Chức năng, nhiệm vụ của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Thanh tra Chính phủ ra thông báo kết luận số 638/TB-TTCP ngày ngày 29/4 về Thanh tra công tác quản lý tài chính, tài sản công, thực hiện các dự án đầu tư; tổ chức hợp tác nghiên cứu, đào tạo, liên kết đào tạo, cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ giai đoạn 2015 - 2019 tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (sau gọi tắt là Viện Hàn lâm).

Qua đó xác định, giai đoạn 2015-2019, Viện Hàn lâm thực hiện chưa tốt công tác quản lý tài chính, tài sản, thực hiện các dự án và tổ chức nghiên cứu khoa học, để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm.

Kết luận này cũng cho biết, giai đoạn trước năm 2017, công tác đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ còn nhiều khuyết điểm, sai phạm, nhưng từ năm 2017 đến nay đã cơ bản được khắc phục.

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Ảnh: Vass.gov.vn

Ngoài ra, kết luận này cũng nêu lên việc, các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm thực hiện chưa đúng, đầy đủ các quy chế, quy định của Nhà nước; công tác quản lý tài sản công, thực hiện các dự án, đặc biệt việc cho thuê trụ sở, nhà đất vi phạm các quy định của pháp luật trong thời gian dài không được chấn chỉnh; việc thực hiện và đánh giá, nghiệm thu các đề tài còn mang tính hình thức, chất lượng chưa cao; có việc làm lãng phí ngân sách nhà nước.

Hồ sơ học viên không có lý lịch khoa học của người hướng dẫn

Qua đó, hạn chế, khuyết điểm trong việc đào tạo trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ tại Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm cũng đã được chỉ ra.

Cụ thể, giai đoạn 2015-2017, công tác đào tạo trình độ Thạc sĩ,Tiến sĩ của Học viện Khoa học Xã hội còn nhiều hạn chế, khuyết điểm về tuyển sinh, quy trình, chương trình và quản lý đào tạo.

Các khuyết điểm, sai phạm của giai đoạn trước cơ bản đã được Học viện khắc phục. Tuy nhiên, còn có các khuyết điểm như: Số nghiên cứu sinh quá hạn thời gian đào tạo còn nhiều; một số hồ sơ xét tuyển trình độ Tiến sĩ không cho điểm phần đánh giá hồ sơ; hồ sơ học viên không có lý lịch khoa học của người hướng dẫn.

Có học viên không có Phiếu đăng ký xét tuyển, bản sao các bài báo khoa học đã được công bố; có nghiên cứu sinh đề xuất Đề tài nghiên cứu không nằm trong danh mục nghiên cứu. Sổ cấp phát văn bằng còn tẩy xoá, sửa chữa, thiếu thông tin về nghiên cứu sinh.

Việc quản lý tài chính còn nhiều khuyết điểm, vi phạm, chi phụ cấp cho một số chức danh, chi phụ cấp cho cán bộ địa phương không đúng quy định số tiền 750,45 triệu đồng. Sử dụng ngân sách Nhà nước chi tiền lương cho hợp đồng ngoài biên chế 1.241 triệu đồng; không trích quỹ dự phòng, trích lập quỹ phát triển, hạch toán lãi ngân hàng không đúng quy định; kê khai thiếu số tiền thuế phải nộp 1.962.839 triệu đồng.

Trách nhiệm trong công tác đào tạo trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ thuộc lãnh đạo Viện Hàn lâm phụ trách công tác đào tạo và Học viện Khoa học Xã hội thời kỳ 2015-2019.

Viện Hàn lâm phê duyệt phương án tự chủ Văn phòng không đúng quy định

Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của tập thể lãnh đạo viện Hàn lâm giai đoạn 2015-2019; thuộc các đơn vị tham mưu và trực thuộc còn mắc phải những hạn chế, khuyết điểm như sau:

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Viện Hàn lâm chưa xây dựng trình Viện Hàn lâm về Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Viện Hàn lâm phê duyệt phương án tự chủ của văn phòng không đúng quy định chức năng, nhiệm vụ; thực hiện chưa đầy đủ các nội dung về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị; tại thời điểm thanh tra, các đơn vị trực thuộc còn cơ cấu số lượng lớn cấp phòng.

