Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu nói tốn vinh phụ nữ

Cách đây tròn 50 năm, vào 9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vĩnh biệt chúng ta, trở về với thế giới người hiền.

Trái tim của con người có tấm lòng nhân hậu nhất đã ngừng đập. Khối óc của nhà tư tưởng lỗi lạc nhất đã ngừng suy nghĩ. Trong Thông cáo đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta khi đó, cũng như trong Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tại Lễ truy điệu trọng thể Người sáng 9/9/1969, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử đều nhấn mạnh: “Hồ Chủ tịch kính yêu của chúng ta không còn nữa! Tổn thất này vô cùng lớn lao! Đau thương này thật là vô hạn! Dân tộc ta và Đảng ta mất một vị lãnh tụ thiên tài và một người thầy vĩ đại. Phong trào cộng sản quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc và cả loài người tiến bộ mất một chiến sĩ lỗi lạc, một người bạn chiến đấu kiên cường và thân thiết. Đồng bào và chiến sĩ cả nước ta thương nhớ Người khôn xiết! Anh em và bầu bạn khắp năm châu cùng chia sẻ nỗi đau buồn sâu sắc của chúng ta” (*) (*).

Hồi tưởng lại sự kiện Bác Hồ ra đi về cõi vĩnh hằng 50 năm trước, mọi thế hệ người Việt Nam đều cảm nhận thấm thía tận đáy lòng nỗi đau mất mát lớn. Đau đớn, tiếc thương vô hạn vì Bác đi xa, chúng ta càng kính trọng, tự hào hơn về Bác, về cuộc đời và sự nghiệp, về tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người, về di sản vĩ đại, thiêng liêng Người để lại cho Đảng, cho dân tộc, nhân dân và nhân loại. Người dấn thân để tranh đấu cho độc lập, tự do, Người dâng hiến cả cuộc đời mình cho hạnh phúc của nhân dân, và bởi thế, Người hy sinh cả cuộc sống riêng tư để hóa thân vào dân-nước, Tổ quốc và nhân loại. Tên Người là cả một niềm thơ, tên Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại.

Fidel Castro, lãnh tụ Cuba, người bạn lớn thân thiết của Việt Nam đã đánh giá về Người trong bức điện chia buồn gửi Đảng ta: “Đồng chí Hồ Chí Minh thuộc về một lớp người đặc biệt mà cái chết lại gieo mầm cho sự sống, đời đời bất diệt”.

Nhà triết học và chiến sĩ đấu tranh cho hòa bình rất nổi tiếng Bertrand Russell đã nói những lời cảm động: “Trong thế kỷ 20, hiếm có vĩ nhân nào được như Hồ Chí Minh mà sự ra đi của Người lại lấy của nhân loại nhiều nước mắt đến vậy”…

Ngược dòng thời gian, Bác Hồ khởi thảo lần đầu bản Di chúc từ 9 giờ đến 10 giờ ngày 10/5/1965, vào dịp sinh nhật lần thứ 75 của Người. Bản thảo Di chúc hoàn thành ngày 15/5/1965. Người viết sẵn một dòng chữ: “Chứng kiến, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương” và mời đồng chí Lê Duẩn đến ký.

Từ đó cho đến lúc qua đời, năm nào Người cũng đọc và sửa chữa bản văn mà Người gọi là tài liệu "tuyệt đối bí mật", cũng vào dịp sinh nhật tháng Năm, cũng vào khoảng giờ ấy, mà Người nhận thấy, đó là giờ minh mẫn nhất. Người dành khoảng thời gian ấy để nghĩ về dân, về nước và dặn dò những điều hệ trọng đối với Đảng và Chính phủ. Trái tim Người ngừng đập cũng vào đúng khoảng thời gian buổi sáng, khi Người thường viết và bổ sung, chỉnh sửa Di chúc. Đó là những khoảnh khắc linh thiêng Người đã dành cho đồng bào và các đồng chí của mình khi viết và sửa chữa “bức thư để lại”-như Người nói, với tất cả sự khiêm nhường.

Một điều đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường viết Di chúc trong dịp sinh nhật, nên ở Người không bao giờ có cảm giác bi lụy, ưu phiền. Viết mấy lời để lại trong dịp “mừng sinh nhật 75 tuổi”, Người đã lấy sự sống vượt lên cái chết. Đó là bản lĩnh văn hóa của một con người làm chủ cuộc sống, hoàn cảnh, thấu hiểu quy luật tất yếu để hành động tự do, đầu óc sáng suốt, trí tuệ mẫn tiệp. Người đau nỗi đau nhân thế ở đời, nhưng vẫn tràn đầy niềm tin tưởng, lạc quan, gieo vào lòng người những hy vọng lớn lao và triển vọng tốt đẹp ở tương lai. Hơn ai hết, Người cảm nhận thắng lợi đang đến gần, đó là một điều chắc chắn. Đã làm trọn sự hiến dâng và đã sống hết mình, nên dù phải ra đi, Người không có điều gì ân hận. Người chỉ có một điều tiếc nuối “không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa” với đồng bào, Tổ quốc mình, với nhân dân và nhân loại, mà tình thương yêu của Người mãi mãi không bao giờ thay đổi. Đó là lẽ sống cao thượng Hồ Chí Minh, đó là nhân cách lớn Hồ Chí Minh.

