Cpc và Actual CPC khác nhau như thế nào

Hiện nay, một trong những loại hình quảng cáo được nhiều người sử dụng để phát triển chiến dịch marketing của doanh nghiệp là loại hình CPC. Vậy CPC là gì? Và CPC có tầm quan trọng như thế nào trong marketing? Hôm nay, Xuyên Việt Media sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó, cùng theo dõi nhé.

CPC là thuật ngữ được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh “Cost Per Click”. Đây là hình thức trả phí quảng cáo dựa trên những cú click của khách hàng vào bài quảng cáo, hình thức này cũng được đánh giá là mang lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp.

Sỡ dĩ CPC được sử dụng nhiều nhất hiện nay vì khi bài quảng cáo chạy trên màn hình bạn sẽ không mất phí, chỉ khi khách hàng bấm vào quảng cáo thì bạn mới cần trả phí.

Cụ thể hơn, mỗi lần khách hàng click sẽ là một lần khách hàng ghé thăm vào trang của bạn, điều này sẽ thể hiện được sự quan tâm của khách hàng dành cho quảng cáo của bạn. Vậy số tiền bạn thanh toán cho quảng cáo bao nhiêu sẽ tương ứng với lượt quan tâm của khách hàng bấy nhiêu.   

Cpc và Actual CPC khác nhau như thế nào
CPC có tên tiếng Anh đầy đủ là Cost Per Click

THÔNG TIN THÊM: 4P trong marketing là gì?

Công thức tính CPC của Google Adwords được thể hiện như sau:

Cpc và Actual CPC khác nhau như thế nào
Công thức tính CPC

Chú thích:

  • Competitor AdRank: Thứ hạng quảng cáo 
  • Your Quality Score: Điểm chất lượng quảng cáo
  • Actual CPC: Chỉ số CPC

Để chiến dịch quảng cáo đạt được hiệu quả và đem đến lợi nhuận theo ý muốn, bạn cần làm sao để chi phí quảng cáo CPC không được vượt quá giá thầu cao nhất, việc của bạn lúc này là hãy giữ cho CPC ở mức thấp hơn hoăc bằng giá thầu cao nhất.

Xem thêm:  CPM là gì? Khái niệm và ý nghĩa CPM trong quảng cáo là gì?

Google Adwords sẽ dựa trên những tiêu chí như giá thầu tối đa, thứ hạng quảng cáo và cả điểm chất lượng của đối thủ để đưa ra mức phí thực tế mà bạn cần chi trả cho một quảng cáo CPC.

Khi sử dụng hình thức quảng cáo CPC sẽ có những ưu điểm và nhược điểm được như sau:

Điểm nổi bật của hình thức quảng cáo này là bạn có thể tối ưu được ngân sách quảng cáo. Bởi vì khi quảng cáo của bạn hiển thị đến người tiêu dùng và sẽ có những đối tượng không có nhu cầu sử dụng đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn thì họ sẽ không cần nhấp vào. Nếu khách hàng không nhấp vào thì doanh nghiệp của bạn sẽ không phải chi trả bất kỳ khoản phí nào. 

Cpc và Actual CPC khác nhau như thế nào
CPC giúp bạn tối ưu được ngân sách cho chiến dịch Marketing

XEM NGAY: Remarketing là gì?

Hình thức quảng cáo CPC đã được nhiều người sử dụng nên nếu chạy quảng cáo bằng những từ khóa được nhiều người tìm kiếm hoặc những từ khóa mang lại nhiều doanh thu thì bạn phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ. Điều này sẽ khiến bạn phải trả mức giá thầu quảng cáo khá cao.

Hình thức này có khả năng mang lại lợi nhuận cao nhưng đôi khi cũng khiến bạn phải bỏ ra một chi phí lớn khi sử dụng. Bởi vì hình thức quảng cáo này dựa vào những cú click chuột của những người tiêu dùng do đó sẽ có một vài  thành phần lợi dụng việc thanh toán như vậy sẽ thực hiện những cú click ảo nhằm làm tốn chi phí thanh toán quảng cáo của bạn.

Xem thêm:  CPL là gì? Khái niệm và lĩnh vực phù hợp với quảng cáo CPL

Để có thể giảm được chi phí quảng cáo trên hình thức CPC, nhưng vẫn đảm bảo chiến dịch quảng cáo có được kết quả tốt nhất cần thực hiện một số cách kiểm soát chi phí quảng cáo CPC như sau:

Để có thể hạ giá CPC cách tốt nhất và đơn giản nhất đó chính là tăng cao điểm chất lượng của từ khóa. Hiện nay, Google có một hệ thống giảm giá tự động dành cho những bài quảng cáo được thực hiện tốt.