Cụ thể, có 369 cấp phòng/ 38 đơn vị, nhiều đơn vị cơ cấu 10-15 cấp phòng, 01 đơn vị có 33 cấp phòng..v.v cơ cấu nhiều đơn vị Tạp chí, Thư viện tại các đơn vị trực thuộc.

Trách nhiệm trước những thiếu sót, khuyết điểm về thực hiện chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy thuộc lãnh đạo Viện Hàn lâm và Ban Tổ chức Cán bộ thời kỳ 2015-2019.

Viện Hàn lâm lập dự toán thu – nộp năm sau ít hơn năm trước

Những hạn chế, khuyết điểm về quản lý tài chính đối với Viện Hàn lâm như sau:

Trước năm 2017, Viện Hàn lâm lập dự toán thu, nộp ngân sách nhà nước hàng năm trong đó số liệu của năm lập dự toán thấp hơn ước thực hiện của năm trước, dự toán không bao quát hết các nguồn thu tại một số đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp theo quy định tại các Thông tư hướng dẫn hàng năm của Bộ Tài chính.

Không lập danh mục dự toán cụ thể cho từng đơn vị; không căn cứ tình hình thực tế của các đơn vị cấp dưới để xây dựng dự toán theo quy chế Quản lý tài chính của Viện Hàn lâm. Không ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Viện Hàn lâm giao dự toán hàng năm cho các đơn vị trực thuộc còn điều chỉnh bổ sung nhiều lần trong năm, giao dự toán còn chậm gây khó khăn cho đơn vị; có trường hợp giao bổ sung dự toán khi chưa thực hiện quyết toán hợp đồng; giao dự toán trước kinh phí của năm sau.

Giao dự toán về Văn phòng Viện Hàn lâm mang tính dự phòng không đúng quy định của luật Ngân sách nhà nước. Giao dự toán hoạt động khoa học chung, có nội dung chưa có trong quy định của Nhà nước, tổng số tiền 5.973,482 triệu đồng (giai đoạn 2015-2018).

Phân bổ dự toán lần đầu hàng năm chậm; phân bổ khi chưa xây dựng phương án cụ thể dẫn đến phải phân bổ nhiều lần mới được phê duyệt. Phân bổ kinh phí mua sắm tài sản hàng năm chưa căn cứ vào nhu cầu thực tế và định mức trang thiết bị của từng đơn vị theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Chưa phát hiện các nội dung không đúng quy định của các Quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị cấp dưới, để xảy ra sai sót nhưng chưa kịp thời chấn chỉnh.

Những hạn chế, khuyết điểm về quản lý tài chính đối với các đơn vị cấp dưới của Viện Hàn lâm như sau:

Có 12 đơn vị chưa sửa đổi, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định mới của Bộ Tài chính; 08 Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, có một số nội dung không đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước; không công khai dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm (các lần điều chỉnh, bổ sung) theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Các ban chức năng tham mưu, dự kiến kế hoạch hàng năm nhưng không gửi Văn phòng để lập dự toán; các đề tài, nhiệm vụ được chuyển tiếp qua nhiều năm do Văn phòng chủ trì nhưng không lập dự toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Văn phòng thực hiện thu kinh phí quản lý đề tài không đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước (trước năm 2017) với tổng số tiền 1.055,100 triệu đồng.

Học viện Khoa học Xã hội sử dụng nguồn ngân sách giao để chi tiền lương, phụ cấp cho lao động hợp đồng ngoài chỉ tiêu biên chế; thanh toán phụ cấp cho các chức danh không có trong quy định, số tiền 750,45 triệu đồng.

Sử dụng nguồn ngân sách nhà nước chi tiền lương, phụ cấp lương cho viên chức, người lao động hợp đồng ngoài chỉ tiêu biên chế số tiền 1.241 triệu đồng. Không xây dựng quỹ nhuận bút, định mức chi tiết thù lao đọc duyệt, biên tập; không tổ chức đấu thầu in Tạp chí theo Quy chế hoạt động.

