Clsp là viết tắt của từ tiếng anh gì năm 2024

Viết tắt • Từ ngữ, thuật ngữ, tên địa danh tiếng Việt không được phép viết tắt. Ví dụ: phải viết đầy đủ “Thành phố Hồ Chí Minh” chứ không viết “Tp HCM”; hoặc phải viết “chủ nghĩa xã hội” thay vì “CNXH”. • Từ ngữ, thuật ngữ và tên tổ chức bằng tiếng Anh được phép viết tắt, bao gồm cả tổ chức của Việt Nam có tên tiếng Anh. Các từ viết tắt chỉ được sử dụng sau khi chúng được tác giả giới thiệu sau cụm từ đầy đủ ở lần xuất hiện đầu tiên trong bài báo. Ví dụ: World Bank (WB) hoặc Small and medium-sized enterprises (SMEs), Tổng cục Thống kê (GSO),… • Không viết tắt các cụm dưới 3 từ và trên 5 từ. Ví dụ: Không viết tắt "doanh nghiệp" thành DN. • Không viết tắt hai cụm từ liên tiếp. Ví dụ: không viết tắt "ngân hàng thương mại cổ phần" thành NH TMCP. • Các đơn vị đo lường thông dụng cũng được sử dụng ngay mà không cần giới thiệu. Ví dụ: km, cm, m. * Lưu ý: Đối với các thuật ngữ hoặc tên tổ chức có từ tiếng Việt tương đương thì có thể dùng từ tiếng Việt ở lần xuất hiện đầu tiên, sau đó chú thích viết tắt. Ví dụ: Ngân hàng Thế giới (WB); Tổng sản phẩm quốc nội (GDP); Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI);…

Viết hoa • Từ ngữ được viết hoa khi là danh từ riêng (tên riêng) và không viết hoa khi là danh từ chung. Các trường hợp điển hình bao gồm (nhưng không giới hạn): - Tên các cơ quan - tổ chức: Ngân hàng Thế giới, Tổng cục Thống kê; - Tên các cá nhân: Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp; - Tên địa danh, địa điểm: Nhà hát Lớn, Hồ Hoàn Kiếm, Chùa Một cột. * Lưu ý: Khi từ được viết hoa là một từ ghép và không phải tên riêng thì chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của từ đầu tiên. Ví dụ: - Nhà hát Lớn: “Nhà hát” là một từ ghép nên chỉ viết hoa chữ N trong “Nhà” và chữ L trong “lớn”; - Ngân hàng Thế giới: “Ngân hàng” và “Thế giới” là hai từ ghép, chỉ viết hoa N trong “ngân hàng” và T trong “Thế giới”; - Hồ Hoàn Kiếm: Vì “Hoàn Kiếm” là tên riêng nên toàn bộ 3 chữ cái đứng đầu đều được viết hoa. • Tên các tổ chức hay thể chế được dùng trong cụm từ mà nó có vai trò là tính từ bổ nghĩa thì không viết hoa. Ví dụ: - Ngân hàng Trung ương Châu Âu: Viết hoa vì là tên riêng của một tổ chức; - Các ngân hàng trung ương của các nước Châu Âu: Không viết hoa từ “ngân hàng trung ương” vì không phải danh từ riêng mà chỉ có vai trò bổ nghĩa.

Tên riêng • Tên riêng của cá nhân, tổ chức, quốc gia hay địa danh được viết theo chuẩn tiếng Anh, trừ trường hợp tên đó đã có cách phiên âm khác đang được dùng phổ biến. Ví dụ: - Theo chuẩn tiếng Anh: Philippines, Malaysia, Myanmar,… - Tên Hán – Việt: Pháp, Mỹ, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Luân Đôn, Bắc Kinh,… - Phiên âm từ tiếng Nga: Gruzia (thay cho Georgia), Latvia (thay cho Lithuania),…

Định dạng ngày tháng - Định dạng ngày tháng tiếng Việt: ngày… tháng… năm…. Ví dụ: ngày 2 tháng 9 năm 1945 (không viết 2/9/1945); - Định dạng ngày tháng tiếng Anh: tháng…, ngày… năm… (ví dụ: 3rd October, 2010).

Định dạng con số • Định dạng con số trong tiếng Việt: dấu phẩy (,) được biểu trưng cho nhóm dãy số thập phân; dấu chấm (.) biểu trưng cho phân nhóm các dãy số hàng đơn vị, hàng chục hàng trăm hàng nghìn…Ví dụ: - 200,500 VND được hiểu là 200 phẩy 5 đồng; - 200.500 VND (được hiểu là 200 nghìn 500 đồng). • Định dạng con số trong tiếng Anh: ngược lại với tiếng Việt: dấu phẩy (,) được biểu trưng cho phân nhóm các dãy số hàng đơn vị, hàng chục hàng trăn hàng nghìn…; Dấu chấm (.) biểu trưng cho cho nhóm dãy số thập phân.

