Chứng khoán phái sinh giao dịch trên sàn nào năm 2024

Hợp đồng tương lai (HĐTL) là chứng khoán phái sinh được chuẩn hóa và niêm yết tại các Sở giao dịch; là thỏa thuận mua bán hàng hóa trong hiện tại và được giao dịch vào một ngày xác định trong tương lai.

Lợi ích của nhà đầu tư khi giao dịch Hợp đồng tương lai

Chứng khoán phái sinh giao dịch trên sàn nào năm 2024

Hợp đồng tương lai Chỉ số VN30

Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 là loại Hợp đồng tương lai có tài sản cơ sở là chỉ số VN30, mô phỏng kỳ vọng giá của chỉ số VN30 tại thời điểm đáo hạn.

Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 giao dịch với 4 mã tương ứng 4 tháng đáo hạn: Tháng hiện tại, tháng kế tiếp, 2 tháng cuối 2 quý gần nhất.

Chỉ số VN30 được tính dựa trên rổ 30 cổ phiếu có vốn hóa thị trường và tính thanh khoản cao nhất trên sàn HOSE.

Mẫu Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu: Click ở đây để xem chi tiết

Hướng dẫn giao dịch Chứng khoán phái sinh

1. QUY TRÌNH GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH - HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI TẠI MBS

Bước 1: Mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh

+ Nhà đầu tư muốn mở tài khoản phái sinh cần mở tài khoản chứng khoán cơ sở tại MBS.

+ Trường hợp Nhà đầu tư chưa có tài khoản chứng khoán cơ sở tại MBS vui lòng đăng ký mở tài khoản online tại đây.

+ Trường hợp Nhà đầu tư đã có tài khoản chứng khoán cơ sở tại MBS, vui lòng liên hệ trực tiếp Tổng đài 19009088 hoặc gọi điện cho Nhân viên quản lý tài khoản để được hướng dẫn.

Bước 2: Nộp tiền ký quỹ

Để có thể đặt lệnh giao dịch mua bán trên tài khoản phái sinh, Nhà đầu tư cần nộp tiền vào Tài khoản phái sinh tại MBS và nộp ký quỹ lên Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) theo hướng dẫn tại đây.

Bước 3: Giao dịch phái sinh

Nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua bán khi đảm bảo điều kiện về ký quỹ qua các kênh giao dịch của MBS:

- Giao dịch qua S24

+ S24 là nền tảng giao dịch chứng khoán được MBS phát triển dựa trên nền tảng web kết nối internet tại địa chỉ http://s24.mbs.com.vn.

+ Khách hàng có thể truy vấn thông tin và thực hiện mọi giao dịch một cách nhanh chóng, bảo mật và hiệu quả.

- Giao dịch qua Contact24

Để thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh qua điện thoại, khách hàng thực hiện như sau:

+ Bước 1: Gọi điện đến tổng đài 19009088, chọn nhánh 5.

+ Bước 2: Nhập số tài khoản và mật khẩu giao dịch qua điện thoại.

+ Bước 3: Gặp và đưa yêu cầu lệnh đặt cho nhân viên giao dịch.

- Giao dịch tại sàn

Khách hàng là chủ tài khoản hoặc người được ủy quyền hợp pháp chỉ cần mang theo CMND đến các điểm giao dịch của MBS để thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh.

Bước 4: Theo dõi tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ

+ Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ (AR) của tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh của Nhà đầu tư phải đảm bảo tỷ lệ AR duy trì theo chính sách MBS từng thời kỳ.

+ Trường hợp tỷ lệ AR của tài khoản vượt tỷ lệ AR duy trì thì Nhà đầu tư có nghĩa vụ bổ sung tài sản ký quỹ hoặc đóng bớt số lượng vị thế nắm giữ để đảm bảo tỷ lệ AR duy trì theo quy định.

+ Trường hợp Tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh của Nhà đầu tư vi phạm tỷ lệ AR xử lý theo chính sách MBS từng thời kỳ, Nhà đầu tư có nghĩa vụ nộp bổ sung kỹ quỹ hoặc đóng bớt số lượng vị thế nắm giữ ngay khi vi phạm để đảm bảo tỷ lệ AR duy trì theo quy định. MBS thực hiện xử lý vị thế/tài sản ký quỹ trên tài khoản của Nhà đầu tư kể từ ngày làm việc liền sau ngày vi phạm.

Bước 5: Thanh toán nghĩa vụ

+ Tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh của Nhà đầu tư được hạch toán lãi lỗ hàng ngày dựa trên các lệnh giao dịch mở đóng vị thế.

+ Lãi lỗ được tính toán dựa trên chênh lệch giá mua/bán hợp đồng tương lai với giá đóng cửa của hợp đồng tương lai hoặc chênh lệch của giá đóng/mở vị thế.

+ Đối với các hợp đồng tại ngày đáo hạn, lãi/lỗ sẽ được tính toán dựa trên giá đóng cửa của chỉ số cơ sở tại ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai.

