Con gái thức khuya để làm gì

Chúng ta đều biết thức khuya chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng uể oải và mệt mỏi vào sáng hôm sau. Thế nhưng, bên cạnh sự uể oải và mệt mỏi đó, phụ nữ thức khuya còn phải chịu những nguy hiểm tiềm ẩn về sức khỏe tinh thần, đời sống và công việc. Vậy hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu về những ảnh hưởng của việc thức khuya đối với phụ nữ nhé.

1. Thời gian ngủ cần thiết

Mỗi độ tuổi đều có thời gian ngủ cần thiết khác nhau. Phần lớn người trưởng thành trong khoảng 18 đến 64 tuổi cần ngủ từ 7 tiếng tới 9 tiếng một ngày để giữ cơ thể luôn khỏe mạnh và cảm thấy tràn trề năng lượng. Từ 65 tuổi trở lên, thời gian ngủ cần thiết sẽ ít đi và nằm trong khoảng 7 đến 8 giờ một ngày. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, thời gian này có thể sẽ thay đổi vì có một số phụ nữ mang thai ngủ nhiều hơn bình thường.

Mỗi độ tuổi đều có thời gian ngủ cần thiết khác nhau.

Thế nhưng theo bảng thống kê của National Sleep Foundation 1998 thì phụ nữ từ 30 đến 60 tuổi chỉ ngủ khoảng 6 tiếng 45 phút vào các ngày trong tuần. Việc thức khuya và không ngủ đủ giấc trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung và tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch,… hoặc các bệnh về thần kinh như trầm cảm.

Vì vậy, để hạn chế các vấn đề sức khỏe và tâm lý, chúng ta nên có một thời gian ngủ hợp lý và ngủ đủ ít nhất 7 tiếng một ngày

>> Xem thêm: Tác hại của thức khuya theo từng độ tuổi

2. Một số nguyên nhân dẫn đến việc thức khuya ở phụ nữ

2.1 Mất ngủ

Mất ngủ là một trong những chứng rối loạn giấc ngủ bao gồm các triệu chứng như khó ngủ, không thể ngủ một giấc dài và hay thức giấc giữa đêm. Theo thống kê của National Sleep Foundation vào năm 2005, phụ nữ thường mắc chứng mất ngủ nhiều hơn nam giới

Mất ngủ xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn phần lớn là do sự thay đổi hormone estrogen và progesterone trong cơ thể. Sự thay đổi hormone có thể xuất hiện do:

Mất ngủ xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn

Hội chứng tiền kinh nguyệt: Nhiều phụ nữ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt nói rằng họ thường bị khó ngủ và mất ngủ trong thời gian chuẩn bị có kinh. 

Trong thời gian thai kỳ: Mang thai cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến giấc ngủ của người phụ nữ. Ở giai đoạn cuối của thai kỳ, phụ nữ thường phải thức giấc giữa đêm vì các lý do như chuột rút, không tìm thấy tư thế thoải mái và tiểu đêm.

Tiền mãn kinh: Tình trạng bốc hỏa, đổ mồ hôi trong đêm và sự sụt giảm hormone estrogen trong thời kỳ này có thể gây ra tình trạng mất ngủ hoặc thức giấc giữa đêm. Bên cạnh đó, các chứng rối loạn giấc ngủ cũng xảy ra thường xuyên hơn ở phụ nữ sau khi mãn kinh.

2.2 Sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ

Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, tivi,.. sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất melatonin của cơ thể. Melatonin vốn là một loại hormone giúp con người cảm thấy buồn ngủ nên sự giảm sút hormone này sẽ khiến chúng ta bị khó ngủ, không thể ngủ được. 

Ánh sáng xanh phát ra từ thiết bị điện tử khiến chúng ta bị khó ngủ, không thể ngủ được.

Bạn nên hạn chế dùng các thức uống có chứa caffeine như cà phê, trà hay thức uống có cồn như rượu, bia 6 tiếng trước khi ngủ. Sử dụng các chất này gần giờ ngủ sẽ gây kích thích tinh thần dẫn đến việc khó ngủ và thức khuya

>> Xem thêm: Tác hại của rượu bia đối với sức khoẻ giấc ngủ bạn cần biết

3. Phụ nữ thức khuya sẽ gặp các ảnh hưởng gì?

3.1 Đẩy nhanh quá trình lão hóa da

Một khảo sát tại bệnh viện đại học Case Medical Center đã cho thấy mối liên kết giữa việc thiếu ngủ và sự lão hóa. Những người phụ nữ thức khuya và không ngủ đủ giấc thường có các dấu hiệu lão hóa sớm như nếp nhăn, nám da và da có độ đàn hồi kém.