Đơn vị đo lường • Sử dụng hệ metric phổ biến tại Việt Nam. Nếu tác giả sử dụng các đơn vị thuộc hệ khác thì cần quy đổi sang hệ metric. Ví dụ: Đoạn đường này dài 10 dặm (tương đương khoảng 16,1 km).

Đơn vị tiền tệ • Viết đầy đủ tên đồng tiền bằng tiếng Việt ở lần xuất hiện đầu tiên, sau đó chú thích và viết tắt 3 chữ cái theo chuẩn quốc tế. Ví dụ: - “Đồng Yên Nhật Bản (JPY) hôm nay tăng giá thêm 10%”; - hoặc “Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm giá đồng Việt Nam (VND) thêm 10%”.

Ghi chú (notes) • Các ghi chú được đặt cuối bài báo, trước danh mục tài liệu tham khảo, được bắt đầu bằng tiêu đề “Các ghi chú”. Mỗi ghi chú phải được đánh số theo thứ tự tăng dần (1, 2, 3,…) và phải tương ứng với số đánh ghi chú trong nội dung bài báo. • Các ghi chú phải ngắn gọn, chỉ sử dụng trong trường hợp thật cần thiết. * Lưu ý: Không sử dụng ghi chú cuối trang (footnote).

Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 2 shop Premium và 62 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.

Khi xem tin tức, video các giải cầu lông trên thế giới, đặc biệt là phần giới thiệu thông số, miêu tả về vợt cầu lông, các bạn sẽ bắt gặp những thuật ngữ tiếng Anh nhưng không biết nghĩa là gì. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được các thuật ngữ tiếng Anh trong cầu lông đó.

Thuật ngữ tiếng Anh trong động tác đánh cầu:

Attack: Tấn công.

Backhand: Đánh ngược phía tay thuận.

Clear: Cú đánh sâu đến phần biên cuối của đối phương (Lốp cầu). Cú clear bổng dùng để phản công, trong khi cú clear tấn công thì đi thấp.

Drive: Cú đánh nhanh và thấp tạo thành đường bay thẳng bên trên lưới hay còn gọi là tạt cầu.

Drop: Cú bỏ nhỏ, đánh nhẹ và có kỹ thuật sao cho cầu rơi nhanh và gần với lưới bên phía đối phương (còn gọi là chặt cầu).

Balk: Thao tác đánh lừa đối phương trước khi hoặc trong khi giao cầu, còn gọi là “feint.”

Flick: Cú xoay cổ tay và cánh tay trên làm đối phương bất ngờ bằng cách lẽ ra phải đánh nhẹ nhưng lại đánh nhanh, dùng trong lúc giao cầu hoặc khi gần lưới.

ForeHand: Đánh bên thuận tay.

Fluke: Cú đánh chạm khung vợt nhưng lại ghi điểm nhẹ nhàng, còn gọi là “lucky shot”- “cú đánh may mắn”.

Hairpin net shot: Cú đánh từ dưới thấp và gần lưới, giúp cầu đi lên và qua khỏi lưới để rồi rơi nhanh xuống bên phần sân đối phương.

Halfcourt shot: Cú đánh giữa sân, hiệu quả trong đánh đôi khi đội đối phương chơi theo đội hình đầu sân -cuối sân.

Kill: Cú đánh nhanh, từ trên xuống sao cho đối phương không thể đỡ được, còn gọi là cú “putaway.

Net shot: Cú đánh từ một phần ba trước của sân và làm cho vợt bay vừa đủ qua lưới và rơi nhanh xuống phần sân đối phương.

Push shot: Cú đánh đẩy cầu nhẹ từ lưới hoặc từ giữa sân sang bên giữa sân đối phương, ít sử dụng động tác cổ.

Serve or Service: Giao cầu.

Smash: Cú đánh khi cầu cao quá đầu, đập mạnh cho cầu rơi nhanh xuống sân đối phương, đây là cú đánh tấn công chủ yếu trong cầu lông.

Wood shot: Cú đánh khi cầu chạm vào khung vợt, từng bị xem là phạm luật nhưng đã được Liên Đoàn Cầu Lông Thế Giới chấp nhận năm 1963.

Một số thuật ngữ tiếng Anh trong cầu lông khác:

Alley: Phần mở rộng của sân dành cho đánh đôi.

Back alley: Phần sân giữa đường biên cuối và vạch giao cầu dài dành cho đánh đôi.

Backcourt: Một phần ba cuối của sân, trong vùng giới hạn bởi các đường biên cuối.

