Con dấu cty khi nào trả lại cho công an

Xin chào Luật sư, tôi làm nhân viên cho một văn phòng công chứng. Trong quá trình làm việc, tôi được tiếp xúc với rất nhiều khách hàng gặp nhiều khó khăn liên quan đến thủ tục trả con dấu. Bản thân tôi cũng không rõ thủ tục trả con dấu tại cơ quan công an được quy định như thế nào? Tôi rất mong có thể nhận được sự tư vấn của Luật sư. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp thắc mắc “Thủ tục trả con dấu tại cơ quan công an?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Doanh nghiệp 2020.

Quy định mới nhất về con dấu công ty?

Điều 43. Dấu của doanh nghiệp

1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Điểm mới của luật doanh nghiệp mới nhất là: “Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp”. Nội dung quy định mới này không phải yêu cầu bắt buộc như luật cũ là: “Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:a) Tên doanh nghiệp, b) Mã số doanh nghiệp”. Do vậy doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về loại dấu, hình thức, số lượng con dấu mà không phải có những nội dung bắt buộc như luật cũ.

Các trường hợp doanh nghiệp phải trả lại con dấu?

Căn cứ vào điều 18, của nghị định 99/2016/NĐ-CP chỉ doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/07/2015 mà không áp dụng với các doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp năm 2020 bởi đã giao quyền chủ động tự quản lý và tự chịu trách nhiệm con dấu của chính mình.

– Căn cứ điểm h khoản 3 điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP doanh nghiệp sẽ bị Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu không:

– Không nộp lại con dấu, giấy chứng nhận mẫu dẫu sau chia tách, sáp nhập, hợp nhất

– Không nộp lại con dấu khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Giấy phép hoạt động hoặc bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc giao nộp con dấu theo quy định của pháp luật;

Như vậy, có thể thấy chỉ khi chia tách, sáp nhập hợp nhất hoặc bị thu hồi, đình chỉ hoạt động thì mới phải nộp lại con dấu.

Thủ tục, hồ sơ giao nộp con dấu thực hiện như thế nào?

Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thì hồ sơ hoàn trả lại con dấu bao gồm các giấy tờ sau:

– Công văn xin hoàn trả trả dấu;

– Bản chính giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu;

– Bản sao (chứng thực) chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động;

– Dấu pháp nhân (đang sử dụng);

– Giấy giới thiệu, giấy ủy quyền (Cho người đi thực hiện công việc trả đấu).

Sau khi hoàn thiện hồ sơ kể trên, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan công an cấp mẫu dấu (Thuộc phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký thành lập và xin cấp giấy chứng nhận mẫu dấu).

Cơ quan công an sẽ tiếp nhận hồ sơ và ra giấy hẹn trả kết quả cho người thực hiện việc trả dấu;

Thời hạn trả kết quả: Trong thời hạn 05 ngày làm việc (không kể thứ 7 và chủ nhật, ngày lễ), cơ quan công an sẽ ra biên bản thu hồi con dấu. Doanh nghiệp khi đến nhận kết quả sẽ mang theo con dấu cũ hủy dấu và nhận biên bản hoàn tất thủ tục trả dấu.

Thủ tục trả dấu cho cơ quan công an?

Thủ tục trả dấu được thực hiện theo Điều 18 Nghị định Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu, người làm thủ tục sẽ thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ trả dấu theo quy định nộp tại cơ quan công an nơi cấp con dấu.

Hiện nay, thủ tục trả dấu đã được tích hợp trên cổng thông tin điện tử của chính phủ. Vì vậy có thể nộp hồ sơ qua cổng thông tin điện tử của cơ quan đăng ký mẫu con dấu (trừ các văn bản, giấy tờ không được phép đăng tải qua hệ thống mạng theo quy định của pháp luật.

  • Bước 2: Sau khi nộp hồ sơ người thực hiện trả dấu nhận giấy hẹn của cơ quan công an
  • Bước 3: Trong vòng 3 ngày làm việc (theo giấy hẹn) mang con dấu đến để cơ quan công an tiến hành thu hồi và hủy con dấu

Kết quả của thủ tục trả dấu: Biên bản về việc hủy/thu hồi con dấu

Cơ quan thực hiện: Việc trả dấu thực hiện tại cơ quan cấp mẫu dấu thường là PC64 – Phòng CS QLHC về TTXH thuộc công an tỉnh thành phố, một số trường hợp trả dấu tại Bộ Công An (Cơ quan nào cấp đăng ký mẫu dấu thì sẽ trả tại cơ quan đó)

Thời hạn giải quyết: Sau khi nộp hồ sơ trả dấu, trong thời hạn 5 ngày làm việc (không tính thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ) cơ quan công an sẽ ra biên bản hủy dấu. Khi tới lấy kết quả, doanh nghiệp mang theo dấu cũ để thực hiện hủy dấu và nhận kết quả là biên bản xác nhận đã hoàn thành thủ tục trả con dấu.

Thủ tục trả con dấu tại cơ quan công an?

Thời hạn bắt buộc trả dấu cho công an?

Ngay sau khi nộp hồ sơ giải thể trên Sở kế hoạch đầu tư. Khi đã hoàn tất thủ tục với cơ quan thuế và các thủ tục khác phục vụ cho quá trình giải thể, công ty sẽ phải làm thủ tục trả con dấu cho cơ quan Công an.

Hồ sơ trả con dấu cho công an?

Hồ sơ trả dấu cho cơ quan công an bao gồm:

  • Công văn xin trả lại con dấu cho cơ quan công an trình bày rõ lý do cần trả dấu.
  • Bản sao ĐKKD, giấy phép đầu tư, quyết định thành lập của cơ quan tổ chức.
  • Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu (Bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản gốc mang đi đối chiếu).
  • Giấy giới thiệu trả dấu kèm theo giấy tờ cá nhân của người đi trả dấu.

Người đến trả lại con dấu và Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu phải xuất trình Chứng minh nhân dân để làm thủ tục thu hồi con dấu theo quy định.

  • Dấu doanh nghiệp

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thủ tục trả con dấu tại cơ quan công an?” . Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: thành lập công ty con, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Chủ đề