Hạch toán, trích lập các quỹ hoạt động không đúng quy định của Chính phủ số tiền 7.706 triệu; kê khai thuế chưa đầy đủ số tiền 1.962,839 triệu đồng; không đề nghị ghi thu – ghi chi vào ngân sách nhà nước các khoản thu từ phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

Bảo tàng Dân tộc học không nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định số tiền 1.119,314 triệu đồng. Trong đó, thuế Giá trị gia tăng 123,649 triệu đồng; phí, lệ phí 547,95 triệu đồng; thuế Thu nhập doanh nghiệp 163,168 triệu đồng; thuế Thu nhập cá nhân 284,547 triệu đồng. Chưa xử lý dứt điểm số tiền 5.371 USD của đề tài “Tác động của tivi…”.

Trách nhiệm đối với những khuyết điểm, sai phạm về công tác quản lý tài chính thuộc lãnh đạo Viện Hàn lâm phụ trách quản lý tài chính; Ban Kế hoạch – Tài chính với trách nhiệm tham mưu và các đơn vị trực thuộc có khuyết điểm, sai phạm nêu trên trong thời kỳ 2015-2019.

Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở không đúng thành phần

Viện Hàn lâm ban hành các quy chế Quản lý khoa học nhưng nội dung còn nhiều bất cập, không hợp lý, dẫn đến việc các đơn vị cấp dưới không kịp thời tiếp thu, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ. Quy trình thực hiện nhiều đề tài không đúng quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và Quy chế quản lý khoa học.

Cụ thể, có 07 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị và của Viện Hàn lâm nhưng được phê duyệt dưới dạng đề tài cấp cơ sở, cấp Bộ và bố trí kinh phí để thực hiện không hợp lý.

Có 03 đề tài, nhiệm vụ không có đóng góp về khoa học cho xã hội, 37 đề tài, nhiệm vụ cấp Bộ do Văn phòng chủ trì chưa được tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở trước khi nghiệm thu cấp Bộ.

18 đề tài, nhiệm vụ cấp Bộ nhưng không được nghiệm thu cấp Bộ; 29 đề tài, nhiệm vụ trùng thời gian; 30 Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học cấp Bộ không đúng thành phần; 55 đề tài, nhiệm vụ khoa học cấp Bộ được giao cho cá nhân ngoài đơn vị chủ trì; 67 Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở nhiệm vụ khoa học cấp Bộ của các đơn vị, căn cứ vào các Quy chế quản lý khoa học do Viện Hàn lâm ban hành đã hết hiệu lực; 191 Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở không đúng thành phần; 75 đề tài, nhiệm vụ nghiệm thu chậm tiến độ.

Trung Dũng

Trong thông báo đến công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam ngày 9/3, lãnh đạo viện đã quyết định tạm thời đóng cửa các trụ sở tại khu vực Hà Nội từ 14h ngày 9/3 đến hết ngày 15/3 và chuyển sang chế độ làm việc tại nhà.

Trao đổi với Nhadautu.vn về những ảnh hưởng, khó khăn khi trụ sở của viện tại Hà Nội tạm thời bị đóng cửa, ông Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) cho biết viện sẽ có ảnh hưởng bởi việc đóng cửa này.

Tuy nhiên, theo ông, đặc thù của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội là cơ quan nghiên cứu khoa học, không phải là đơn vị sản xuất kinh doanh, nên cán bộ của viện vẫn tiếp tục làm việc tại nhà, qua đó không ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động nghiên cứu của viện.

Ông Thanh cũng khẳng định, viện sẽ không giảm mục tiêu, không hạ tiến độ, cố gắng thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đã đề ra trong năm 2020.

"Trong thời gian này, các nhà khoa học tiếp tục thực hiện các nghiên cứu của viện. Bộ phận văn phòng và bộ phận bảo vệ vẫn trực chiến để đảm bảo an toàn cho trụ sở. Các đường công văn thì thực hiện theo Chính phủ điện tử của Thủ tướng chỉ đạo nên vẫn ký công qua qua chữ ký điện tử", ông Thanh cho hay.

Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội cũng thông tin thêm, đến thời điểm này tất cả các cán bộ đi cách ly tập trung đã có kết quả âm tính. "Đây là thông tin rất mừng cho Viện. Đến tuần tới, căn cứ vào tình hình cụ thể viện sẽ cho các trụ sở hoạt động trở lại", ông Thanh nói.

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam - Ảnh: Website viện.

Trước đó, lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho biết, ngay sau Bộ Y tế xác nhận trường hợp nhiễm bệnh COVID-19 số 21, ngay trong đêm 7/3 và rạng sáng 8/3, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của viện đã yêu cầu tất cả các đơn vị trong viện rà soát và lập danh sách những người thuộc đối tượng F1 và F2 (F1 là nhóm tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh; F2 là nhóm tiếp xúc với các cá nhân thuộc nhóm F1).

Ngay trước cuộc họp khẩn của Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 TP. Hà Nội vào 8 giờ sáng 8/3, Viện hàn lâm đã cung cấp đầy đủ thông tin cho Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh thành phố Hà Nội (CDC).

Những người thuộc diện F1, F2 của viện đã được cách ly theo đúng quy định. Viện đã tiến hành phun thuốc khử khuẩn tại trụ sở số 1 Liễu Giai (nhà A và B) vào hai ngày 8/3 và 9/3.

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khoa học xã hội; cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nhanh và bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện tư vấn chính sách phát triển; đào tạo sau đại học về khoa học xã hội; tham gia phát triển tiềm lực khoa học xã hội của cả nước.

Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020 của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, GS.TS. Đặng Nguyên Anh, Phó Chủ tịch khẳng định, để triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác năm 2020, Viện Hàn lâm sẽ khẩn trương triển khai đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm như, tiếp tục kiện toàn bộ máy cơ cấu, tổ chức và nhân sự (trong đó bao gồm các Hội đồng khoa học, các vị trí lãnh đạo và các phòng của đơn vị) theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

Viện sẽ lấy thế mạnh nghiên cứu cơ bản làm nền tảng để phát triển, đẩy mạnh nghiên cứu đa ngành, liên ngành; kết hợp giữa nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng, tư vấn chính sách và đào tạo; từng bước xây dựng cụ thể định hướng nghiên cứu chuyên sâu, tầm nhìn dài hạn cho từng Viện Nghiên cứu, từng khối Viện Nghiên cứu cũng như của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Đẩy mạnh công tác tư vấn về chính sách phát triển trong lĩnh vực KHXH, cung cấp kịp thời luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nhanh bền vững của đất nước, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa và yêu cầu của thực tế cuộc sống.

Ngoài ra, viện cũng xây dựng kế hoạch đào tạo và tự đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học theo hướng trở thành chuyên gia chuyên sâu, đầu ngành trong từng lĩnh vực và đội ngũ các nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao. Có chiến lược cụ thể và cơ chế đãi ngộ thích hợp nhằm thu hút nhân tài tới làm việc tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Xây dựng môi trường làm việc khoa học, sáng tạo, hành động, kỷ cương để khuyến khích và nuôi dưỡng đam mê nghiên cứu trong đội ngũ nhà khoa học của Viện Hàn lâm.

Đồng thời thúc đẩy liên kết, nâng cao năng lực hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn; từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Viện Hàn lâm thành trung tâm nghiên cứu KHXH có uy tín trong khu vực và thế giới.

Cùng với đó đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả trong công tác quản trị; sử dụng hợp lý các nguồn lực từ ngân sách nhà nước; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật trọng điểm phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học; sắp xếp, quy hoạch các trụ sở làm việc của các viện nghiên cứu chuyên ngành trên cơ sở bám sát đề án quy hoạch tổng thể Viện Hàn lâm.

Bên cạnh đó, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, điều hành, nâng cao chất lượng đào tạo của Học viện KHXH trên tất cả các mã ngành được giao.

Video liên quan

Chủ đề