Trường hợp tài khoản có lãi vị thế, MBS thực hiện hạch toán tiền lãi trên tài khoản Nhà đầu tư. Trường hợp tài khoản có lỗ vị thế, Nhà đầu tư phải nộp tiền hoặc rút tiền ký quỹ vào tài khoản phái sinh để MBS chuyển tiền thanh toán theo quy định của cơ quan quản lý.

Có thể giao dịch long và short liên tục trong ngày theo biến động thị trường mà không cần chờ T+2 như cổ phiếu.

Hưởng lợi theo cả 2 chiều tăng và giảm của thị trường. Mở vị thế long khi VN30 có chiều hướng tăng và mở vị thế short khi VN30 có chiều hướng giảm.

Chứng khoán Phái sinh (CKPS) được hiểu là 1 hợp đồng được ký kết ở thời điểm hiện tại, dành cho 1 giao dịch sẽ diễn ra trong tương lai đối với 1 tài sản cơ sở ở 1 mức giá được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng

Ví dụ: Công ty A ký kết hợp đồng bán 100 thùng dầu cho Công ty B vào ngày 18/06/2021 với các thông tin trên hợp đồng như sau:

Ngày giao hàng: 18/12/2021 Giá giao hàng: 10 triệu đồng/thùng

Hợp đồng này được coi như 1 hợp đồng phái sinh ký kết tại ngày 18/06/2021 dành cho giao dịch mua và bán sẽ diễn ra vào 6 tháng sau. Tài sản cơ sở của hợp đồng này là các thùng dầu với khối lượng được xác định rõ là 100 thùng. Mức giá bán cũng được xác định ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng là 10 triệu đồng/thùng.

Đến ngày đáo hạn hợp đồng (còn gọi là ngày giao hàng) 18/12/2021, giá của 1 thùng dầu trên thị trường lúc này là 12 triệu đồng/thùng nhưng theo đúng cam kết trên hợp đồng đã ký, Công ty A vẫn sẽ phải bán cho Công ty B 100 thùng dầu với giá 10 triệu đồng/thùng.

Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh khá đa dạng bao gồm chứng khoán (cổ phiếu, trái phiểu, chỉ số,…), hàng hóa (vàng, bạc, kim loai, dầu…), hay thậm chí là cả nông sản.

.png)

2. CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

Chứng khoán phái sinh giao dịch trên sàn nào năm 2024

Hợp Đồng Kỳ Hạn (HĐKH)

Là một thỏa thuận pháp lý giữa hai bên tham gia về việc mua và bán một loại tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định ngay trước thời điểm ký kết thỏa thuận

Chứng khoán phái sinh giao dịch trên sàn nào năm 2024

Hợp Đồng tương lai (HĐTL)

Là hợp đồng kỳ hạn nhưng được chuẩn hóa và niêm yết, giao dịch tại các Sở giao dịch chứng khoán.

Chứng khoán phái sinh giao dịch trên sàn nào năm 2024

Hợp đồng Quyền chọn (HĐQC)

Là một thỏa thuận pháp lý giữa 2 bên mua và bán quyền, trong đó bên mua quyền (hay còn gọi là bên nắm giữ hợp đồng quyền chọn) có quyền nhưng không có nghĩa mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai theo mức giá được xác định trước. Tức là bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải thực hiện các thỏa thuận của hơp đồng đã ký kết. Ngược lại, bên bán quyền luôn có nghĩa vụ phải thực hiện các thỏa thuận của hợp đồng khi bên mua quyền chọn thực hiện quyền. Hợp đồng quyền chọn có 2 loại, quyền chọn mua và quyền chọn bán.

Chứng khoán phái sinh giao dịch trên sàn nào năm 2024

Hợp đồng Hoán đổi (HĐHĐ)

Là một thỏa thuận pháp lý trong đó hai bên tham gia cam kết hoán đổi dòng tiền phá sinh từ các công cụ tài chính của mình cho bên còn lại. Thời điểm hoán đổi và phương pháp tính toán dòng tiền sẽ được quy định cụ thể trên hợp đồng tại thời điểm ký kết.

3. ƯU ĐIỂM NỔI BẬT CỦA CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

Chứng khoán phái sinh giao dịch trên sàn nào năm 2024

Hưởng lợi 2 chiều

Cách thức giao dịch trên thị trường phái sinh về cơ bản giống trên thị trường cổ phiếu. Tuy nhiên, bên cạnh việc long (mua) khi VN30 tăng, nhà đầu tư có thể short (bán khống) khi VN30 giảm. Đây là điều mà thị trường cơ sở chưa cho phép.

Đòn bẩy cao

NĐT chỉ cần ký quỹ một phần tài sản để có thể giao dịch CKPS với giá trị lớn gấp nhiều lần. Điều này giúp NĐT sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn rất nhiều. Ví dụ: Với 1 giao dịch Phái sinh trị giá 100 triệu, khách hàng chỉ phải ký quỹ 17 triệu để thực hiện ngay giao dịch. 83 triệu còn lại quý khách có thể dùng để đầu tư vào tài sản khác.

Giao dịch T0

NĐT có thể LONG (mua) và SHORT (bán) liên tục ngay trong ngày mà không cần chờ T+2 như thị trường cổ phiếu.

