Cơn chuyển dạ kéo dài bao lâu

Chuyển dạ xảy ra khi thai kỳ kết thúc, em bé được sinh ra đời, đây là khoảnh khắc tuyệt vời và vô cùng thiêng liêng đối với mỗi người phụ nữ. Có những sản phụ may mắn vượt cạn nhanh chóng và dễ dàng, song với thai phụ chuyển dạ kéo dài thì quá trình sinh con trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn.

1. Thế nào là chuyển dạ kéo dài?

Chuyển dạ bình thường sẽ xảy ra sau khi thai kỳ kéo dài hơn 9 tháng, với sự xuất hiện bắt đầu là những cơn gò tử cung ngắn kéo dài từ 10 - 15 giây. Ban đầu, những cơn co thắt tử cung này chỉ xuất hiện cách quãng khoảng 10 phút 1 lần, sau đó càng gần lúc sinh thì thời gian diễn ra càng dài và khoảng cách giữa các cơn cũng ngắn hơn.

Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy em bé chuẩn bị ra đời. Khi cơn co thắt tử cung này xuất hiện với tần suất trên 3 lần/10 phút cùng với triệu chứng đau bụng dữ dội báo hiệu thời điểm rặn sinh em bé đã đến. Như vậy, chuyển dạ với những cơn co thắt vùng lưng dưới và bụng là vô cùng cần thiết để em bé được đẩy ra khỏi tử cung, vào đường sinh và chào đời.

Thông thường, cơn chuyển dạ đầu tiên sẽ kéo dài từ 12 - 18 giờ tùy vào cơ địa mỗi người phụ nữ. Đến lần sinh con thứ hai trở đi, thời gian chuyển dạ chỉ còn khoảng một nửa so với lần đầu, cơn đau và co thắt cũng thường nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên không phải thai phụ nào cũng may mắn trải qua thời gian chuyển dạ nhanh chóng, khi quá trình này kéo dài trên 24 giờ ở lần sinh đầu thì thai phụ đã rơi vào trường hợp chuyển dạ kéo dài.

Chuyển dạ kéo dài khi thời gian chuyển dạ ở lần đầu sinh trên 20 giờ

Không ít phụ nữ chuyển dạ bình thường ở lần sinh đầu tiên nhưng lần thứ hai, thời gian chuyển dạ kéo dài trên 14 tiếng thì cũng xếp vào nhóm chuyển dạ kéo dài. Nguyên nhân có thể xuất phát từ thai nhi, bất thường trong cơn co tử cung hoặc do vùng chậu. Bác sĩ cần xác định nhanh chóng nguyên nhân gây chuyển dạ kéo dài này để xem xét phương án thích hợp.

Chuyển dạ càng kéo dài lâu thì thai nhi càng gặp nguy hiểm do ở quá lâu trong bụng mẹ khi mà trẻ đã sẵn sàng mọi thứ để chào đời. Sức khỏe và sự sống của thai có thể bị đe dọa nếu chuyển dạ kéo dài dẫn đến nồng độ oxy thấp, nhiễm trùng tử cung, xuất hiện chất lạ trong dịch ối hoặc nhịp tim của thai bất thường.

Khi chuyển dạ kéo dài xảy ra, bác sĩ cùng nữ hộ tá sinh đều cần theo dõi chặt chẽ tình trạng của thai phụ. Trong trường hợp nguy hiểm hoặc nguy cơ biến chứng, can thiệp hỗ trợ sinh sẽ thực hiện để cứu sống trẻ và giảm đau đớn cho mẹ.

2. Tại sao mẹ bầu bị chuyển dạ kéo dài?

Ba nguyên nhân chính dẫn đến chuyển dạ kéo dài là do vấn đề xương chậu/âm đạo, do thai nhi hoặc do cơn gò yếu. Bác sĩ sẽ xác định nhanh chóng nguyên nhân này để có phương án xử lý thích hợp.

Xương chậu hẹp là nguyên nhân khiến chuyển dạ và sinh nở khó khăn hơn

2.1. Chuyển dạ kéo dài do vấn đề đường sinh dục hoặc xương chậu

Bất thường về khung chậu như khung chập hẹp, khung chậu giới hạn, khung chậu lệch,... hoặc các khối u ở vùng tiểu chung gây cản trở đường ra của thai như u xơ tử cung cũng có thể là nguyên nhân của chuyển dạ kéo dài.

