Công nghiệp hóa hiện đại hóa với ngành y năm 2024

Sổ sức khỏe điện tử là ứng dụng trên nền tảng thiết bị điện tử của Bộ Y tế giúp người dân Việt Nam dễ dàng quản lý thông tin sức khỏe của bản thân, chủ động phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình mọi lúc, mọi nơi.

Với Sổ sức khỏe điện tử, mỗi người dân sẽ có 1 quyển sổ y bạ điện tử gồm thông tin sức khỏe, lịch sử khám chữa bệnh, tiêm chủng; tạo thuận lợi cho cán bộ y tế chẩn đoán và điều trị bệnh giúp người dân được chăm sóc sức khỏe toàn diện và liên tục, giảm bớt chi phí khám chữa bệnh.

Đối với ngành y tế, Sổ sức khỏe điện tử có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng y tế điện tử, ứng dụng phát triển y tế thông minh, góp phần hiện đại hóa ngành y tế, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân.

Công nghiệp hóa hiện đại hóa với ngành y năm 2024

Sổ sức khỏe điện tử là ứng dụng trên nền tảng thiết bị điện tử của Bộ Y tế giúp người dân Việt Nam dễ dàng quản lý thông tin sức khỏe của bản thân.

Ứng dụng có các tính năng nổi bật như đăng ký tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19, khai báo y tế online, chứng nhận tiêm chủng ngừa Covid-19, tư vấn y tế từ xa, quản lý hồ sơ sức khỏe, cẩm nang y tế. Bộ Y tế đang triển khai thử nghiệm tại một số tỉnh các tính năng mới tư vấn sức khỏe F0 và đặt lịch khám tại cơ sở y tế.

Trong năm 2022, Bộ Y tế mở rộng ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử trong 4 lĩnh vực: Quản lý bệnh không lây nhiễm; Quản lý và chăm sóc sức khỏe trẻ em; Quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên; Quản lý khám, chữa bệnh y học cổ truyền.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh được giao nhiệm vụ xây dựng hệ thống thông tin quản lý khám chữa bệnh hình thành kho dữ liệu quản lý Hồ sơ sức khỏe điện tử. Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương sẽ thực hiện việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý khám, chữa bệnh y học cổ truyền kết nối Sổ sức khỏe điện tử.

Hệ thống thông tin quản lý bệnh không lây nhiễm kết nối Sổ sức khỏe điện tử sẽ do bệnh viện Nội tiết trung ương thực hiện. Hệ thống thông tin quản lý và chăm sóc sức khỏe trẻ em kết nối Sổ sức khỏe điện tử được giao cho bệnh viện Nhi trung ương. Thực hiện hệ thống thông tin quản lý khám, chữa bệnh ngoại trú chi trả bảo hiểm xã hội kết nối Sổ sức khỏe điện tử là bệnh viện E. Và nhiệm vụ xây dựng hệ thống thông tin quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên kết nối Sổ sức khỏe điện tử được giao cho bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm nữa của ngành y tế trong năm 2022 là bước đầu hình thành kho dữ liệu y tế, đặc biệt là lưu trữ dữ liệu từ các hệ thống thông tin do Bộ Y tế là chủ quản nhưng chưa thuộc quản lý của Bộ Y tế; hình thành phòng thí nghiệm khoa học dữ liệu để khai thác kho dữ liệu, hướng tới đào tạo nhân lực về khoa học dữ liệu ngành y tế.

Việc hình thành kho dữ liệu y tế và phòng thí nghiệm khoa học dữ liệu chính là nhằm giải quyết bài toán các hệ thống thông tin, hệ thống ứng dụng của ngành y tế hiện chưa được kết nối, chia sẻ cũng như chưa khai thác hiệu quả các dữ liệu.

Ngành y tế sẽ thuê dịch vụ ứng dụng AI trong thực hiện dịch vụ công mức 4 các lĩnh vực quản lý dược, quản lý trang thiết bị y tế và hỗ trợ chỉ đạo, điều hành công tác phòng chống dịch; theo hình thức dịch vụ trọn gói, sử dụng dữ liệu hiện có của Bộ Y tế, các nguồn dữ liệu hợp pháp khác và tri thức chuyên gia để đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý về thông tin hỗ trợ xử lý nghiệp vụ, hỗ trợ chỉ đạo điều hành. Tài sản trí tuệ bao gồm phần mềm và dữ liệu hình thành từ việc cung cấp dịch vụ thuộc toàn quyền sở hữu của Bộ Y tế, tuân thủ pháp luật và các quy định của nhà nước về bảo mật dữ liệu.

Công nghệ AI cũng được ứng dụng vào một số hoạt động trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh như hỗ trợ chẩn đoán và điều trị sớm một số bệnh ung thư thường gặp tại Việt Nam; hỗ trợ chẩn đoán và đoán bệnh da liễu; hỗ trợ chẩn đoán và đoán bệnh lao phổi.

