Consideration và promissory estoppel là gì

“Consideration” là một trong bốn yếu tố để tạo nên một hợp đồng có hiệu lực. Tuy nhiên, điều khiến khái niệm này trở nên khó giải thích là không những vì thuật ngữ “consideration” trong pháp lý khác hoàn toàn với thông thường mà nó còn kéo theo một khái niệm khác – “bargained-for”.

Nếu như trong hoàn cảnh thông thường, “consideration” có nghĩa là sự suy xét, thì xét về mặt pháp lý, nó được xem như là một khoản giá trị (có thể là tiền, vật, hành vi, …) hoặc có thể được cụ thể hóa bằng các điều khoản và chúng phải có giá trị bồi hoàn (bargained-for exchange). Bồi hoàn ở đây nghĩa là sự trao đổi mà các bên đưa ra để tạo nên một hợp đồng có hiệu lực.

Xem xét case “Matter of Raymond P.Wirth” (được giới thiệu ở case 11.1 Business Law của Henry R. Cheeseman), theo đó, Wirth ký với Drexel Unversity một bản cam kết (pledge agreement) rằng Drexel tạo một quỹ học bổng mang tên Wirth, ngược lại, Wirth hứa sẽ tặng cho Drexel 150.000 đô la kèm theo ý định muốn có một sự ràng buộc pháp lý giữa hai bên (“intending to be legally bound”). Wirth chết hai tháng sau khi ký bản cam kết  với Drexel và trước khi số tiền được chuyển cho Drexel. Câu hỏi đặt ra là liệu có yếu tố consideration trong thỏa thuận này không?

Mặc dù Wirth chết hai tháng sau khi ký thỏa thuận, ý định chịu một sự ràng buộc pháp lý của Wirth  đã khiến cho thỏa thuận trở nên không thể bị vô hiệu hoặc không thể ràng buộc do thiếu đi yếu tố “consideration” (according to Pennsylvania’s Uniform Written Obligations Act, 33 Pa Stat Ann § 6).

Thậm chí nếu Wirth có mong đợi sự bồi hoàn cho lời hứa của mình, thì vẫn không có sự thiếu vắng của yếu tố “consideration” trong trường hợp này. Đơn giản là vì Drexel đã thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn bằng việc chấp nhận điều khoản trong thỏa thuận và hứa sẽ tạo một quỹ học bổng mang tên Wirth. Nhưng cần nói thêm, một điều khoản khác trong thỏa thuận cũng nêu rõ rằng “Wirth công nhận việc Drexel hứa sẽ sử dụng khoản tiền từ Wirth” sẽ cấu thành đầy đủ yếu tố “consideration” cho thỏa thuận này.

Tuy nhiên, trong một lập luận ngược lại, ở nhiều trường hợp tặng cho, “consideration” được xem như là một sự phụ thuộc bất lợi của bên được hứa tặng cho. Điều này có nghĩa là người được hứa tặng cho vẫn có thể làm lời hứa có hiệu lực nếu như họ, một cách hợp lý, dựa vào lời hứa đó mà bị rơi vào trạng thái bất lợi. Xem xét trường hợp này, Wirth chết trước khi số tiền được chuyển cho Drexel và trước khi Drexel bắt đầu thực hiện lời hứa của mình, như vậy, lời hứa chỉ là một lời hứa tặng tiền trong tương lai mà không hề có sự ràng buộc vì thực ra, Drexel chưa bị tác động bởi lời hứa của Wirth.

Tóm lại, “consideration” là một yếu tố quan trọng để cấu thành nên một hợp đồng có hiệu lực. Tuy nhiên, liệu có loại thỏa thuận nào tồn tại mà không có yếu tố “consideration” không?

Bài viết sau đây không những trả lời câu hỏi trên mà còn cho các bạn một cái nhìn toàn diện hơn về “Consideration” trong common law.

Consideration in Contract law – Is it just about “legal value” and “bargain-for-exchange”?