Khi phụ nữ thức khuya, quá trình sản xuất collagen – loại protein giúp làn da săn chắc và mịn màng sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến khả năng tái tạo của các tế bào biểu bì da bị giảm. Thời gian tái tạo da diễn ra mạnh nhất từ 23h tới 4 giờ sáng nên việc thức khuya làm lỡ giai đoạn này sẽ khiến da bị lão hóa nhanh chóng.

Những người phụ nữ thức khuya và không ngủ đủ giấc thường có các dấu hiệu lão hóa sớm

Việc thức khuya có thể ảnh hưởng nhiều đến cân nặng của phụ nữ vì khi bạn thức khuya, cơ thể sẽ tiết ra hormone ghrelin làm tăng cảm giác thèm ăn và thúc đẩy cơ thể nạp thêm năng lượng. Bên cạnh đó, việc ngủ không đủ giấc cũng làm tăng hormone cortisol trong cơ thể khiến chúng ta muốn ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo và đồ ngọt hơn.

Thức khuya còn khiến đồng hồ sinh học bị thay đổi dẫn đến thời gian ăn các bữa trong ngày trễ hơn bình thường. Và các bữa ăn sau 8 giờ tối sẽ khiến cân nặng của bạn tăng một cách chóng mặt

>> Xem thêm: Thức khuya có gây mập, béo phì, tăng cân không? Quan hệ giữa thức khuya và cân nặng?

3.3 Nguy cơ ung thư cao

Những phụ nữ thức khuya hoặc ngủ ít hơn 6 tiếng một đêm thường có nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao hơn người có thời gian và lịch trình ngủ đều đặn. Thức khuya có thể ảnh hưởng tới quá trình sản xuất các hormon ức chế khối u của cơ thể dẫn đến nguy cơ bị ung thư gia tăng, đặc biệt là ung thư vú ở phụ nữ.

Nguy cơ ung thư vú cao

Thức khuya dẫn đến việc ngủ không đủ giấc còn làm suy giảm hệ miễn dịch của bạn. Vì thế, nếu ngủ không đủ giấc, cơ thể sẽ dễ mắc các bệnh như cảm cúm, ho hơn bình thường. Bên cạnh đó, các nguy cơ mắc các chứng bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường cũng tăng cao. 

ĐỌC THÊM:[HỎI & ĐÁP] HỆ THỐNG MIỄN DỊCH LÀ GÌ? LÀM SAO ĐỂ TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH?

4. Các phương pháp giúp ngủ ngon

4.1 Tạo cho mình một lịch trình ngủ

Để có thể ngủ sớm hơn, bạn có thể bắt đầu bằng việc ngủ và thức giấc ở một giờ cố định trong thời gian dài. Việc này có thể giúp cơ thể bạn quen với việc ngủ sớm, đồng thời lập trình lại đồng hồ sinh học của cơ thể. Nếu bạn vẫn cảm thấy khó ngủ thì hãy tránh ngủ trưa quá nhiều để không bị mất ngủ vào buổi tối.

Tránh ngủ trưa quá nhiều để không bị mất ngủ vào buổi tối.

Hãy tránh dùng các chất kích thích 6 tiếng trước giờ ngủ mà thay vào đó, một ly sữa nóng sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Bên cạnh đó, các thực phẩm như ngũ cốc hay trái cây cũng có thể làm bạn thấy buồn ngủ mà còn tránh được tình trạng tăng cân.

4.3 Tránh thiết bị điện tử

Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ sẽ giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Việc này còn giảm thiểu được các tác hại từ ánh sáng xanh đến sức khỏe và cơ thể của bạn. Nếu có thể, đừng đặt các thiết bị điện tử cạnh giường nằm hay trong phòng ngủ.

4.4 Môi trường ngủ

Hãy đảm bảo môi trường ngủ của mình đủ tối, có nhiệt độ phù hợp để có một giấc ngủ ngon và chất lượng. Bên cạnh đó, việc chọn cho mình một bộ chăn ga gối – nệm thích hợp nhằm đảm bảo sự êm ái và thoải mái khi ngủ cũng rất quan trọng đấy.

Chọn cho mình một bộ chăn ga gối nệm thích hợp nhằm đảm bảo sự êm ái và thoải mái khi ngủ

Phụ nữ thức khuya có thể đem tới những tác hại khôn lường đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt và công việc. Vì vậy, Vua Nệm hi vọng qua bài viết này có thể giúp bạn biết thêm được về những tác hại này từ đó quan tâm đến giấc ngủ và sức khỏe của mình hơn.

