Chuyên viên chính được hưởng mức lương như thế nào năm 2024

Trong năm 2018, ông Tùng tham gia và đỗ kỳ thi nâng ngạch từ chuyên viên lên chuyên viên chính (do đã đăng ký trước khi nghỉ không lương), thời gian xét nâng bậc lương lần sau tại Quyết định bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính của ông là ngày 1/4/2018.

Các năm tham gia công tác ông đều được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ, không vi phạm các quy định, quy chế của cơ quan đề ra và đủ tiêu chuẩn nâng bậc bình thường.

Ông Tùng hỏi, thời gian ông được nâng bậc lương chuyên viên chính tiếp theo là vào ngày/tháng/năm nào?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời ông Tùng như sau:

Tại Điểm a Khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức (tình trạng còn hiệu lực) quy định, trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.

Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.

Trường hợp ông Đặng Thanh Tùng hưởng lương ngạch chuyên viên, bậc 6/9 hệ số 3,99 từ ngày 1/4/2016. Năm 2018, ông Tùng tham gia và đỗ kỳ thi nâng hạng từ chuyên viên lên chuyên viên chính. Thông tin ông Tùng cung cấp không nêu rõ bậc lương, hệ số lương được hưởng theo quyết định bổ nhiệm chuyên viên chính; nhưng căn cứ quy định đối tượng áp dụng Bảng lương số 2 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, thì ngạch chuyên viên chính được xếp lương công chức loại A2 nhóm 1 (A2.1)

Theo hướng dẫn tại Điểm a Khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV, căn cứ vào hệ số lương 3,99 đang hưởng ở ngạch chuyên viên (công chức loại A1), nếu ông Tùng được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính (công chức loại A2 nhóm 1) thì được xếp hưởng lương bậc 1/8 hệ số 4,40. Thời gian hưởng lương ở ngạch chuyên viên chính được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính.

Do chênh lệch hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ (4,40 - 3,99 = 0,41) lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ (3,99 - 3,66 = 0,33) nên thời gian nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.

Tại quyết định bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính đối với ông Đặng Thanh Tùng có ghi thời gian hưởng lương ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau tính từ ngày ký quyết định bổ nhiệm (ngày 1/4/2018) là đúng quy định.

Căn cứ Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (tình trạng còn hiệu lực) thì, đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm: Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương... Theo đó, thời gian ông Tùng nghỉ việc riêng không hưởng lương sau khi có quyết định bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính từ ngày 1/4/2018 đến ngày 30/4/2018 không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên.

Như vậy, đến ngày 1/5/2021, là thời điểm đủ 36 tháng giữ bậc lương 1/8 ngạch chuyên viên chính, nếu được cấp có thẩm quyền đánh giá trong thời gian giữ bậc 1/8 hoàn thành nhiệm vụ; không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, ông Tùng sẽ được nâng lương bậc 2/8 ngạch chuyên viên chính.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

Trong các cơ quan Nhà nước, chuyên viên là đối tượng có số lượng khá nhiều. Vậy chuyên viên là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu các vấn đề xung quanh chuyên viên.

1. Chuyên viên là gì?

Chuyên viên là công chức chuyên ngành hành chính có mã số 01.003 trong các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện (căn cứ điểm c khoản 1 Điều 3 Thông tư số 2/2021/TT-BNV).

Theo đó, đây là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản trong cơ quan hành chính từ cấp huyện trở lên, chịu trách nhiệm nghiên cứu, tổ chức, xây dựng chính sách, pháp luật theo các ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.

Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019, ngạch chuyên viên hoặc tương đương được phân loại công chức loại C.

Chuyên viên có mã số mã số 01.003 trong cơ quan, tổ chức (Ảnh minh hoạ)

2. Tiêu chuẩn của chuyên viên mới nhất

Sau khi tìm hiểu chuyên viên là gì, dưới đây là chi tiết các tiêu chuẩn về chức danh chuyên viên. Cụ thể, căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 7 ngạch chuyên viên tại Thông tư 2/2021/TT-BNV như sau:

2.1 Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo

Về trình độ đào tạo, chuyên viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

- Tốt nghiệp đại học với chuyên ngành/ngành phù hợp với lĩnh vực công tác trở lên.

- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước với công chức ngạch chuyên viên và tương đương. Tiêu chuẩn này đã được sửa đổi, bổ sung từ quy định trước đó là “có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên”.

2.2 Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

Bên cạnh tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chuyên viên là gì? Cụ thể được Bộ Nội vụ nêu tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 2/2021/TT-BNV:

- Với đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật về ngành, lĩnh vực công tác cần phải nắm vững. Ngoài ra, cũng phải nắm vững mục tiêu, đối tượng quản lý, hệ thống nguyên tắc, cơ chế quản lý nghiệp vụ thuộc phạm vi công tác của vị trí việc làm của mình.