View all posts by bonafidelaw

  • Save
  • Cite
  • Email this content

    Copy this link, or click below to email it to a friend

    Email this content

    or copy the link directly:

    //www.oxfordlawtrove.com/view/10.1093/he/9780198855293.001.0001/he-9780198855293-chapter-5

Show Summary Details

Ewan McKendrick

Page of

Printed from Oxford Law Trove. Under the terms of the licence agreement, an individual user may print out a single article for personal use (for details see Privacy Policy and Legal Notice).

date: 20 May 2022

You do not currently have access to this chapter

Please sign in to access the full content.

Access to the full content requires a subscription

Your browser is no longer supported. Update it to get the best YouTube experience and our latest features. Learn more

Remind me later

Posted on 6 Tháng Hai, 2017 by Civillawinfor

THS.LS. PHẠM QUANG HUY  – Văn phòng Luật sư Hàn Sĩ Huy

1. Bản chất pháp lí của “consideration”

1.1. Khái niệm hợp đồng theo pháp luật Hoa Kỳ

Trước khi tìm hiểu “consideration” như là một thành tố của hợp đồng theo pháp luật Hoa Kỳ, cần tìm hiểu khái niệm hợp đồng theo quan điểm của các luật gia Hoa Kỳ. Theo đó, nếu “tại Hoa Kỳ, luật hợp đồng là thuật ngữ thường được sử dụng để miêu tả tập hợp các quy định áp dụng việc hình thành, thực thi và kết thúc các thoả thuận được sự nhất trí của các bên tư nhân”([1]) thì luật sư Hoa Kỳ Steven.H. Gifis định nghĩa ngắn gọn hợp đồng (contract) là “một lời hứa có quy định biện pháp khắc phục (remedy); hoặc thực hiện các nghĩa vụ được pháp luật công nhận; một giao dịch bao gồm 2 hay nhiều cá nhân có quyền đối ứng yêu cầu bên còn lại thực hiện lời hứa”.([2])

Mục §1-201(12) Bộ luật thương mại mẫu hay còn gọi là Bộ luật thương mại thống nhất của Hoa Kỳ (Uniform Commercial Code – UCC) định nghĩa: “Hợp đồng, để phân biệt với “thoả thuận”, có nghĩa là tổng nghĩa vụ pháp lí mà kết quả từ thoả thuận của các bên được quy định bởi [UCC] cũng như bổ sung bởi bất kì luật áp dụng khác”.([3]) Nói chung, pháp luật Hoa Kỳ nhìn nhận hợp đồng là một thoả thuận giữa hai bên hoặc nhiều bên có thẩm quyền, dựa trên những lời hứa lẫn nhau, để làm hoặc không làm một việc cụ thể hợp pháp và có thể thực hiện.([4]) Kết quả thoả thuận là nghĩa vụ hoặc nhiệm vụ có thể được thi hành tại toà án.

Gordon W. Brown và Paul A. Sukys chỉ ra sáu (06) thành tố của hợp đồng gồm có: 1) Đề nghị (giao kết hợp đồng); 2) Chấp thuận (đề nghị giao kết hợp đồng); 3) Đồng thuận; 4) Năng lực; 5) Consideration và 6) Tính hợp pháp.([5])

Về quyền tự do hợp đồng, J. Peter Byrne nhìn nhận là “quyền tự do của các bên trong việc quyết định có tham gia vào một giao dịch cụ thể và đồng ý các điều khoản của giao dịch đó hay không là nền tảng pháp lí của nền kinh tế thị trường”([6]) và “luật thương mại chỉ có hiệu lực ràng buộc các nghĩa vụ pháp lí khi các bên tham gia được cho là đã tự nguyện gánh vác các nghĩa vụ đó”.([7]) Dễ hiểu hơn nữa, luật gia Hoa Kỳ J. Peter Byrne nhận định “Luật hợp đồng đề cập tất cả các khía cạnh của việc hứa hẹn, giữ lời và không giữ lời”.([8]) Theo các luật gia Hoa Kỳ, hợp đồng và việc giữ lời hứa không có nhiều sự phân biệt.