Nguồn tham khảo:

Con gái thức khuya để làm gì

- Cô ấy là một người rất nề nếp và quy củ. Ngày nào cũng vậy, cứ đúng 11 giờ tối là cô ấy lên giường và thức dậy lúc 3 giờ sáng.

- Đúng là một cô gái nguyên tắc! – người bạn gật gù – Nhưng tại sao bạn gái cậu lại phải thức sớm như vậy?

Chàng trai nhún vai:

- Chịu thôi, cô ấy phải trở về nhà trước khi bố mẹ cô ấy thức giấc.

- !?!

Tất Nhiên (st)

Da sạm, xuất hiện nếp nhăn, giảm mức độ tập trung, tăng cân, huyết áp cao,… là các tác hại của việc thức khuya đối với phụ nữ. Ngoài ra, thói quen này kéo dài còn ảnh hưởng đến nồng độ hormone, gây suy giảm ham muốn và rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

Con gái thức khuya để làm gì
Thức khuya là thói quen gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe nữ giới

Thức khuya là một trong những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của nữ giới.

Các chuyên gia cho biết, những người thường xuyên thức khuya thường có nguy cơ mắc các bệnh lý tiềm ẩn và có tốc độ lão hóa nhanh hơn những người ngủ trước 23 giờ. Ngoài ra, thói quen này còn ảnh hưởng đến nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt.

Dưới đây là một số tác hại của việc thức khuya đối với phụ nữ, bao gồm:

Làn da là cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng bởi thói quen thức khuya. Sau một đêm thức khuya và ngủ không đủ giấc, bạn có thể nhận thấy da sạm, tối và khô hơn bình thường. Nguyên nhân là do thức khuya làm ngưng trệ quá trình thải độc khiến độc tố ứ đọng trong tế bào da và gây ra hiện tượng sạm đen.

Con gái thức khuya để làm gì
Thức khuya có thể gây khô da, sạm nám và dễ hình thành các nếp nhăn

Bên cạnh đó, thức khuya còn khiến da không có đủ thời gian để phục hồi và sửa chữa tổn thương do tác hại của ánh nắng mặt trời và một số tác nhân khác như bụi, vi khuẩn, gió,…

Vì vậy nếu thường xuyên thức khuya, làn da sẽ có xu hướng hình thành các đốm nâu, mụn trứng cá, lỗ chân lông to và dễ xuất hiện nếp nhăn.

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là hệ quả do thức khuya trong một thời gian dài. Nguyên nhân là do thức khuya làm gián đoạn quá trình hoạt động của tuyến yên và buồng trứng, từ đó làm giảm nồng độ hormone estrogen, progesterone và một số thành phần cần thiết cho quá trình chuyển hóa.

Con gái thức khuya để làm gì
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là tác hại thường gặp nhất của việc thức khuya đối với phụ nữ

Hormone bị rối loạn và mất cân bằng có thể dẫn đến chứng rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, mệt mỏi, đau bụng kinh và hội chứng tiền kinh nguyệt. Các chuyên gia cho rằng, nữ giới có thói quen thức khuya thường gặp các triệu chứng bất thường trong giai đoạn hành kinh như lượng máu kinh ít/ nhiều hơn, máu có màu nâu, đen, đau bụng kinh dữ dội, mệt mỏi,…

Ngoài khả năng sản xuất trứng, hormone estrogen còn duy trì chức năng sinh lý và ham muốn ở nữ giới. Do đó thức khuya kéo dài còn có thể gây suy giảm hormone và dẫn đến tình trạng giảm ham muốn tình dục. Ngoài ra, thói quen này còn khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi và ít suy nghĩ đến chuyện chăn gối.

Các chuyên gia Sản phụ khoa cho biết, ung thư vú có khả năng tăng lên gấp 1.5 lần ở nữ giới có thói quen thức khuya và ngủ không đủ giấc.

