Công viên địa chất toàn cầu là gì

Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO là những khu vực địa lý riêng biệt, thống nhất gồm các điểm địa chất và cảnh quan có ý nghĩa quốc tế, được quản lý bằng một khái niệm tổng thể bao gồm việc bảo vệ, giáo dục và phát triển bền vững. Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO sử dụng di sản địa chất kết hợp với tất cả các khía cạnh khác về di sản thiên nhiên và văn hóa của khu vực nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết các vấn đề chính mà xã hội đang phải đối mặt, chẳng hạn như sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên trái đất, giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và giảm tác động của thiên tai. Bằng cách nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản địa chất của khu vực, Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO cung cấp cho người dân địa phương niềm tự hào và gắn bó cuộc sống của họ với khu vực. Việc tạo ra các doanh nghiệp địa phương đổi mới, những việc làm mới và các khóa học đào tạo chất lượng cao được kích thích khi các nguồn thu nhập mới được tạo ra thông qua du lịch địa chất, trong khi nguồn tài nguyên địa chất của khu vực được bảo vệ [1].

II. Các tiêu chí để Công viên Địa chất Toàn cầu

Theo UNESCO, các tiêu chí [2] để phát triển CVĐCTC có thể tóm tắt như sau:

  1. Qui mô và khung cảnh

CVĐCTC phải là khu vực có ranh giới rõ ràng và có diện tích đủ lớn để phục vụ phát triển kinh tế và văn hóa địa phương (chủ yếu thông qua du lịch). Mỗi CVĐC phải thể hiện được một loạt điểm địa chất (geosite) có ý nghĩa mang tầm quốc tế, khu vực và/hoặc quốc gia. Các điểm địa chất này có tầm quan trọng từ quan điểm khoa học, sự hiếm có, giáo dục và/hoặc thẩm mỹ.

  1. Quản lý và tham gia của địa phương

Thành công trong quản lý CVĐCTC chỉ có thể đạt được thông qua sự tham gia sâu sắc của địa phương. Sáng kiến tạo nên CVĐC phải đến từ cộng đồng/chính quyền địa phương với cam kết mạnh mẽ để phát triển và thực thi kế hoạch quản lý đáp ứng các nhu cầu kinh tế cho người dân địa phương, trong khi bảo vệ cảnh quan (địa chất) nơi họ sinh sống.

  1. Phát triển kinh tế

một trong những mục đích chiến lược của CVĐCTC là kích thích hoạt động kinh tế và phát triển bền vững. CVĐCTC tìm kiếm sự trợ giúp của UNESCO để khuyến khích phát triển kinh tế xã hội bền vững về văn hóa và môi trường. Điều này có tác động trực tiếp đến các khu vực liên quan bằng cách cải thiện điều kiện sống của con người và môi trường nông thôn.

  1. Giáo dục

CVĐCTC phải cung cấp và tổ chức hỗ trợ, các công cụ và các hoạt động để truyền đạt các kiến thức khoa học địa chất và các khái niệm môi trường cho công chúng. Mọi hoạt động giáo dục cần phản ánh những khía cạnh đạo đức xung quanh bảo vệ môi trường toàn diện.

  1. Bảo vệ và bảo tồn

CVĐCTC góp phần vào việc bảo tồn các đặc điểm địa chất quan trọng. Theo quy định pháp luật hoặc quốc gia, CVĐCTC sẽ góp phần bảo tồn các đặc điểm địa chất quan trọng [2] bao gồm:

  • Các đá đại diện xuất lộ tại chỗ
  • Khoáng vật và khoáng sản
  • Hoá thạch
  • Các dạng địa hình và cảnh quan

Và cung cấp thông tin về các ngành khoa học địa chất khác nhau như:

  • Khoa học Trái đất
  • Địa chất kinh tế và khai thác mỏ
  • Địa chất công trình
  • Địa mạo học
  • Địa chất băng hà
  • Thủy văn
  • Khoáng vật học
  • Cổ sinh vật học
  • Thạch luận
  • Trầm tích học
  • Khoa học đất
  • Hang động học
  • Địa tầng
  • Địa chất cấu trúc
  • Núi lửa học.
  • Mạng lưới toàn cầu

Mạng lưới CVĐCTC toàn cầu cung cấp nền tảng hợp tác và trao đổi giữa các chuyên gia và các học viên trong các vấn đề về di sản địa chất.

Các tiêu chí trên cho thấy rằng CVĐCTC có ba mục tiêu chính: bảo tồn, giáo dục và thúc đẩy kinh tế địa phương thông qua du lịch địa chất. Để đạt được các mục tiêu này, CVĐCTC cố gắng tận dụng lợi thế của hoạt động mạng lưới, kiến thức và lực lượng lao động của địa phương.

III. Mạng lưới CVĐCTC hiện nay

Tính đến tháng 9 năm 2015, 120 công viên địa chất ở 33 nước hiện đang là thành viên của Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO [3].

Công viên địa chất toàn cầu là gì
Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu đến tháng 9 năm 2015

Bảng 1: Danh sách Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO (tính đến tháng 9, năm 2015)

Công viên địa chất toàn cầu là gì

Công viên địa chất toàn cầu là gì

Công viên địa chất toàn cầu là gì

Tài liệu tham khảo

1. UNESCO Global Gepparks, Celebrating Earth Heritage, Sustaining local Communities. Published in 2016 by the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization 7, place de Fontenoy, 75352 Paris 07 SP, France.

2. Guidelines and Criteria for National Geoparks seeking UNESCO’s assistance to join the Global Geoparks Network (GGN).