Tóm lại, theo quan niệm của hệ thống pháp luật Common Law thì “về bản chất, hợp đồng là thoả thuận ràng buộc về mặt pháp lí giữa hai bên hoặc nhiều bên hoặc (như một số định nghĩa đã đặt ra) một tập hợp các lời hứa ràng buộc về mặt pháp lí được thực hiện bởi một bên hoặc nhiều bên”.([9])

1.2. Khái niệm và ví dụ minh hoạ cho “consideration”

Tổng quan, theo A. James Barnes, Terry Morehead Dworkin, Eric L. Richards, “consideration” thuộc bối cảnh hợp đồng như sơ đồ trang sau (trang 95):([10])

1. Từ điển luật Collins định nghĩa “Consideration là sự trao đổi, hứa hẹn theo đó mỗi bên được lợi và chịu thiệt. Trong luật Anh, yêu cầu có “consideration” trước khi hợp đồng ràng buộc pháp lí. Các nhà bình luận và lí thuyết gia pháp lí nhấn mạnh điều này dựa trên sự nhìn nhận hợp đồng là một món hời được trao đi đổi lại”.([11]) Tác giả Phạm Quang Huy dịch cụm từ này là “sự xem xét và hứa hẹn”,([12]) tác giả Ngô Huy Cương nhìn nhận là “khoản đối ứng”([13]) hoặc “nghĩa vụ đối ứng”([14]) ([15]); hoặc “đối phần nghĩa vụ”.([16])

Tác giả Phạm Duy nghĩa nhận định “consideration” là “nghĩa vụ đối ứng”, theo đó, “để hợp đồng được xác lập một cách có hiệu lực, ngoài cam kết của các bên phải tồn tại consideration như là một lời hứa của người được đề nghị giao kết hợp đồng sẽ thực hiện một nghĩa vụ đối ứng” và “theo thông luật, consideration phải được hiểu như là sự trả giá cho một người khi người này hứa thực hiện một hành vi nhất định”.([17]) Vì vậy, để thuận tiện trong việc bình luận và nghiên cứu, trong bài viết này, tác giả chủ ý giữ nguyên thuật ngữ tiếng Anh “consideration”.

Một lời hứa, hành động, không hành động (kiện) có giá trị pháp lí
Mặc cả và trao đổi
Một lời hứa, hành động, không hành động (kiện) có giá trị pháp lí

Bảng 1. Khái niệm “consideration”

(Nguồn: A. James Barnes, Terry Morehead Dworkin, Eric L. Richards, Law for Business (4th edition), Irwin, Ilinois, Massachusetts, USA, 1993, p. 149)

“Consideration” được William.J. Stewart đặt trong bối cảnh: “Trong hệ thống pháp luật Anh – Mỹ thì consideration là yếu tố tiên quyết. Các yêu cầu đối với một hợp đồng trong pháp luật Anh – Mỹ là có một đề nghị giao kết hợp đồng, chấp nhận giao kết hợp đồng, consideration, một ý định để thực hiện nghĩa vụ pháp lí”.([18]) Charles L. Knapp nhận định về “cam kết hứa hẹn” như sau: “Yếu tố đầu tiên của thoả thuận loại này là sự biểu thị cam kết của ít nhất một trong các bên (thường là của tất cả các bên) để thực hiện một số hoạt động trong tương lai”.([19]) Cụ thể, John D. Calamari và Joseph M.Perillo cho rằng “Consideration liên quan đến các loại hứa hẹn mà pháp luật sẽ thực thi”.([20])

Giản dị hơn, Gordon. W. Brown, và Paul. A. Sukys định nghĩa “consideration” là “điều có giá trị hứa hẹn của một bên nhằm đổi lấy một cái khác có giá trị của bên còn lại trong hợp đồng. Sự trao đổi này ràng buộc các bên với nhau”.([21]) Tương tự, “consideration” được coi là “một cái gì đó có giá trị được đưa ra nhằm đổi lại cho việc thực hiện hoặc hứa hẹn thực hiện với mục đích hình thành một hợp đồng; nói chung là cần thiết để thực hiện một lời hứa ràng buộc và thực hiện thoả thuận của các bên được thi hành như một hợp đồng. “Consideration” phân biệt hợp đồng với quà tặng”.([22]) Ví dụ minh hoạ cho điều này là một vụ việc (case) như sau: Dù Paula đang điều hành một doanh nghiệp thịnh vượng tại Bờ Tây và thích thú với cuộc sống “đơn thân”, cô đồng ý trở lại Bờ Đông để chăm sóc người mẹ già của cô. Nhằm thể hiện sự biết ơn, người mẹ hứa cho Paula khoản tiền trong tài khoản ngân hàng. Không văn bản nào được kí kết, và sau khi mẹ Paula chết, các con khác phản đối việc Paula sở hữu tài khoản ngân hàng trên. Những người này cho rằng không hợp đồng nào được thiết lập giữa mẹ và Paula vì Paula không đưa ra một consideration nào để đổi lại tài khoản ngân hàng đó. Toà án nhìn nhận: (1) Paula chăm sóc mẹ trên cơ sở đề nghị của mẹ cô và (2) việc cô từ bỏ việc kinh doanh thịnh vượng đã cấu thành lên “consideration” và theo đó lời hứa phải được thực thi.