Mỗi cú click sẽ được giảm từ 16 đến 50% nếu như tài khoản đó có điểm chất lượng lớn hơn 5, còn nếu tài khoản đó có điểm chất lượng thấp hơn 5 thì giá quảng cáo CPC tăng từ 25 đến 400%.

Để có thể làm tăng điểm chất lượng của quảng cáo, các bạn cần tuân thủ theo một số quy tắc sau:

  • Nội dung quảng cáo hấp dẫn và thu hút được nhiều cú click của người tiêu dùng.
  • Tạo dựng được những nhóm quảng cáo có cùng lĩnh vực liên quan hình thành mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
  • Tối ưu hóa nội dung quảng cáo tùy thuộc vào mục đích tìm kiếm của cá nhân. 
Cpc và Actual CPC khác nhau như thế nào
Một số cách hạ chi phí CPC cho doanh nghiệp của bạn

Phương pháp sẽ giúp bạn kiểm soát và hạ giá được CPC là loại bỏ những từ khóa không có tác dụng trước khi thêm những từ khóa mới vào tài khoản của mình. Bạn cần sử dụng những từ khóa hợp lý tránh phải tiêu tốn những ngân sách vào những cú click không hữu ích và click không liên quan.

Những cú click ảo là nhược điểm lớn nhất của hình thức quảng cáo CPC làm thất thoát nhiều chi phí của doanh nghiệp, sẽ có hai trường hợp tạo click ảo như sau:

  • Click do người tiêu dùng vô tình bấm nhầm đồng thời tạo thành nhóm click không hợp lệ.
  • Những click ảo do đối thủ cạnh tranh hoặc những bên cung cấp dịch vụ quảng cáo muốn trục lợi khiến cho doanh nghiệp của bạn phải chi với giá lớn cho quảng cáo. Trường hợp này thường xảy ra nếu bạn xây dựng quảng cáo trên những trang mạng nhỏ và ít trang web.

Để có thể loại bỏ hoàn toàn những cú click ảo này các bạn có thể dùng công nghệ tiêu diệt dựa trên các yếu tố như cookies, địa chỉ IP, trình duyệt hoặc hệ điều hành…Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng thuật toán Google hay phương pháp thống kê để kiểm soát được những cú click.

Dịch vụ dành cho doanh nghiệp

  • Dịch vụ viết bài SEO
  • Dịch vụ thiết kế Website

Trên đây là toàn bộ những thông tin về hình thức quảng cáo CPC, qua bài viết này Xuyên Việt Media hy vọng các bạn có thể hiểu rõ về CPC và cân nhắc lựa chọn hình thức này để quảng cáo cho dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp nhé.  

Quảng cáo là công cụ không thể thiếu trong chiến dịch Marketing của các doanh nghiệp, nhưng không phải ai cũng hiểu hết các khái niệm về quảng cáo để có thể đưa ra hướng đi chuẩn xác khi làm quảng cáo. Vậy những khái niệm nào phổ biến trong quảng cáo mà các doanh nghiệp đang áp dụng hiệu quả ngày nay?


Đầu tiên, chúng ta không thể bỏ qua khái niệm PPC (Pay-Per-Click), tuy nó không xa lạ với các nhà quảng cáo nhưng vẫn ít người biết rõ về khái niệm này.

Đối với SEOer chuyên nghiệp thì đã quá quen thuộc với loại hình thức quảng cáo này, đây là kiểu quảng cáo xuất hiện trên trang tìm kiếm bằng việc trả tiền khi ai đó nhấp vào quảng cáo của mình, nó giống như một lời đề nghị với khách hàng về sản phẩm của công ty thu hút những người quan tâm với đề nghị trên. Với loại quảng cáo này bạn cần tối ưu hóa thứ hạng quảng cáo và chi phí CPC (Cost-Per-Click) thấp hơn. Với hình thức quảng cáo này nhiều bạn hay nhầm lẫn với CPC và PPC.

Hai loại này có một sự phân biệt nhau, với PPC được hiểu là một loại hoạt động Marketing trả cho quảng cáo, còn về CPC được tính trên đơn vị tiền sẽ trả cho một lần click vào quảng cáo.

Những công cụ quảng cáo gắn liền với PPC 

SEM

SEM (Search Engine Marketing) là công cụ của tất cả các quảng cáo Digital để xếp hạng những keyword đưa ra theo nhiều cách. SEM có 2 hình thức trả phí và miễn phí dựa trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, và Yahoo. SEM sử dụng tối ưu hóa và quảng cáo xếp hạng tự nhiên cho các keywords.

