Công dụng chính của rau má là gì năm 2024

Rau má không chỉ là một nguồn cung cấp dinh dưỡng quý báu mà còn mang lại tác dụng tốt đối với sức khỏe. Với khả năng làm dịu cùng các dưỡng chất sẵn có, loại rau này có tác động tích cực đến hệ tiêu hóa, làm lành da và giúp cải thiện trí nhớ. Bên cạnh đó, rau má cũng có những tác dụng phụ và tương tác với một số loại thuốc nếu sử dụng không đúng cách. Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu thêm về loại rau này qua bài viết sau nhé!

\>>> Xem thêm:

  • 10 công dụng của rau đay bạn có thể chưa từng nghe qua
  • Gạo lứt có tốt không? Tác dụng của gạo lứt với sức khỏe

Rau má (Centella asiatica) hay còn có tên gọi tích tuyết thảo – là một loài cây thân mọng nước vô cùng phổ biến và có giá trị dinh dưỡng cao. Cây rau má có xuất xứ từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, thường được tìm thấy tại các bờ sông, ao rừng và các vùng đất ẩm ướt khác. Đặc điểm của loại cây này rất phong phú từ thân đến hoa, quả đều có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như y học, ẩm thực và làm đẹp.

\>>> Xem thêm:

  • Cải Kale là gì? Một số cách chế biến món ngon mà bạn chưa biết
  • Khoai lang – Thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng
    Rau má còn được gọi là Centella asiatica (Nguồn: Internet)

Uống rau má có tác dụng gì?

Loại rau này không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng mà còn được biết đến với nhiều dược tính quý báu theo cả y học cổ truyền và y học hiện đại. Hãy tìm hiểu xem liệu ăn, uống nước rau má có tác dụng gì đặc biệt cho sức khỏe nhé!

Theo y học cổ truyền

Theo quan điểm của y học cổ truyền, rau má được sử dụng để điều trị và làm thuốc bổ trong nhiều năm. Các tác dụng của loại rau này trong y học cổ truyền bao gồm:

  • Thanh nhiệt và dưỡng ẩm.
  • Lợi tiểu.
  • Nhuận gan và giải độc.
  • Chữa bệnh hư khí
  • Rôm sẩy
  • Bạch đới
  • Tả lỵ
  • Mụn nhọt.
  • Sát trùng.

\>>> Xem thêm:

  • Tác dụng của rau muống là gì? Ăn rau muống nhiều có tốt không?
  • Nấm hương: CÔNG DỤNG từ nấm hương đối với sức khỏe
    Tác dụng của rau má dưới góc nhìn y học cổ truyền (Nguồn: Internet)

Theo y học hiện đại

Saponis – thành phần có trong rau má được nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị đối với:

  • Khả năng kích thích quá trình phân chia tế bào da, thúc đẩy tổng hợp collagen và giúp làm lành vết thương. Từ đó giúp da trở nên mềm mịn, giảm vết nhăn và làm chậm quá trình lão hóa.
  • Hoạt chất asiaticoside trong rau có tác dụng giúp loại bỏ lớp màng sáp bọc vi khuẩn phong và lao, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn này.
  • Chất xơ trong rau má giúp làm giảm Cholesterol xấu trong máu và cải thiện lưu thông máu. Các hoạt chất khác cũng giúp làm giãn nở mạch máu, giúp giảm cơn đau tim và làm cho hệ tim mạch hoạt động tốt hơn.
  • Giảm căng thẳng và lo lắng, cải thiện trí nhớ và độ tập trung, đặc biệt là ở người cao tuổi.
  • Ổn định DNA và ngăn chặn quá trình biến đổi tế bào thành ung thư.

\>>> Xem thêm:

  • Tác dụng của táo đỏ bạn nên biết khi ăn
  • 10+ Tác dụng không ngờ của cà rốt bạn nên biết
    Công dụng của rau má dưới góc nhìn y học hiện đại (Nguồn: Internet)

Liều dùng rau má

Rau có thể sử dụng ở nhiều dạng khác nhau như tươi, khô, bột,… Tùy theo mục đích và sở thích của mỗi người mà có thể chọn cách dùng phù hợp nhất. Liều lượng dùng loại rau này cũng cần phải hợp lý và an toàn. Theo các chuyên gia sức khỏe, liều dùng được khuyến cáo khoảng 40 gram rau mỗi ngày. Đối với những người bị suy tĩnh mạch (tuần hoàn máu ở chân) thì chỉ nên dùng 60 – 180 mg/ngày.

\>>> Xem thêm:

  • Nấm bào ngư: Thông tin về lợi ích và một số lưu ý khi sử dụng
  • Tác dụng của quả đậu bắp đối với sức khỏe
    Theo các chuyên gia sức khỏe, mỗi ngày chỉ nên tiêu thụ khoảng 40 gram rau má (Nguồn: Internet)

Một số bài thuốc dân gian từ cây rau má

Loại rau này còn được đến là kho tàng của các bài thuốc dân gian được sử dụng từ lâu đời để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Hãy cùng khám phá những bài thuốc dân gian từ cây rau này ngay sau đây nhé!

Giải nhiệt

Lấy 30 – 100g rau tươi giã nát và vắt lấy nước cốt uống. Hoặc có thể làm sinh tố rau bằng cách cho vào máy xay nhuyễn và hòa thêm ít đường rồi uống.