Xem xét tình huống minh hoạ kể trên, trong trường hợp này, bản chất pháp lí của “consideration” là sự trao đổi hứa hẹn các vật có giá trị giữa các bên. Trên thực tế, Paula đã thực hiện các công việc (1) và (2), đổi lại, để cảm ơn, mẹ Paula đã hứa cho Paula số tiền trong tài khoản ngân hàng. Căn cứ vào sự trao đổi, sự hứa hẹn đều có giá trị (something of value), toà án công nhận có “consideration” trong sự trao đổi đó và việc trao cho Paula tài khoản ngân hàng của mẹ cô là hợp pháp.

2. Dẫn theo John D. Calamari và Joseph M. Perillo, trong một phán quyết, thẩm phán Hoa Kỳ đã so sánh “consideration” như là “chất keo kết buộc các bên cùng tới hợp đồng”.([23]) Về bản chất, “consideration” là điều gì đó cho đi để đổi lại nhận được điều gì từ người khác sẽ trở thành giao ước được ràng buộc theo luật pháp. Trên cơ sở “consideration”, các bên kết ước thiết lập nên hợp đồng có giá trị ràng buộc pháp lí với các quyền và nghĩa vụ thực hiện các điều kiện và điều khoản theo hợp đồng. Trong đó, tính pháp lí của “consideration” ở chỗ lợi ích và sự hi sinh của các bên phải hợp pháp. Thiếu vắng sự hợp pháp này, “consideration” vô hiệu. Như vậy, một bên giao kết hợp đồng không thể đồng ý làm một việc gì nếu như họ không có quyền hợp pháp làm việc đó. Tương tự, một bên giao kết hợp đồng không thể hứa không thực hiện một việc gì nếu họ không có quyền hợp pháp để (không) làm việc đó.([24])

3. Tìm hiểu sâu hơn nữa, tác giả thấy “consideration” gồm ba đặc tính: 1) Hứa hẹn trong suốt quá trình thương thuyết, mặc cả phụ thuộc vào “consideration” các bên nhận được; 2) “consideration” bao gồm một cái gì đó giá trị (something of value) và 3) lợi ích và sự hi sinh của các bên là hợp pháp.([25]) “Consideration” bao gồm sự trao đi, đổi lại các quyền và lợi ích giữa các bên giao kết hợp đồng. Trong sự trao đổi đó, điều gì là lợi ích của bên đề nghị giao kết hợp đồng sẽ là sự hi sinh của bên chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và ngược lại.

Bình luận về án lệ hợp đồng giữa Congregation Kadimah Toras – Moshe khởi kiện De Leo tại Tối cao pháp viện bang Massachusetts năm 1989 (số hiệu 405 Mass.365, 540 N.E.2d 691), các giáo sư luật Hoa Kỳ John P. Dawson, William Burnett Harvey, Stanley D. Henderson nhận định “Có thể nói rằng consideration là “vì lợi ích của bằng chứng” và được thiết kế để loại bỏ các mối nguy hiểm của sự hiểu lầm hoặc bội ước mà sẽ tham gia thực hiện lời hứa khi không có gì được trao đổi”.([26])

2. Một số loại hình “consideration”

2.1. Tiền, tài sản và dịch vụ

Tiền là “consideration” được đề nghị bởi một bên để đổi lấy lời hứa hoặc việc thực hiện hợp đồng của bên còn lại ([27]). Các bên tự do trong việc thương thảo về số tiền sử dụng làm consderation trừ trường hợp số tiền này có khung luật định (ví dụ: xăng, dầu, ga tự nhiên…).

