Cơ quan thông tin đại chúng là cơ quan nào năm 2024

Căn cứ vào Điều 1 Nghị định 87/2022/NĐ-CP quy định về vị trí và chức năng của Thông tấn xã Việt Nam như sau:

Vị trí và chức năng
1. Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là cơ quan thông tấn quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện, thực hiện chức năng đăng, phát thông tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; thu thập, phổ biến thông tin phục vụ các cơ quan thông tin đại chúng, công chúng và các đối tượng khác trong và ngoài nước.
2. Thông tấn xã Việt Nam có tên viết tắt tiếng Việt là TTXVN; tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Vietnam News Agency, viết tắt là VNA.
3. Thông tấn xã Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về báo chí, xuất bản.

Thông tấn xã Việt Nam (tên viết tắt tiếng Việt là TTXVN, tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Vietnam News Agency, viết tắt là VNA) là cơ quan thuộc Chính phủ.

Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thông tấn quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện, thực hiện chức năng:

- Đăng, phát thông tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước;

- Cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước;

- Thu thập, phổ biến thông tin phục vụ các cơ quan thông tin đại chúng, công chúng và các đối tượng khác trong và ngoài nước.

- Thông tấn xã Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về báo chí, xuất bản.

Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Thông tấn xã Việt Nam được quy định tại Điều 2 Nghị định 87/2022/NĐ-CP.

Lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam là ai? Do ai bổ nhiệm và miễn nhiệm?

Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 87/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Lãnh đạo
1. Thông tấn xã Việt Nam có Tổng giám đốc và không quá 04 Phó Tổng giám đốc.
2. Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thông tấn xã Việt Nam. Các Phó Tổng giám đốc giúp việc Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
4. Tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của các đơn vị trực thuộc.

Lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam bao gồm:

- Tổng giám đốc;

- Không quá 04 Phó Tổng giám đốc.

Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.

Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thông tấn xã Việt Nam. Các Phó Tổng giám đốc giúp việc Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam như thế nào?

Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 87/2022/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam như sau:

Cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam gồm:

- Ban Thư ký biên tập và Quan hệ đối ngoại.

- Văn phòng.

- Ban Tổ chức - Cán bộ.

- Ban Kế hoạch - Tài chính.

- Ban biên tập tin Trong nước.

- Ban biên tập tin Thế giới.

- Ban biên tập tin Đối ngoại.

- Ban biên tập Ảnh.

- Ban biên tập tin Kinh tế.

- Trung tâm Thông tin tư liệu và Đồ họa.

- Trung tâm Truyền hình Thông tấn.

- Báo Tin tức.

- Báo Thể thao và Văn hóa.

- Báo điện tử VietnamPlus.

- Báo Việt Nam News.

- Báo Le Courrier du Vietnam.

- Tạp chí Vietnam Law and Legal Forum.

- Báo ảnh Việt Nam.

- Báo ảnh Dân tộc và Miền núi.

- Nhà xuất bản Thông tấn.

- Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam khu vực phía Nam.

- Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

- Các cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thành lập theo quy định của pháp luật.

- Các cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam ở nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật.

- Trung tâm Kỹ thuật Thông tấn.

- Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tấn.

- Trung tâm Phát triển Truyền thông Thông tấn.

- Trung tâm Hợp tác quốc tế Thông tấn.

Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này là tổ chức giúp việc Tổng giám đốc; các đơn vị quy định từ khoản 5 đến khoản 24 Điều này là các đơn vị thông tin; các đơn vị quy định từ khoản 25 đến khoản 28 Điều này là các đơn vị phục vụ thông tin.