Balance Point: Chỉ số đo từ đầu cán vợt đến điểm trụ trên khung vợt. Chỉ số này cho biết vợt nặng phần đầu hay cân bằng hay nhẹ phần đầu vợt.

Baseline: Đường biên tại cuối mỗi bên sân, song song với lưới.

Carry: Một chiêu thức phạm luật, trong đó, trái cầu được bắt vào đầu vợt và giữ trên đó để đánh đi.

Center position hoặc base position: Điểm trung tâm trên sân, nơi người chơi đơn quay về sau mỗi cú đánh.

Center line: Đường vạch vuông góc với lưới, chia ra hai phần sân giao cầu cho mỗi bên phải và trái.

Court: Sân cầu lông, giới hạn bằng các đường biên.

Cross: Kéo lưới.

Defend: Chống đỡ, thường là đối phó lại những cú đập hoặc bỏ nhỏ.

Fault: Phạm lỗi, có thể là lỗi giao cầu, lỗi trả cầu.

Footwork: Bộ pháp, cách thức di chuyển trên sân. Bộ pháp tốt giúp bạn trông phong độ và cho phép bạn đón cầu với mức di chuyển thấp nhất, hiệu quả nhất.

Forecourt: Một phần ba sân trước, giữa lưới và vạch giao cầu ngắn.

Good eye: Lời khen tặng dành cho đối thủ khi người đó phán đoán một cách chính xác rằng cầu do bạn đánh đi ra ngoài sân.

Good Game: Dùng để bên thắng cuộc nói với bên thua khi trận đấu kết thúc và hai bên bắt tay.

Good shot: Lời khen tặng đối phương vừa có 1 cú đánh đẹp.

Grip: Quấn cán vợt.

Xem thêm: Cầu lông trong tiếng Anh là gì?

I got it: Dùng để nói với đồng đội đánh đôi rằng bạn sẽ đón quả cầu này.

Long service line: Vạch giao cầu dài. Giao cầu không được để cầu đi quá vach này.

Match: Trận đấu, gồm nhiều ván.

Midcourt: Một phần ba giữa sân.

Mine: Giống như “I got it”.

Plastic shuttles: Quả cầu lông làm bằng nhựa, bạn đừng bao giờ dùng loại cầu này, vì đây không phải là cầu lông.

Power: Lực đập cầu.

Power Zone hay Sweet Spot: Chỉ vùng lưới vợt đánh ra kết quả tốt nhất. The middle of the racket is obviously more powerful than the sides of the racket as the strings have more of a trampoline effect.

Push shot: Cú đánh đẩy cầu nhẹ từ lưới hoặc từ giữa sân sang bên giữa sân đối phương, ít sử dụng động tác cổ.

Racquet: Vợt.

Rally: Cầu được đánh qua lại giữa hai bên và chưa bên nào để lỡ cầu.

Rubber: Ván rubber là ván thứ 3 và là ván quyết định trong một trận cầu 3 ván.

Service court: Vùng đứng để giao cầu.

Service over: Hết quyền giao cầu.

Receive: Nhận cầu.

Short service line: Vạch giao cầu ngắn, cách lưới khoảng 2m. Khi giao cầu, tối thiểu cầu phải đến được vạch này mới xem là hợp lệ.

Shuttlecock: trái cầu.

String: dây vợt.

Torque: Mô-men xoắn. Chỉ mức độ “trợt” của vợt khi vợt tiếp cầu ngoài vùng trung tâm lưới vợt. Khung vợt càng ít mô-men xoắn, cú đánh chạm cầu ngoài trung tâm lưới vợt sẽ càng chính xác.

Tendinitis: Viêm gân, đa số người chơi cầu lông chuyên nghiệp dễ bị chứng này.

Warm up: Khởi động trước khi chơi.

Walk over: Khi một tay vợt không đến thi đấu hoặc đến nhưng vì lý do nào đó không thể thi đấu, trận đấu gọi là walk over.

Wrist: Cổ tay, một bộ phận quan trọng cần phải giữ gìn nếu muốn vượt trội ở bộ môn cầu lông.

Yours: dùng để nói với đồng đội khi đánh đôi nếu người đó đã để lỡ cơ hội đón cầu khi nó thuộc phạm vi đánh của người đó.

1-Piece Construction: Thường thấy ở vợt graphite, cho biết tay cầm, thân vợt và đầu vợt được đúc liền một khối.

2-Piece Construction: Cho biết vợt được nối giữa tay cầm và thân vợt hoặc giữa thân vợt và đầu vợt.

Sau khi đọc bài viết này, chắc chắn rằng các bạn sẽ hiểu rõ ý nghĩa của những thuật ngữ tiếng Anh trong cầu lông và áp dụng nó để chọn lựa cho mình một cây vợt ưng ý nếu bạn đọc phần mô tả toàn tiếng Anh.

Chủ đề