Trước khi tiền trở thành phương tiện trao đổi trung gian, “consideration” bao gồm tài sản và dịch vụ. Thời hiện đại, đặc biệt trong chu kì suy thoái và lạm phát, đôi khi các bên thấy lợi ích hơn khi tham gia vào thoả thuận trao đổi hàng hoá/dịch vụ hơn là dựa trên lời hứa thanh toán bằng tiền mặt. Toà án Hoa Kỳ công nhận các thoả thuận trao đổi đó có “consideration” hợp lệ. Ví dụ, việc chuyển giao dịch vụ để đổi lại sử dụng xe của người khác hoặc hứa trao đổi đồng hồ lấy máy đánh chữ thể hiện lợi ích và sự hi sinh thiết lập nên “consideration” hợp lệ có thể ràng buộc thành hợp đồng ([28]).

2.2. Cam kết làm từ thiện

Vì các tổ chức từ thiện và các tổ chức phi lợi nhuận hoạt động dựa vào sự đóng góp thiện nguyện nên toà án Hoa Kỳ nhìn nhận các cam kết từ thiện là nghĩa vụ hợp đồng.([29]) Khi cam kết tài trợ cho một dự án thiện nguyện cụ thể, người làm từ thiện đã thiết lập một “consideration” đối với tổ chức thiện nguyện và dự án cụ thể đó. Xét về mặt pháp lí, cam kết từ thiện là một thoả thuận đơn phương có hiệu lực thực thi khi dự án khởi động.

2.3. Hứa không kiện

Lời hứa không kiện xảy ra khi một bên có tố quyền (quyền khởi kiện) này. Các bên thoả thuận điều kiện và điều khoản để bên có tố quyền không thực hiện việc khởi kiện. Đổi lại, bên bị đơn sẽ trả cho bên có tố quyền một khoản tiền. Phương thức này mang tính tập quán trong việc giải quyết các vụ kiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (tai nạn giao thông như ví dụ dưới đây). Loại hình “consideration” này thường được thực hiện đối với các vụ kiện tốn kém chi phí và mất thời gian. Dưới đây là một tình huống minh họa cho “consideration” hứa không kiện: Shaw bị thương khi một chiếc taxi thuộc sở hữu và điều hành bởi Công ty Taxi Andrews & Limo mất kiểm soát và đâm vào Shaw khi cô băng qua Đại lộ số 5 ở Trung Manhattan. Andrews đề nghị Shaw 250000 $ nếu Shaw sẽ đồng ý không khởi kiện chống lại công ty. Shaw đã đồng ý với các điều khoản. Vật giá trị mà Shaw chuyển giao cho Andrews là quyền khởi kiện (tố quyền). Toà án Hoa Kỳ sẽ tôn trọng thoả thuận này dựa trên lời hứa giữa các bên.([30])

Nếu xem xét ví dụ minh họa nêu trên trong hệ quy chiếu của pháp luật Việt Nam thì sẽ thấy thoả thuận không khởi kiện kể trên là vô hiệu. Bởi lẽ, thứ nhất, tố quyền (quyền khởi kiện) tại Việt Nam không thể giá trị được bằng tiền; thứ hai thoả thuận của các bên thuộc vào các điều cấm của pháp luật dân sự Việt Nam; thứ ba, trường hợp kể trên được xem xét là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trên thực tế, các va chạm giao thông ở Việt Nam dẫn đến thoả thuận tương tự không hiếm. Tuy nhiên, xét về mặt pháp lí, thoả thuận này chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với các bên trong va chạm giao thông và không được toà án nào công nhận.

Tóm lại, trên cơ sở xem xét các khái niệm và ví dụ minh họa nêu trên, “consideration” có bản chất pháp lí là vật/thứ/việc (things) được trao đi đổi lại giữa các bên trong giao kết hợp đồng, cam kết và hứa hẹn trao đổi các vật/thứ/việc (things) trong quá trình thực hiện hợp đồng trên thực tế. Trong đa số trường hợp, nếu không có “consideration” thì hợp đồng không có giá trị ràng buộc các bên trong giao kết hợp đồng.