Thức khuya có thể gây mất cân bằng hormone progesterone và estrogen. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và ham muốn tình dục mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Bên cạnh đó, thói quen thức khuya còn làm gián đoạn quá trình sản sinh hormone melatonin. Hormone này có vai trò giúp não bộ nghỉ ngơi, tạo cảm giác buồn ngủ, chống lại quá trình hình thành khối u và điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Do đó thường xuyên thức khuya có thể làm giảm hormone melatonin và tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư buồng trứng,…

Ngoài những tác hại nói trên, nữ giới thường xuyên thức khuya còn đối mặt với tình trạng tăng huyết áp và đường huyết. Bởi thói quen này có thể làm ngưng trệ quá trình chuyển hóa, từ đó làm tăng lượng đường trong máu, dẫn đến tình trạng béo phì và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, thức khuya, thiếu ngủ còn ảnh hưởng đến tim mạch và làm tăng huyết áp. Trong trường hợp thức khuya kéo dài, bạn có thể mắc phải các chứng bệnh liên quan đến tim mạch như suy tim, huyết áp cao, thiếu máu cơ tim,…

Ngủ thời điểm não bộ nghỉ ngơi và tái tạo các tế bào thần kinh mới. Vì vậy nếu thường xuyên thiếu ngủ và thức khuya, não bộ sẽ không có đủ thời gian để hồi phục và sửa chữa các hư tổn.

Con gái thức khuya để làm gì
Não bộ không có đủ thời gian tái tạo và hồi phục thường có xu hướng suy giảm trí nhớ, kém tập trung,…

Tình trạng này kéo dài có thể làm giảm số lượng tế bào thần kinh, dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ, lờ đờ, thiếu tập trung,… Các chuyên gia cho biết, nữ giới có thói quen thức khuya thường có hiệu suất học tập và làm việc kém so với những người ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày.

Viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn tiêu hóa,… là các tác hại của việc thức khuya đối với cả nam và nữ giới. Nguyên nhân là do thức khuya kích thích niêm mạc dạ dày tăng tiết dịch vị và gây rối loạn nhu động ruột.

Người thường xuyên thức khuya thường có chức năng tiêu hóa kém, dễ gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu, táo bón, ăn không ngon,… Ngoài ra thói quen này còn ảnh hưởng đến tiến triển của các bệnh lý ở đường tiêu hóa và tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nặng nề.

Theo thống kê của Asianone Health, phần lớn người bị rối loạn trầm cảm đều có thói quen thức khuya, mất ngủ và ngủ không đủ giấc. Bởi những thói quen này có thể ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học, dẫn đến trạng thái lo âu quá mức và trầm cảm.

Con gái thức khuya để làm gì
Thức khuya kéo dài còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm thần như rối loạn lưỡng cực, trầm cảm,…

Ngoài ra, thói quen thức khuya còn gây áp lực lên hệ thần kinh trung ương, dẫn đến rối loạn cảm xúc và phát triển các suy nghĩ tiêu cực.

Suy nhược cơ thể là trạng thái toàn thân mệt mỏi, kém tập trung, lo âu và chán ăn. Tình trạng này có thể xảy ra do căng thẳng, làm việc quá sức hoặc có thể là hệ quả do thói quen thức khuya.

Thức khuya không chỉ ảnh hưởng đến một vài cơ quan mà tác động đến toàn bộ cơ thể. Vì vậy nếu duy trì thói quen này trong một thời gian dài, các cơ quan sẽ có xu hướng suy giảm hoạt động và dẫn đến tình trạng suy nhược.

Thường xuyên thức khuya còn có thể gây suy giảm hệ thống miễn dịch. Các hạch bạch huyết là cơ quan sản sinh kháng thể nhằm bảo vệ cơ thể khỏi virus, vi khuẩn và những tác nhân gây hại.

Con gái thức khuya để làm gì
Thiếu ngủ và thức khuya có thể làm giảm số lượng bạch cầu và gây suy giảm hệ thống miễn dịch

Tuy nhiên nếu thường xuyên thức khuya, các cơ quan này có thể bị tổn thương, hư hại và dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng. Các chuyên gia cho biết, ngủ sau 23 giờ và giấc ngủ kéo dài ít hơn 6 tiếng/ ngày có thể khiến số lượng bạch cầu suy giảm và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Ngoài ra, thói quen thức khuya ở nữ giới còn có thể gây ra một số tác hại sau đây:

  • Tăng nguy cơ u nang buồng trứng
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Suy giảm chức năng tuyến giáp
  • Tăng cân/ béo phì
  • Giảm khả năng sinh sản
  • Thị lực suy giảm
  • Ù tai
  • Đau nửa đầu
  • Rối loạn tiền đình

Bài viết đã tổng hợp các tác hại của việc thức khuya đối với nữ giới. Hy vọng qua những thông tin trên bạn có thể xác định được mức độ nghiêm trọng của thói quen thức khuya và có các biện pháp khắc phục nhằm bảo vệ sức khỏe. Trong trường hợp thức khuya, mất ngủ do các bệnh lý thực thể, bạn nên thăm khám để kiểm soát bệnh và cải thiện chất lượng giấc ngủ.