốn đốt hương vòng, bạn nên đặt hương vòng trong một cái đĩa và đốt lên - vừa tránh việc bị động bát hương, còn dễ làm sạch bàn thờ.

- Các chuyên gia thường khuyên rằng, việc thắp hương thường ngày là nên làm, bởi giúp bàn thờ có hương khói ấm cúng, gia đạo ấm áp, an bình.

- Thắp hương giúp truyền đạt mong ước, nguyện cầu tới thần linh, tổ tiên. Để việc dâng hương linh thiêng trong bát hương cần nạp cốt Thất Bảo, vừa giúp bát hương tăng thêm linh khí, tránh năng lượng xấu gây ảnh hưởng đến việc thờ cúng.

- Lưu ý, tuyệt đối không dâng hương với số nén chẵn vì điều này là đại diện cho cõi âm.

Các cụ xưa có một số nguyên tắc khi thắp hương, trong đó có khi dâng hương cần giữ tâm nhẹ nhàng, ăn mặc nghiêm chỉnh và thành tâm cầu nguyện.

Chuyên gia phong thủy gợi ý ngày giờ đẹp để cúng Rằm tháng Giêng

Xem thêm video đang được quan tâm

Bất ngờ TP. HCM phát hiện nhiều người mắc di chứng đông máu gây đột quỵ sau khi khỏi Covid-19.


Video liên quan

Chủ đề