3. Pháp luật dân sự Việt Nam và “consideration”

Nếu Việt Nam có Bộ luật dân sự và Luật thương mại có hiệu lực áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam thì Hoa Kỳ sử dụng Bộ luật thương mại mẫu hay còn gọi là Bộ luật thương mại Hoa Kỳ thống nhất (Uniform Commercial Code – UCC) cho các công việc liên quan đến hợp đồng hoặc giao dịch dân sự. UCC thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, cập nhật theo từng thời kì. Quốc hội các bang hoàn toàn có quyền thông qua để áp dụng UCC hay không trong sự cân nhắc phù hợp với hiến pháp và hệ thống pháp luật của bang mình.

Trong khi đó, Điều 396 Bộ luật dân sự Việt Nam (BLDS) năm 2005 “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng” quy định “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị” và khoản 1 Điều 393 BLDS năm 2015 quy định: “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị”. Giai đoạn giữa của việc trả lời và chấp nhận, theo pháp luật dân sự Việt Nam, không có ràng buộc tương tự như thành tố “consideration” theo pháp luật hợp đồng Hoa Kỳ. Với cách hiểu của người Hoa Kỳ về “consideration”, không có khái niệm nào trong pháp luật dân sự Việt Nam có ý nghĩa tương tự. “Consideration” không phải là các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo pháp luật Việt Nam (BLDS năm 2015 quy định 09 loại hình gồm: cầm cố, thế chấp tài sản, đặt cọc, kí cược, kí quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp và cầm giữ tài sản). Bản chất của “consideration” là một lời hứa – nghĩa vụ đối ứng có giá trị (something of value) trao đổi giữa các bên giao kết hợp đồng.

Chính việc có sự khác biệt trong khái niệm và bản chất pháp lí giữa hợp đồng nói chung và các nội dung nền tảng của hợp đồng nên việc hiểu không đúng hoặc giải thích không đúng hợp đồng giữa doanh nhân Việt Nam và đối tác Hoa Kỳ rất dễ dẫn đến tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Tác giả chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc nhận định “consideration” trong quá trình giao kết hợp đồng với đối tác Hoa Kỳ tại Mục 4 dưới đây.

4. Các lưu ý về “consideration” trong giao kết hợp đồng với đối tác Hoa Kỳ

Trước hết, doanh nhân, luật sư Việt Nam cần nghiên cứu kĩ lưỡng các loại hợp đồng dự kiến kí kết với đối tác Hoa Kỳ. Tiếp đó, doanh nhân, luật sư Việt Nam cần chỉ ra được các nội dung liên quan và hình thành nên “consideration” của hợp đồng dự kiến kí kết.

Tiếp theo, trong quá trình thương thảo, trao đổi với đối tác Hoa Kỳ, các doanh nhân Việt Nam cần cẩn trọng, đặc biệt là việc soạn thảo và trả lời email. Các bút tích điện tử này được pháp luật Hoa Kỳ hiểu là một dạng “consideration” nếu chứa các lời hứa hẹn (promises), lợi ích dự định trao đổi (benefits). Đồng thời, theo quan điểm của pháp luật Hoa Kỳ, toàn bộ những trao đổi, thống nhất, đệ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ cấu thành nên các điều kiện và điều khoản (terms and conditions) của hợp đồng và là một phần của hợp đồng. Bài học cho đối tác Việt Nam khi hợp tác với đối tác Hoa Kỳ, xét theo giác độ pháp luật hợp đồng, là giữ chữ tín (lời hứa) và cẩn trọng trong khi trao đổi, thống nhất trong quá trình đàm phán, thương thảo hợp đồng.