Cho phép rút tiền bất kỳ lúc nào

Do tính chất linh hoạt của CKPS, NĐT có thể thực hiện giao dịch liên tục và chốt lãi/lỗ ngay trong ngày. Do đó, NĐT có thể thực hiện rút tiền bất cứ lúc nào.

4. CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Để từng bước giúp Nhà đầu tư làm quen với công cụ đầu tư mới, trong giai đoạn đầu vận hành thị trường sẽ đưa ra 02 sản phẩm Hợp đồng tương lai cơ bản bao gồm: HĐTL trên chỉ số cổ phiếu và HĐTL trên trái phiếu chính phủ.

.png)

01

Là loại Hợp Đồng tương lai có tài sản cơ sở là chỉ số VN30, mô phỏng kỳ vọng giá của chỉ số VN30 tại thời điểm đáo hạn.

02

HĐTL chỉ số VN30 giao dịch với 4 mã tương ứng 4 tháng đáo hạn: Tháng hiện tại, tháng kế tiếp, 2 tháng cuối 2 quý gần nhất.

03

Chỉ số VN30 được tính dựa trên rổ 30 cổ phiếu có vốn hóa thị trường và tính thanh khoản cao nhất trên sàn HOSE.

04

Đối với HĐTL, NĐT có thể tham gia với hai vị thế mua (long) hoặc bán (short)

  • Nếu thị trường giảm, NĐT tham gia vị thế mua sẽ lỗ, NĐT tham gia vị thế bán sẽ lãi
  • Nếu thị trường tăng, NĐT tham gia vị thế mua sẽ lãi, NĐT tham gia vị thế bán sẽ lỗ

Ví dụ: Giả sử, ngày 22/5/2020, chỉ số VN30 là 850 điểm

Chứng khoán phái sinh giao dịch trên sàn nào năm 2024

Nhà đầu tư A

Nhà đầu tư A dự báo chỉ số VN30 sẽ có xu hướng tăng lên mức 900 điểm tại thời điểm cuối tháng 6/2020 nên mua 01 hợp đồng VN30F2006 với giá 860 điểm chỉ số.

.png)

Nhà đầu tư B

Trong khi đó, NĐT B dự báo ngược lại rằng chỉ số VN30 có xu hướng giảm xuống mức 800 điểm nên bán 01 hợp đồng VN30F2006 với giá 860 điểm chỉ số. Khi đó giả sử các lệnh mua bán của NĐT A và B sẽ được khớp với nhau.

Nếu các NĐT giữ hợp đồng đến ngày đáo hạn, giả sử 18/06/2020, VN30 tăng lên 890 điểm. Như vậy, Nhà đầu tư A dự đoán đúng xu hướng của thị trường. Nhà đầu tư A lãi = (890-860)*100.000 đồng = 3 triệu đồng. Và ngược lại NĐT B dự đoán sai và sẽ chịu mức lỗ là 3 triệu đồng.

Là loại Hợp đồng tương lai có tài sản cơ sở là một trái phiếu chính phủ giả định do Sở Giao dịch chuẩn hóa các điều khoản bao gồm: Số năm đáo hạn, tháng đáo hạn, ngày đáo hạn, lãi suất danh nghĩa, hình thức trả gốc, lãi, rổ trái phiếu được chấp nhận để chuyển giao, phương thức thanh toán đáo hạn (Bằng tiền/chuyển giao vật chất).

Chi tiết Mẫu HĐTL TPCP (ra mắt từ ngày 28/06/2021) vui lòng xem Tại đây

01

Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ là: Trái phiếu Chính phủ đang giao dịch trên thị trường; hoặc Trái phiếu giả định có một số đặc trưng cơ bản của trái phiếu Chính phủ. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xây dựng các đặc trưng cơ bản của trái phiếu Chính phủ, thiết kế trái phiếu giả định báo cáo Bộ Tài chính chấp thuận trước khi thực hiện.

02

Mẫu hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ban hành sau khi báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

03

Quy mô hợp đồng được quy định theo Sở Giao dịch Chứng khoán là 01 tỷ đồng.

04

Thời gian giao dịch: giao dịch được diễn ra trên sàn, mở cửa sớm hơn 15 phút với thị trường cơ sở nhưng kết thúc đồng thời.

05

Phương thức giao dịch: Khớp lệnh và thỏa thuận

06

Giá tham chiếu: là giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước hoặc giá lý thuyết đối với mã hợp đồng niêm yết mới.

07

Giới hạn biến động giá hàng ngày: Mức biến động tối đa/tối thiểu trong phiên giao dịch là +/- 3% so với tham chiếu. Giới hạn lệnh là 500 hợp đồng. Giới hạn vị thế là 10.000 hợp đồng (tính riêng với tổ chức).

08

Ngày thanh toán cuối cùng là ngày làm việc thứ ba kể từ ngày giao dịch cuối cùng.

09

Ngày giao dịch cuối cùng là ngày 25 của tháng đáo hạn hoặc ngày giao dịch liền trước nếu ngày 25 là ngày nghỉ.