2.2. Chuyển dạ kéo dài do thai nhi

Nguyên nhân khá thường gặp khiến mẹ bầu bị chuyển dạ kéo dài hoặc thậm chí không thể sinh thường là do thai nhi phát triển kích thước quá to hoặc vòng đầu quá lớn (ước từ 3.500 gram với con so và từ 4.000 gram với con dạ).

Các ngôi bất thường như ngôi ngang, ngôi mặt cằm sau, ngôi trán.

Ngoài ra, có một số nguyên nhân về phía phần phụ của thai như rau bong non, vỡ ối sớm, rau tiền đạo,...

2.3. Cơn gò yếu dẫn đến chuyển dạ kéo dài

Cơn co tử cung là động lực của cuộc chuyển dạ, gây xóa mở cổ tử cung. Cơn gò yếu hay không tương hợp sẽ dẫn đến bất thường của xóa mở cổ tử cung.

3. Những đối tượng có nguy cơ bị chuyển dạ kéo dài

Những mẹ bầu sau có nguy cơ cao hơn bị chuyển dạ kéo dài:

3.1. Béo phì

Mẹ bầu bị béo phì thường có kích thước thai nhi lớn hơn bình thường, nhất là đi kèm với cao huyết áp hoặc tiểu đường thai kỳ khiến sức khỏe thể chất của mẹ yếu hơn. Béo phì cũng khiến mỡ tích tụ nhiều hơn quanh khu vực âm đạo, khả năng giãn nở kém nên quá trình chuyển dạ cũng diễn ra chậm hơn.

Thai phụ bị béo phì có nguy cơ cao bị chuyển dạ kéo dài

3.2. Mẹ bầu thiếu dinh dưỡng

Không chỉ mẹ bầu béo phì mà những mẹ quá gầy, dinh dưỡng kém trong thai kỳ cũng thường có thời gian chuyển dạ lâu hơn bình thường. Hơn nữa những mẹ này cũng dễ gặp biến chứng sản khoa hơn, hãy chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng và chăm sóc cơ thể.

3.3. Mẹ bầu mang thai khi lớn tuổi

Độ tuổi sinh con tốt nhất của phụ nữ là từ 20 - 30 tuổi, việc mang thai lần đầu khi trên 35 tuổi thường khiến mẹ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong đó nguy cơ chuyển dạ kéo dài hay sinh khó cũng cao hơn.

4. Làm gì khi chuyển dạ kéo dài?

Điều đầu tiên mà mẹ bầu cũng như y bác sĩ và người chăm sóc cần thực hiện khi xảy ra tình trạng chuyển dạ kéo dài là cần giữ bình tĩnh và nhanh chóng đưa ra hướng xử lý. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cố gắng hít thở sâu, chậm rãi để lấy lực rặn cho trẻ có thể nhanh chóng đẩy ra ngoài.

Tùy vào thể trạng cũng như từng trường hợp chuyển dạ kéo dài, bác sĩ sẽ xem xét các phương pháp hỗ trợ sinh cho mẹ như:

  • Thay đổi tư thế sinh con: Phù hợp với kích thước và ngôi thai để trẻ dễ dàng được sinh ra hơn.

  • Dùng thuốc giảm đau để tăng sức mạnh tử cung, tăng sức rặn.

  • Đặt kềm, hút chân không để tăng lực đưa em bé ra, thường dùng trong trường hợp nguy cơ biến chứng cao do chuyển dạ tự nhiên.

  • Sinh mổ.

Các bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cố gắng hít thở sâu, chậm rãi để lấy lực rặn cho trẻ có thể nhanh chóng đẩy ra ngoài

Chuyển dạ kéo dài sẽ nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như khả năng sinh ra khỏe mạnh của trẻ. Các mẹ gặp tình trạng chuyển dạ kéo dài, nhất là trong lần sinh đầu tiên cần được động viên tinh thần cũng như biện pháp hỗ trợ sinh phù hợp.