CPC

CPC (Cost-Per-Click) là loại hình thức các nhà quảng cáo trả phí cho một lần nhấp vào mẫu quảng cáo. Với CPC bạn phải đấu thầu để xác định mẫu quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện ở đâu. Đấu thầu cao hơn thì được vị trí tốt hơn cho mẫu quảng cáo, hình thức này bạn sẽ đưa ra một mức giá tối đa cho mỗi lần nhấp vào quảng cáo của khách hàng. Cách xác định CPC phải trả là (Competitor’s Ad Rank/ Quality Score của bạn) + 0.01 = Actual CPC

Keyword (từ khóa)

Trong mỗi nhóm quảng cáo sẽ đặt ra những keyword mục tiêu liên quan hoặc cụm thuật ngữ từ khóa. Những từ khóa có nhiệm vụ để cho thanh công cụ tìm kiếm hiểu nó là một thuật ngữ hay câu hỏi truy vấn tìm kiếm mà bạn muốn đưa ra trên thanh công cụ SERPs. Khi bạn xác định từ khóa nào có hiệu suất tốt nhất, bạn có thể biết được CPC của từ khóa nào ít hiệu quả trong quảng cáo của mình.

Ad Text

Ad text là loại dùng từ khóa của bạn chèn vào các văn bản quảng cáo. Hãy nhớ Quality score được tính dựa trên quảng cáo liên quan chèn trong quảng cáo văn bản, nội dung trong quảng cáo nên chứa những từ khóa mà bạn đang đặt ra (kể cả Landing page cũng nên chèn vào).

Ad Rank (Xếp hạng quảng cáo)

Đây là giá trị xác định vị trí của quảng cáo trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Số liệu này sẽ dựa trên điểm chất lượng x giá thầu tối đa của bạn

Quality score (Điểm chất lượng)

Đây là điểm số dựa trên tỷ lệ nhấp chuột (CTR) của bạn - được đo theo CTR trung bình của quảng cáo ở vị trí đó cũng như mức độ liên quan của từ khóa, chất lượng landing page (trang đích) và hiệu suất các hoạt động trong quá khứ của bạn trên SERP.

Landing page (Trang đích)

Landing page cũng là một phần quan trọng trong chiến dịch quảng cáo trả phí. Đây là trang mà bạn hướng người dùng truy cập vào sau khi họ nhấp vào quảng cáo PPC của bạn. Đó có thể là một chủ đề, một bài giới thiệu hay những thứ gì đó khác, hãy chắc chắn rằng landing page của bạn đảm bảo tỷ lệ chuyển đổi tối ưu nhất.

Maximum Bid (Giá thầu)

Giá thầu là mức tối đa bạn chấp nhận thanh toán cho mỗi lần nhấp chuột vào quảng cáo của bạn. Đây là hình ảnh minh họa cho Maximum Bid

Bạn có thể đặt CPC của mình thành Manual bidding (có thể chọn số tiền giá thầu) hoặc tùy chọn nâng cao hơn cho phép các công cụ tìm kiếm điều chỉnh giá thầu của bạn. Một trong những tùy chọn nâng cao này bao gồm các chiến lược điều chỉnh giá thầu tự động dựa trên số lần nhấp chuột (click) hay chuyển đổi (conversion).

CPM (Cost per Mille)

CPM là hình thức tính chi phí cho mỗi 1000 lần hiển thị, được sử dụng phổ biến nhất trong Paid Social và Display Advertising (quảng cáo hiển thị).

Campaign (Chiến dịch)

Bước đầu tiên trong việc thiết lập quảng cáo PPC là xác định chiến dịch quảng cáo của bạn. Bạn có thể nghĩ về chiến dịch của mình như một thông điệp chủ chốt hoặc chủ đề mà bạn muốn truyền đạt thông qua quảng cáo của mình.

Ad Group (Nhóm quảng cáo)

Thông thường, bạn sẽ không mặc vừa tất cả kích cỡ của một bộ quần áo đúng không? Trong marketing cũng vậy, đó là lý do tại sao bạn sẽ tạo ra một loạt quảng cáo trong chiến dịch của mình dựa trên một bộ từ khóa có liên quan đến chiến dịch. Bạn cũng có thể đặt PPC cho từng nhóm quảng cáo mà bạn đã tạo.

Đây đều là những thuật ngữ cơ bản trong lĩnh vực Marketing, nắm vững các thuật ngữ này để có thể trở thành một marketer chuyên nghiệp, tự tin giới thiệu sản phẩm của mình đến khách hàng một cách tốt nhất.

Hãy subscribe blog của GrowSteak theo mẫu dưới đây để cập nhật thêm nhiều kiến thức và thông tin bổ ích về marketing và sales nhé.