- Có khả năng xây dựng, hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách của ngành, lĩnh vực hoặc địa phương công tác cùng với khả năng tham gia nghiên cứu phục vụ quản lý cũng như xử lý các thông tin quản lý.

- Có thể làm việc độc lập hoặc làm việc, phối hợp làm việc theo nhóm; có kỹ năng soạn thảo và thuyết trình vấn đề thuộc nhiệm vụ của mình như các vấn đề được giao tham mưu, đề xuất.

- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số nếu công tác ở vùng dân tộc thiểu số khi vị trí việc làm yêu cầu. Tiêu chuẩn này đã tạo điều kiện rất nhiều cho chuyên viên bởi trước đây, yêu cầu này là:

  • Yêu cầu về tin học: Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
  • Yêu cầu về ngoại ngữ: Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc tiếng dân tộc thiểu số nếu công tác ở vùng dân tộc thiểu số khi vị trí việc làm yêu cầu.

2.3 Tiêu chuẩn chung về phẩm chất

Tiêu chuẩn chung về phẩm chất được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 06/2022/TT-BNV, như sau:

- Bản lĩnh chính trị, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vững vàng, kiên định; về đường lối, chủ trương của Đảng thì phải nắm vững và am hiểu sâu; trung thành với Tổ quốc, Hiến pháp; bảo vệ Tổ quốc, nhân dân.

- Các nghĩa vụ của công chức phải được thực hiện đầy đủ; nhiệm vụ của cấp trên phải nghiêm túc chấp hành; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính và gương mẫu thực hiện đúng nội quy, quy chế của cơ quan.

- Khi thực hiện trong công việc thì phải tận tuỵ, khi thi hành công vụ thì phải có trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm, gương mẫu; khi giao tiếp, phục vụ nhân dân thì phải lịch sự, văn hoá, chuẩn mực.

- Sinh hoạt và lối sống phải lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

- Thường xuyên có ý thức rèn luyện nâng cao phẩm chất, không ngừng học tập, rèn luyện trình độ, năng lực.

Cập nhật tiêu chuẩn mới nhất của chuyên viên là gì? (Ảnh minh hoạ)

3. Chuyên viên hưởng lương như thế nào?

Khi đáp ứng các tiêu chuẩn nêu trên, ngạch công chức chuyên viên được xếp lương theo công thức: Lương chuyên viên = Hệ số x mức lương cơ sở. Trong đó:

Hệ số theo Thông tư 02 năm 2021 nêu trên được quy định như hệ số lương của công chức A1, từ 2,34 - 4,98.

Chuyên viên chính lương bao nhiêu?

Chuyên viên chính được chia thành 8 bậc với hệ số lương từ 4,4 – 6,78 và mức lương tương ứng từ 7,92 – 12,2 triệu đồng/tháng. Sau 1/7/2024, cách thức tính lương của cán bộ công chức, viên chức nhà nước sẽ có sự thay đổi. Cụ thể như thế nào, hãy cùng JobsGO tìm hiểu bạn nhé! 1.1.1 thg 3, 2024nullBậc Lương Chuyên Viên Chính 2024 Bao Nhiêu? - JobsGO Blogjobsgo.vn › blog › bac-luong-chuyen-vien-chinhnull

Mã ngạch chuyên viên chính là gì?

“Chuyên viên chính (tiếng Anh Main Experts) là người có chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng làm việc trong các cơ quan, tổ chức nhà nước từ cấp huyện trở lên.” Mã số ngạch của chuyên viên chính là 01.002.nullChuyên viên chính là gì? Điều kiện và hồ sơ thi gồm những gì? - CareerLinkwww.careerlink.vn › cam-nang-viec-lam › tu-van-nghe-nghiep › chuyen-v...null

Lương công chức năm 2024 là bao nhiêu?

Vậy dự kiến từ 1/7/2024, tăng lương trung bình của công chức viên chức sau khi cải cách tiền lương có thể lên gần 10 triệu đồng/tháng (đã tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng) so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng).nullTăng mức lương mới lên 10 triệu từ 1/7/2024 cho công chức viên chức ...thuvienphapluat.vn › lao-dong-tien-luong › tang-muc-luong-moi-len-10-tr...null

Chuyên viên có nghĩa là gì?

Chuyên viên là một ngạch công chức hành chính trong hệ thống nhà nước, được xếp cho những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở bậc đại học. Nhiệm vụ chính của chuyên viên là hỗ trợ lãnh đạo cơ quan, tổ chức nhà nước trong việc tổ chức và quản lý một lĩnh vực hoặc vấn đề nghiệp vụ cụ thể.nullChuyên Viên Là Gì? Quy Định Mới Nhất Về Chuyên Viên Năm 2024jobsgo.vn › blog › chuyen-vien-la-ginull

Chủ đề