Những khoảng thời gian gần sinh sẽ là khoảng thời gian mà mẹ lo lắng và hồi hộp nhất. Bởi lẽ, mẹ sẽ phải đối mặt với những cơn đau chuyển dạ. Vậy, làm thế nào để khắc phục những cơn đau này? Hãy cùng nhau tìm hiểu mẹ nhé!

1. Các dấu hiệu cho thấy xuất hiện cơn đau chuyển dạ

Mẹ có thể xem đầy đủ 10 dấu hiệu chuyển dạ cho mẹ bầu ở đây.

Các dấu hiệu cho thấy xuất hiện cơn đau chuyển dạ

Cơn đau chuyển dạ kéo dài bao lâu? Thời gianchuyển dạở thai phụ có con solâuhơn con rạ. Phụ nữ sinh con so (chuyển dạlần đầu) thườngchuyển dạtrong khoảng 12 đến 18 giờ. Trong khi đó, các bà mẹ sinh con rạ thìchuyển dạchỉ mất khoảng 8-12 giờ. Tiềnchuyển dạlà giai đoạn trướcchuyển dạthật sự, có thểkéo dàimột vài tuần.

Cơn đau chuyển dạ sẽ xuất hiện khi mẹ bắt đầu cảm thấy đau bụng ở vị trí tử cung. Cơn đau sẽ lúc đầu sẽ nhẹ và sẽ mạnh dần lên theo thời gian. Mẹ cần phải nắm bắt rõ những cơn đau này hơn để tiến hành vượt cạn.

Khi cơn đau chuyển dạ bắt đầu xảy ra, cổ tử cung của mẹ bầu sẽ bị mở rộng. Thêm vào đó, các cơ của tử cung sẽ co thắt liên tục, phần bụng cũng sẽ trở nên cứng hơn. Những cơn co thắt này sẽ giúp làm mềm cổ tử cung, giúp chúng thư giãn hơn. Nhằm đẩy em bé ra ngoài một cách thuận lợi nhất.

Ngoài những cơn đau tử cung ra, còn có một số những dấu hiệu khác cho thấy cơn co chuyển dạ sắp xuất hiện. Mẹ cần chú ý để nhập viện kịp thời:

  • Mẹ bầu có cảm giác thai nhi đang di chuyển xuống phần bụng dưới: Đầu em bé lúc này đã di chuyển vào phần khung xương chậu của mẹ. Thường xuất hiện trước vài giờ sắp sinh.
  • Dịch nhầy âm đạo tiết ra nhiều: Lúc gần sinh, nút dịch nhầy trong cổ tử cung sẽ được thải ra ngoài. Giúp cổ tử trở nên mềm mại hơn nhằm chuẩn bị đường đi để em bé chào đời. Thường xuất hiện trước khi chuyển dạ vài ngày hoặc lúc chuyển dạ bắt đầu.

2. Xuất hiện cơn đau chuyển dạ như thế nào thì mẹ sẽ sinh?

Xuất hiện cơn đau chuyển dạ như thế nào thì mẹ sẽ sinh?

Cơn đau chuyển dạ thì cứ kéo dài và cứ xuất hiện liên tục. Mẹ cảm thấy rất khó chịu và không biết bao giờ em bé mới chào đời. Rất nhiều thắc mắc của mẹ trong lúc sinh sẽ được giải đáp ngay dưới đây.

Thông thường, suốt cơn đau chuyển dạ, cổ tử cung sẽ giãn nở liên tục để tạo điều kiện cho em bé ra ngoài. Ngoài việc báo hiệu em bé sắp ra đời, kèm theo đó, những cơn đau co thắt sẽ được chia thành 2 pha: Pha tiềm tàng và pha tích cực

2.1. Pha tiềm tàng

Pha tiềm tàng

Pha tiềm tàng có thời gian không thể đoán trước được. Chúng sẽ tùy thuộc vào cơ địa, tiền sử lâm bồn và nhiều yếu tố khác của mẹ bầu. Qua đó, dựa vào những chúng mẹ bầu mới có thể biết được bao lâu mới sinh. Đây cũng sẽ là khoảng thời gian cổ tử cung mở ra 6cm. Đối với mẹ sinh lần thứ hai thì thời gian của pha tiềm tàng thường sẽ ngắn hơn mẹ bầu sinh lần đầu.

