Công nhiệp hóa hiện đại hóa công nghiệp nông thôn năm 2024

Nước ta vốn là một nước nông nghiệp, diện tích đất đai và dân cư nông thôn chiếm tỷ lệ lớn, trình độ sản xuất nghèo nàn và lạc hậu, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta hiện nay.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp tục khẳng định công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhưng trong bối cảnh phát triển mới, đất nước ngày càng hội nhập sâu vào quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa, cũng như phải đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, đòi hỏi các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cũng làm cho sự liên kết ngày càng bền chặt giữa việc xây dựng một nước Việt Nam phát triển, giàu mạnh, chủ động trong các quan hệ kinh tế đa phương, tích cực tham gia vào việc tạo ra chuỗi giá trị toàn cầu với việc bảo đảm tính độc lập, tự chủ và phát triển bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cũng phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, chẳng hạn, sự bất cập trong các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, giữa quá trình đô thị hóa với quá trình phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn; mâu thuẫn giữa lợi ích công nghiệp với nông nghiệp; giữa thành thị với nông thôn, giữa quá trình đô thị hóa với quá trình phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới; mâu thuẫn giữa nền nông nghiệp dựa trên tri thức khoa học với sự bảo tồn giá trị và tri thức nông nghiệp truyền thống, giữa hàng hóa nông nghiệp hiện đại được sản xuất bởi những tiến bộ khoa học - kỹ thuật và cơ giới hóa với những sản phẩm nông nghiệp mang sắc thái vùng, miền tự nhiên có giá trị chênh lệch cao…

Vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã được nghiên cứu, bàn luận nhiều, nhưng vẫn còn dừng lại ở những vấn đề về kinh tế, một phần về xã hội, chưa có những nghiên cứu toàn diện về kết quả và tác động của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, trong đó có những yếu tố hình thành nên diện mạo nông thôn mới.

Để góp phần cung cấp thông tin, tư liệu khoa học, những luận cứ, quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn, công tác học tập và nghiên cứu lý luận, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật xuất bản cuốn sách: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn – Vấn đề và giải pháp, do PGS. TS. Lê Quốc Lý biên soạn. Cuốn sách tập trung vào một số nội dung chính sau:

Thứ nhất, cách thức tiếp cận mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở thực tiễn sinh động của nền nông nghiệp nước nhà.

Thứ hai, các vấn đề đặt đối với các chính sách nông nghiệp, cơ cấu công - nông nghiệp trong nền kinh tế, vấn đề quy hoạch các vùng phát triển kinh tế, những chuyển hóa xã hội và đô thị hóa do tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn trên các mặt: kinh tế, chính trị, xã hội, nhận thức, tư duy, thói quen…

Thứ ba, đánh giá những mặt được và chưa được của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời gian qua và kiến giải những vấn đề cần đổi thay trong nhận thức, chính sách, chủ trương và giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện mới; các chính sách khoa học và công nghệ hiện đại liên quan tới chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn mới trong xu thế hội nhập quốc tế của Việt Nam, v.v..

Thứ tư, nhận thức mới về sở hữu ruộng đất, về quan hệ sản xuất do công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời gian qua nhằm tìm những triết lý phát triển mới đối với nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay và tương lai.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận 54-KL/TW ngày 7/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là các Bộ, ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt các mục tiêu của Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, Kết luận 97-KL/TW và Kết luận 54-KL/TW. Trên cơ sở kết quả tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, cần nghiêm túc đánh giá những mặt hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm rút ra, từ đó, xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, nhân rộng cách chỉ đạo tốt, mô hình hay nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu đến năm 2020 và năm 2025 của Nghị quyết Trung ương 7 khóa X.

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: vov.vn)

Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Một nhiệm vụ trọng tâm khác là thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Trong đó, tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo Quyết định 1819/QĐ-TTg ngày 16/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Trong từng lĩnh vực, tiến hành rà soát, xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp theo 3 trục sản phẩm (chủ lực quốc gia; chủ lực cấp tỉnh; đặc sản địa phương theo mô hình "mỗi xã một sản phẩm"), lồng ghép vào các quy hoạch phát triển ngành cấp quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các vùng và từng địa phương.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với công nghiệp chế biến, kết nối với thị trường tiêu thụ; kết nối với mạng lưới tiêu thụ toàn cầu; nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam, cả thị trường nội địa và quốc tế.

Đồng thời, đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, phát triển công nghiệp, ngành nghề dịch vụ ở nông thôn nhằm nâng cao hiệu quả lao động, tăng thu nhập, chất lượng đời sống người dân khu vực nông thôn. Tăng cường đầu tư, ứng dụng cơ giới hóa trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng loại cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch, thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản; khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh, chế biến công nghệ cao. Phát triển các cụm công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, các ngành nghề, công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là các ngành sử dụng nhiều lao động gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.

Xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện

Kế hoạch cũng đề ra nhiệm vụ thực hiện xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững, đi vào chiều sâu, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của người dân nông thôn.

Nâng cao thu nhập của người dân nông thôn, hỗ trợ làm giàu, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách an sinh xã hội ở khu vực nông thôn. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân khu vực nông thôn theo hướng bền vững. Bảo vệ môi trường và cải tạo cảnh quan nông thôn.

Ngoài ra, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất. Tiếp tục đổi mới và nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, trọng tâm là phát triển doanh nghiệp nông nghiệp. Đẩy mạnh liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt, dẫn dắt.

Tiếp tục đầu tư phát triển nâng cấp và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, gắn với phát triển đô thị và toàn nền kinh tế, đặc biệt là các công trình giao thông, thủy lợi, điện, nước, viễn thông, công trình phòng, chống thiên tai, công trình phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu, hệ thống hạ tầng thương mại ở nông thôn./.

Chủ đề