Thêm vào đó, theo pháp luật Hoa Kỳ, văn bản giấy của hợp đồng chỉ là kết quả văn bản hoá của hợp đồng. Hợp đồng là tổng thể những biên bản, ghi nhớ, trao đổi, thống nhất, xin ý kiến, phê duyệt của cấp có thẩm quyền… trong quá trình các bên giao kết hợp đồng. Các doanh nhân Việt Nam cần chú trọng tới ý chí, lời hứa ẩn chứa trong toàn bộ các nội dung kể trên, tránh hiểu lầm khi giao kết hợp đồng với đối tác Hoa Kỳ. Trong nhiều trường hợp, theo cách nhìn nhận của doanh nhân Hoa Kỳ, các “consideration” đã được phát sinh trong quá trình giao kết hợp đồng trên thực tế thông qua các biên bản, ghi nhớ, trao đổi, thống nhất, xin ý kiến, phê duyệt của cấp có thẩm quyền… nêu trên.

Ngoài ra, trong quá trình thương thảo, giao kết và thực hiện hợp đồng với đối tác Hoa Kỳ, các doanh nhân, luật sư Việt Nam cần hiểu rõ, đầy đủ, chính xác… nội dung hợp đồng từ bản gốc Anh ngữ, thay vì Việt hoá qua biên dịch. Điều này, trong một số trường hợp, dẫn đến hiểu sai và xảy ra tranh chấp trong việc thực hiện hợp đồng./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Thị Lan Anh, “Pháp luật hợp đồng Hoa Kỳ và những điểm khác biệt cơ bản so với pháp luật Việt Nam”, Tạp chí luật học, số 12/2010.

2. Barnes A. James, Terry Morehead Dworkin, Eric L. Richards, Law for Business (4th edition), Irwin, Ilinois, Massachusetts, USA, 1993.

3. Nguyễn Ngọc Bích, Buôn bán với Mỹ, Nxb. Trẻ TP. Hồ Chí Minh, 2002.

4. Brown, Gordon.W., Sukys Paul. A, Business law with UCC applications (9th edition), Glencoe, Mc GrawHill, NewYork, USA, 1993.

5. Charles L. Knapp, Luật hợp đồng trong Alan B. Morrison (chủ biên), Những vấn đề cơ bản của pháp luật Hoa Kỳ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.

6. Ngô Huy Cương, “Hai cặp phân loại hợp đồng căn bản”, Tạp chí khoa học luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 25 (2009).

7. Gifis, Steven.H, Dictionary of Legal Terms, Barron’s, New York, USA, 2008.

8. Nguyễn Thị Mai Hương, So sánh chế định giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ”, Luận văn thạc sĩ Luật kinh tế, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2010.

9. Phạm Quang Huy, “Bình luận về hợp đồng chuyển nhượng bất động sản hình thành trong tương lai”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 06 (262), kì 2 tháng 3/2014.

10. J. Peter Byrne, “Luật kinh doanh và thương mại: Những nguyên tắc cơ bản”, dẫn theo Ấn phẩm của Chương trình thông tin quốc tế, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 8/1994, tại “Hiệp định thương mại song phương Hoa Kỳ – Việt Nam đã có hiệu lực”, Phòng thông tin văn hoá Đại sứ quán Hoa Kỳ.

11. Jay M. Feinman, Luật 101: Mọi điều bạn cần biết về pháp luật Hoa Kỳ, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2012.

12. John D. Calamari, Joseph M.Perillo, The Law of Contracts, West Publishing, Minnessota, USA, 1987.

13. John P. Dawson, William Burnett Harvey, Stanley D. Henderson, Case and Comment on Contracts (6th edition), The Foundation Press, New York, USA, 1993.

14. Lindsay G.C., Justice Young, Contract, LBC Nutshell, New South Wales, Australia, 1987.

15. Phạm Duy Nghĩa, “Pháp luật chung về hợp đồng của Hoa Kỳ” trong Bước đầu tìm hiểu pháp luật thương mại Hoa Kỳ, Đào Trí Úc (chủ biên), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002.

16. Stewart, William.J., Collins Dictionary of Law, Collins, London, The United of Kingdom, 2006.

([1]).Xem: Charles L. Knapp, Luật hợp đồng trong Alan B. Morrison (chủ biên), Những vấn đề cơ bản của pháp luật Hoa Kỳ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr. 303.

([2]). Gifis, Steven.H, Dictionary of Legal Terms, Barron’s, New York, USA, 2008, p. 107.

([3]). Website Trường luật Cornell, //www.law. cornell.edu/ucc/1/article1.htm#s1-201, truy cập ngày 10/12/2015.