Nếu nước ối ra quá nhiều hoặc dịch nhầy ra máu quá nhiều. Mẹ cần phải di chuyển đến bệnh viện gấp. Ngoài ra, trước khi sinh, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn cho mẹ một số dấu hiệu sắp sinh để mẹ biết mà vào viện kịp thời

2.2. Pha tích cực

Pha tích cực

Pha tích cực là pha mà mẹ phải bắt đầu lâm bồn càng sớm càng tốt. Mẹ sẽ cảm thấy cơ thể bị đau nhức, buồn nôn. Lúc này, nước ối đã vỡ ra và sức ép của phần lưng sẽ trở nên nặng nề. Mẹ sẽ được hỗ trợ và hướng dẫn hết mình bởi bác sĩ và nhân viên y tế, do đó mẹ hãy yên tâm.

Đây là pha mà cổ tử cung sẽ giãn nở tối đa 10cm, kéo dài từ 4 đến 8 tiếng. Mỗi giờ cổ tử cung sẽ giãn nở khoảng 1cm, cho đến lúc mẹ có thể rặn đẻ.

Một loạt các cơn đau xuất hiện qua một quá trình mang thai dài sẽ khiến mẹ cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, khi vượt qua những cơn đau chuyển dạ này để đón em bé chào đời. Mẹ chắc chắn sẽ vỡ òa trong hạnh phúc.

3. Cách khắc phục những cơn đau

Cách khắc phục những cơn đau chuyển dạ

Mẹ có thể xem thêm: CÁCH THỞ KHI CHUYỂN DẠ LÀ GÌ? MÁCH MẸ CÁCH THỞ GIẢM ĐAU ĐỚN

Mẹ cần tham khảo nhiều thông tin để có sức khỏe cho công cuộc chuyển dạ tốt hơn. Có rất nhiều cách có thể giúp mẹ khắc phục cơn đau, chẳng hạn như:

  • Thường xuyên đi dạo, đi bộ, tập luyện thể dục thể thao. Di chuyển nhiều sẽ giúp mẹ hạn chế những cơn đau chuyển dạ khắc nghiệt.
  • Ngủ đầy đủ giấc, không được để tinh thần mệt mỏi
  • Giảm stress bằng cách xem phim, nghe nhạc
  • Massage quanh cung cơ thể
  • Tắm, ngâm mình trong nước ấm giúp mẹ thư giãn
  • Ăn những món ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe và nên ăn một lượng vừa đủ.

Tuy nhiên, không ít những mẹ không thể nhận ra rõ dấu hiệu sắp sinh. Không biết chính xác được đó chỉ là những cơn đau bình thường hay là cơn đau chuyển dạ thật sự. Do đó, để đối phó với các trường hợp này, mẹ nên đến bác sĩ hoặc trung tâm y tế. Bác sĩ sẽ chuẩn đoán được những dấu hiệu này một cách chính xác nhất, nhằm bảo đảm an toàn cho mẹ.

Mẹ cũng nên sử dụng dịch vụ thăm khám thường xuyên của bệnh viện để biết rõ tình trạng sức khỏe của mình và thai nhi. Chuẩn bị tinh thần và cả thể chất, nắm bắt rõ thông tin cho thời gian vượt cạn sắp đến.

Mẹ có thể xem thêm:

4.Lời kết

Đọc thêm:

Mẹ có biết chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh?

Cảm giác đau đẻ như thế nào? Cách khắc phục các cơn đau đẻ

Dấu hiệu chuyển dạ giả và mẹo giảm bớt cơn đau hiệu quả cho mẹ

Qua bài viết trên, mẹ có thể biết rõ chi tiết những cơn đau chuyển dạ. Bên cạnh đó còn hiểu rõ thêm những dấu hiệu và cách khắc phục. Giúp mẹ an tâm đón bé chào đời.

Nguồn tham khảo

Điều gì xảy ra khi cơn chuyển dạ bắt đầu?

Labor Pain Explained: Stages, Symptoms, and Pain Relief

Video liên quan

Chủ đề