Bộ Y tế còn tập trung triển khai các nhiệm vụ khác như: Hoàn thành các nhiệm vụ Bộ Y tế được giao tại Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; chuyển đổi số trong công tác quản lý nhà nước về y tế, bước đầu hình thành hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát, hậu kiểm trực tuyến...

(ĐCSVN) - Công nghệ thông tin đã trở thành công cụ hữu ích cho cải cách hành chính, rút ngắn thời gian khám chữa bệnh, giảm quá tải, nâng cao hiệu suất làm việc, giải quyết, xử lý nhanh công việc, giảm thiểu sự cố y khoa, góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Xác định được tầm quan trọng đó, thời gian qua ngành Y tế Vĩnh Phúc đã và đang từng bước hiện đại hóa tạo thuận lợi cho công tác khám, chữa bệnh

Công nghiệp hóa hiện đại hóa với ngành y năm 2024
Ảnh minh họa (Ảnh: M.P)

Đến nay, 100% các bệnh viện tuyến tỉnh, trung tâm y tế tuyến huyện, các bệnh viện tư nhân và bệnh viện ngành sử dụng phần mềm quản lý bệnh viện (HIS) trong quản lý, điều hành và ứng dụng trong khám, chữa bệnh, thanh toán bảo hiểm y tế. 100% các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện kết nối liên thông dữ liệu khám, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế với cơ quan Bảo hiểm xã hội qua hệ thống giám định điện tử, bảo đảm công khai, minh bạch. Hiện 100% các bệnh viện có phần mềm kết nối tự động các máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học, tự động trả kết quả trên hệ thống, bảo đảm nhanh chóng, thuận tiện. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân, 9/9 huyện, thành phố đã triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử cho trên 85% dân số.

Việc triển khai sử dụng hệ thống phần mềm phục vụ công tác khám chữa bệnh đã mang lại những hiệu quả thiết thực, nâng cao chất lượng quản lý, điều hành tại các đơn vị. Thông tin giữa các các bộ phận được gửi, nhận chia sẻ nhanh chóng, đúng lúc, đúng thời điểm đã tiết kiệm thời gian, chi phí trong hoạt động quản lý, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Hệ thống phần mềm được triển khai có độ chính xác cao, giảm thiểu tối đa sai sót trong quá trình hoạt động tại các bộ phận.

Tất cả các bệnh viện trên địa bàn tỉnh đều có phần mềm kết nối tự động các máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học, tự động trả kết quả trên hệ thống, bảo đảm nhanh chóng, thuận tiện. Hệ thống giúp kết nối các máy xét nghiệm trả kết quả tự động sang phần mềm HIS kịp thời và chính xác, giúp các bác sỹ có y lệnh kịp thời xử lý tình trạng của người bệnh.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dược, quầy thuốc, nhà thuốc, Sở Y tế phối hợp với Viettel Vĩnh Phúc tổ chức tập huấn, chuyển giao tổng số 454 tài khoản, hướng dẫn sử dụng phần mềm đến từng cơ sở. Đến nay có 437 cơ sở kết nối liên thông, trong đó có 11 nhà thuốc bệnh viện, 1 nhà thuốc trung tâm y tế tuyến tỉnh, 10 nhà thuốc trung tâm y tế tuyến huyện, 187 nhà thuốc tư nhân, 227 quầy thuốc trạm y tế tuyến xã, 1 tủ thuốc trạm y tế xã.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Y tế, hiện cơ sở hạ tầng và việc ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế và phát triển bền vững, hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới, nhất là đối với việc chuyển đổi từ ứng dụng công nghệ thông tin sang xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử, cơ sở y tế thông minh.

Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Y tế, tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng Đề án triển khai ứng dụng công nghệ thông tin ngành Y tế tỉnh giai đoạn 2020-2025. Mục tiêu đến năm 2021-2022, Vĩnh Phúc hoàn thiện Trung tâm điều hành y tế, tích hợp thành công với trục tích hợp dữ liệu của tỉnh. Đối với công tác phòng bệnh, khám chữa bệnh, đến năm 2021, có 100% cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh và huyện triển khai hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh và hệ thống lưu trữ, thu nhận hình ảnh (RIS-PACS) ở mức cơ bản, riêng Bệnh viện Đa khoa tỉnh ở mức cao; tối thiểu 50% cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh, tuyến huyện triển khai bệnh án điện tử và thanh toán online; 100% cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh, tuyến huyện thực hiện số hóa hồ sơ bệnh án và ký số điện tử. Đến năm 2023, có 100% cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh, tuyến huyện triển khai bệnh án điện tử và thanh toán online.

Đồng thời, xây dựng cây thông tin KIOS tại tất cả các bệnh viện tuyến tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật. Phấn đấu đến năm 2024-2025, có 2 cơ sở khám chữa bệnh đầu ngành là Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ khám, chữa bệnh một số chuyên ngành như: Ung bướu, tim mạch… 100% các bệnh viện tuyến tỉnh triển khai hệ thống theo dõi chỉ số đo lường chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, khảo sát độ hài lòng người bệnh, báo cáo sự cố y khoa.