(TG) - Điều 4, Luật Báo chí năm 2016 nêu rõ: Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2022

Báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, là diễn đàn của nhân dân

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn luôn coi truyền thông đại chúng là phương tiện, vũ khí sắc bén để tuyên truyền, cổ vũ, động viên, tập hợp, tổ chức và vận động nhân dân thực hiện những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Báo chí luôn bám sát định hướng chính trị của Đảng, tuyên truyền kịp thời, sâu rộng các sự kiện trọng đại của đất nước như các kỳ Đại hội Đảng, các Hội nghị Trung ương, các kỳ họp Quốc hội... Với ưu thế của mỗi loại hình, các đài phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử, tạp chí... đã đưa các nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, góp phần nâng cao trình độ nhận thức chính trị cho các tầng lớp nhân dân. Báo chí là kênh thông tin quan trọng, là phương tiện, là công cụ đắc lực giúp Đảng, Nhà nước trong việc lãnh đạo, quản lý, điều hành đất nước.

Là diễn đàn của nhân dân, báo chí luôn bám sát thực tiễn, phản ánh tiến trình vận động của cuộc sống, kịp thời nắm bắt và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Thông qua báo chí, nhân dân được tự do bày tỏ tâm tư, ý kiến của mình với Đảng, với Nhà nước. Mặt khác, nhân dân thể hiện sự tin tưởng vào cơ quan ngôn luận bằng những hành động thiết thực như phát hiện, đấu tranh chống tiêu cực thông qua báo chí. Rất nhiều sự kiện, vụ việc nghiêm trọng người dân không dám phản ánh với cơ quan công quyền, mà phản ánh với báo chí, thông qua báo chí cung cấp thông tin, chuyển ý kiến tới các cơ quan Đảng và Nhà nước. Báo chí đã thực sự là cầu nối giữa Đảng với dân, giữa dân với Đảng. Nhân dân tin tưởng và ngày càng tìm đến với diễn đàn báo chí nhiều hơn, qua đó báo chí có điều kiện định hướng đúng đắn dư luận xã hội. Báo chí là diễn đàn để nhân dân trao đổi, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng chính đáng của mình, góp phần tham gia vào giải quyết các vấn đề của đất nước.

Báo chí là công cụ, vũ khí sắc bén đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, góp phần làm sáng tỏ và bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Báo chí đã thực hiện tốt sứ mệnh quan trọng trong việc tiến hành có hiệu quả đấu tranh tư tưởng lý luận, vạch trần và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng của các thế lực thù địch. Bên cạnh việc không ngừng tăng cường an ninh chính trị, trấn áp tội phạm, Đảng và Nhà nước ta đã tăng cường phát huy vai trò của báo chí trong đấu tranh chống chiến lược "diễn biến hoà bình" của chủ nghĩa đế quốc. Nhờ tiến hành đồng bộ, đặc biệt phát huy ưu thế đặc thù của báo nói, báo hình bằng những hình ảnh, âm thanh chân thực, phát sóng bằng chính tiếng các dân tộc đầy sức thuyết phục, báo chí đã giúp đồng bào các dân tộc thiểu số dần dần nhận thức được âm mưu, thủ đoạn của các lực lượng phản động, củng cố lòng tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước, góp phần giữ vững và ổn định chính trị - xã hội.

Báo chí tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong xã hội, góp phần vào công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, hình thành và từng bước hoàn chỉnh lý luận của sự nghiệp đổi mới, khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Báo chí góp phần bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, nhận thức lý luận cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, báo chí còn góp phần quan trọng vào việc thực hiện tốt công tác thông tin đối ngoại; phê phán, bác bỏ những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, làm cho bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về đường lối và chính sách đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới...

Báo chí là lực lượng quan trọng tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội

Báo chí đã trở thành một lực lượng quan trọng trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội, vì sự tiến bộ của xã hội. Tiến bộ xã hội là quá trình phát triển đan xen, có nhiều mâu thuẫn và thông qua mâu thuẫn để phát triển, do đó truyền thông đại chúng thường xuyên phát hiện những mâu thuẫn, tổng kết thực tiễn để giải quyết mâu thuẫn, tạo tiền đề cho sự phát triển hợp quy luật.

Chủ đề