\>>> Xem thêm:

  • Rau ngót: Công dụng và một số tác hại cần lưu ý
  • Tác dụng của ớt chuông và các lợi ích sức khỏe không thể bỏ qua
    Lấy rau má tươi giã nát và vắt lấy nước cốt uống giúp thanh nhiệt cho cơ thể (Nguồn: Internet)

Bệnh sởi

Lấy 30 – 40g rau tươi, rửa sạch và sắc với 500ml nước trong 15 phút. Lọc lấy nước và uống trong ngày. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng 30 – 40g rau tươi, rửa sạch và giã nhuyễn. Sau đó, đắp lên vùng da bị tổn thương.

\>>> Xem thêm:

  • Khoai lang bao nhiêu calo? Bí kíp giảm cân đúng cách với khoai lang
  • Công dụng của củ khoai môn có thể bạn chưa biết
    Có thể dùng rau đã giã nhuyễn đắp lên vùng da bị tổn thương (Nguồn: Internet)

Tiêu chảy mùa hè

Lấy 30g rau tươi, rửa sạch và sắc với nước vo gạo. Sau đó bỏ phần cặn và lấy nước uống.

\>>> Xem thêm:

  • Tác dụng của rong nho là gì? Cách ăn, bảo quản rong nho
  • Những công dụng của cải thảo đối với sức khỏe
    Rau có thể làm thuốc giúp trị tiêu chảy (Nguồn: Internet)

Táo bón

Lấy 30g rau tươi, rửa sạch, giã nát và đắp lên rốn. Người bệnh cũng có thể dùng 30g rau khô, sắc với 500ml nước trong 15 phút. Sau đó bỏ phần cặn lọc lấy nước uống.

\>>> Xem thêm:

  • Rau cải ngồng: Tác dụng bất ngờ của thực phẩm giàu dinh dưỡng
  • Đậu rồng: Công dụng và cách chế biến có lợi cho sức khỏe
    Rau có thể giúp trị táo bón (Nguồn: Internet)

Hành kinh đau bụng

Đem rau má rửa sạch phơi khô, xay thành bột mịn, có thể bảo quản trong lọ thủy tinh. Mỗi ngày chỉ nên uống 2 muỗng cà phê là tốt nhất.

\>>> Xem thêm:

  • Bật mí 6 cách uống nước ép cần tây giảm cân hiệu quả mà bạn nên biết
  • Chất xơ và vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người
    Chị em bị đau bụng khi tới tháng thì nên uống 2 muỗng cà phê bột rau má mỗi ngày (Nguồn: Internet)

Một số câu hỏi thường gặp

Những ai không nên ăn rau má?

Loại rau này có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Những người thuộc các nhóm sau đây nên tránh tiêu thụ rau để đề phòng tác dụng phụ: Người bị suy nhược cơ thể, Thiếu máu hoặc nhiễm lạnh. Phụ nữ có thai. Người có bệnh lý về gan. Bệnh nhân đái tháo đường. Người đang điều trị ung thư. Người có vấn đề về da như mẫn cảm, Dị ứng hoặc viêm da.

Uống rau má mỗi ngày có tốt không?

Cho đến hiện tại, chưa có nghiên cứu khoa học nào xác định được liều lượng và thời gian an toàn khi uống, ăn rau má. Vì vậy, nên uống rau má với mức độ vừa phải và hợp lý. Nếu uống quá nhiều có thể gây hại cho gan, thận và các tế bào máu. Đặc biệt là những đối tượng và trường hợp không nên uống để tránh những nguy hiểm tiềm ẩn.

Uống rau má có mát gan không?

Rau má có tính hàn, vị đắng, có khả năng thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc gan, làm đẹp da, phòng chống các bệnh tim mạch rất tốt. Với những người bị bệnh về gan, loại rau này giống như một vị thuốc làm mát gan cực kỳ hiệu quả.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có được những thông tin bổ ích về rau má và cách sử dụng nó. Đây là loại rau đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng cần phải biết cách sử dụng hợp lý và an toàn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi gì về những loại rau hoặc các vấn đề sức khỏe khác, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc. Bạn cũng có thể theo dõi các Tin tức y tế để cập nhật các thông tin mới nhất về sức khỏe.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Công dụng của rau má là gì?

Ăn rau má có tác dụng gì Rau má giúp giải nhiệt, hạ sốt và mát gan: Theo Đông y, rau má được biết đến như loại thảo dược có tính hàn, tân, khổ với tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc,...

Ngày nào cũng uống rau má có tốt không?

Nếu lạm dụng, rau má có thể gây hại cho gan, thận và các tế bào máu. Do đó chỉ nên dùng với lượng vừa phải. - Mỗi ngày bạn chỉ nên sử dụng 30 đến 40g rau má tươi và chỉ nên dùng trong vòng 1 tháng. Sau đó, cần ngừng ít nhất là nửa tháng sau mới có thể dùng tiếp.

Lá rau má có tác dụng gì?

Tăng cường chức năng nhận thức..

Hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer..

Giảm lo lắng và căng thẳng..

Hỗ trợ chống trầm cảm..

Cải thiện lưu thông và giảm sưng..

Giúp giảm bớt chứng mất ngủ.

Giúp giảm sự xuất hiện của các vết rạn da..

Thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và giảm thiểu sẹo..

Rau má có tác dụng gì với phụ nữ?

Rau má tác dụng giảm sốt, giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể, ngừa chứng huyết áp cao, nhiễm trùng đường tiết niệu và góp phần loại bỏ độc tố trong cơ thể. Ngoài ra, các thành phần có trong rau má cũng có lợi cho phụ nữ sau sinh, có tác dụng làm đẹp da.

Chủ đề