([4]). Brown, Gordon.W., Sukys Paul. A, Business law with UCC applications (9th edition), Glencoe, Mc GrawHill, New York, USA, 1993, p. 94.

([5]). Brown, Gordon.W., Sukys Paul. A., Ibid, p. 94.

([6]). J. Peter Byrne, “Luật kinh doanh và thương mại: Những nguyên tắc cơ bản”, dẫn theo Ấn phẩm của Chương trình thông tin quốc tế, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 8/1994, tại “Hiệp định thương mại song phương Hoa Kỳ – Việt Nam đã có hiệu lực”, Phòng thông tin văn hoá Đại sứ quán Hoa Kỳ, tr. 63.

([7]). J. Peter Byrne, sđd, tr. 63.

([8]). Jay M. Feinman, Luật 101: Mọi điều bạn cần biết về pháp luật Hoa Kỳ, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2012, tr. 294.

([9]). Lindsay G.C., Justice Young, Contract, LBC Nutshell, New South Wales, Australia, 1987, p. 3.

([10]). A. James Barnes, Terry Morehead Dworkin, Eric L. Richards, Law for Business (4th edition), Irwin, Ilinois, Massachusetts, USA, 1993, p. 146.

([11]). Stewart, William.J., Collins Dictionary of Law, Collins, London, The United of Kingdom, 2006, p. 100.

([12]). Phạm Quang Huy, “Bình luận về hợp đồng chuyển nhượng bất động sản hình thành trong tương lai”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 06 (262), kì 2 tháng 3/2014, tr. 28.

([13]). Ngô Huy Cương, “Hai cặp phân loại hợp đồng căn bản”, Tạp chí khoa học luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 25 (2009), tr. 29.

([14]). Nguyễn Thị Mai Hương, So sánh chế định giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ”, Luận văn thạc sĩ Luật kinh tế, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2010, tr. 10.

([15]). Vũ Thị Lan Anh, “Pháp luật hợp đồng Hoa Kỳ và những điểm khác biệt cơ bản so với pháp luật Việt Nam”, Tạp chí luật học, số 12/2010, tr. 12.

([16]). Nguyễn Ngọc Bích, Buôn bán với Mỹ, Nxb. Trẻ TP. Hồ Chí Minh, 2002, tr. 38.

([17]). Phạm Duy Nghĩa, “Pháp luật chung về hợp đồng của Hoa Kỳ” trong Bước đầu tìm hiểu pháp luật thương mại Hoa Kỳ, Đào Trí Úc (chủ biên), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, tr. 189 và 190.

([18]). Stewart , William.J., Collins Dictionary of Law, Collins, London, The United of Kingdom, 2006, p. 107.

([19]). Alan B. Morrison (chủ biên), sđd, tr. 304.

([20]). John D. Calamari, Joseph M.Perillo, The Law of Contracts, West Publishing, Minnessota, USA, 1987, p. 185.

([21]). Brown, Gordon.W., Sukys Paul. A., Business law with UCC applications (9th edition), Glencoe, Mc GrawHill, NewYork, USA, 1993, p. 94.

([22]). Gifis, Steven.H., Dictionary of Legal Terms, Barron’s, New York, USA, 2008, p. 107.

([23]). John D. Calamari, Joseph M.Perillo, ibid, p. 185.

([24]). Brown, Gordon.W., Sukys Paul. A., Ibid, p. 140, 141.

([25]). Brown, Gordon.W., Sukys Paul. A., Ibid, p. 139.

([26]). John P. Dawson, William Burnett Harvey, Stanley D. Henderson, Case and Comment on Contracts (6th edition), The Foundation Press, New York, USA, 1993, p. 198.

([27]). Brown, Gordon.W., Sukys Paul. A., Ibid, p. 140, 141.

([28]). Brown, Gordon.W., Sukys Paul. A., Ibid, p. 140, 141.

([29]). Brown, Gordon.W., Sukys Paul. A., Ibid, p. 141.

SOURCE: Tạp chí Luật học số 11(198), tháng 11/2016 (Tác giả cung cấp)

Related

Filed under: 8. LUẬT DÂN SỰ NƯỚC NGOÀI, Hợp đồng |

Video liên quan

Chủ đề