Bản Di chúc thiêng liêng với hơn 1.000 từ của Người để lại cho mọi người, cho muôn đời sau thực sự là một hiện tượng văn hóa, cho ta thấy rõ có một văn hóa Hồ Chí Minh-văn hóa làm người, văn hóa ở đời với giá trị và ý nghĩa trường tồn.

GS, TS Hoàng Chí Bảo,

Chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương

__________________________

(*) (*) Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H.2011, tập 15, tr.626.

Theo QĐND.vn

Tin liên quan

Một số lời dạy của Bác Hồ dành cho phụ nữ Việt Nam

(ĐCSVN)Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm tớivai trò củaphụ nữ, tới quyền bình đẳng và sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Nhân kỷ niệmNgày Phụ nữ Việt Nam 20/10, chúng ta cùngôn lạimột sốlờidạy của Ngườidành chophụ nữ.

Bác Hồ với đại biểu dự Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ III, tháng 3/1961. (Ảnh tư liệu)


Khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, Người từngviết trong Thư gửi phụ nữ nhân dịp kỷ niệm Hai Bà Trưng và ngày Quốc tế Phụ nữ (ngày 8/3/1952): “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”[1]. Điều này một lần nữa được Người khẳng định trongsách "Lịch sử nước ta": "Phụ nữ ta chẳng tầm thường. Ðánh Ðông, dẹp Bắc làm gương để đời"[2]. Từ ngàn xưa, phụ nữ Việt Nam đã có truyền thống yêu nước; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc đến truyền thống quý báu ấy tại Lễ kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1966): “Từ đầu thế kỷ thứ nhất, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh giặc cứu nước, cứu dân, cho đến ngày hôm nay mỗi khi nước nhà gặp nguy nan, thì phụ nữ ta hăng hái đứng lên, góp phần xứng đáng của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Do đó ta có câu tục ngữ rất hùng hồn: “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”[3].

Phát biểu tại Đại hội những phụ nữ xuất sắc trong phong trào “Ba đảm đang” của Thủ đô ngày 2/12/1965,Bác nói: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng… Phụ nữ Việt Nam là phụ nữ anh hùng”[4]. Trong bài nói tại Đại hội liên hoan phụ nữ “Năm tốt”, ngày 30/4/1964, Bác khẳng định: “Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ ta đã góp phần khá lớn làm cho cách mạng thành công, kháng chiến thắng lợi vẻ vang (…) Trong hàng ngũ vẻ vang những anh hùng quân đội, anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua và lao động tiên tiến đều có phụ nữ. Phụ nữ ta tham gia ngày càng đông và càng đắc lực trong các ngành kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội”[5].Ghi nhớcông lao to lớn của những bà mẹ Việt Nam anh hùng, ngày 19/10/1966, tại Lễ kỷ niệm lần thứ 20 Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Người nhấn mạnh: “Nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả hai miền Nam – Bắc đã sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh hùng của cả nước ta”[6].

Không chỉ khẳng định vai trò, vị trí của người phụ nữ trong các phong trào cách mạng cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Bác Hồ còn quan tâm sâu sắc đến phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng nam nữ. Ngày 9/3/1961, khi nói chuyện với các đại biểu dự Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ III, Bác căn dặn: “Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã nêu rõ chính sách nam nữ bình đẳng. Hiến pháp ta đã xác định chính sách đó. Trong mọi việc, Đảng và Chính phủ ta luôn luôn quan tâm giúp đỡ phụ nữ. Vậy chị em phụ nữ ta phải nhận rõ địa vị làm người chủ và nhiệm vụ người làm chủ nước nhà; phải có quyết tâm mới, đạo đức mới, tác phong mới để làm trọn nghĩa vụ mới của mình là góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, trước mắt là thi đua hoàn thành tốt kế hoạch năm nay, để làm đà tốt cho cả kế hoạch 5 năm, để xây dựng đời sống tươi vui hạnh phúc cho nhân dân ta, cho con cháu ta”[7]

Xác định một trong những nội dung quan trọng của công tác phụ nữ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải đấu tranh giành quyền bình đẳng cho phụ nữ, trong Thư gửi phụ nữ toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (ngày 8/3/1960), Bác nhắc nhở: “Đảng và Chính phủ ta luôn luôn chú ý nâng cao địa vị của phụ nữ. Hiến pháp định rõ “nam nữ bình đẳng” và luật lấy vợ lấy chồng, v.v... đều nhằm mục đích ấy”[8]. Báo Nhân Dân, số 3199, ngày 28/12/1962 có đăng bài viết của Bác “Phải thật sự bảo đảm quyền lợi của phụ nữ” dưới bút danh T.L., trong đó có đoạn viết: “Ngày xưa, Bà Trưng, Bà Triệu, đã phất cờ khởi nghĩa, đánh giặc, cứu dân. Trong lịch sử của dân tộc ta nhất là những thời kỳ cách mạng và kháng chiến, phụ nữ đã rất dũng cảm. Hiện nay, phụ nữ đang góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ– Diệm ở miền Nam.(…) Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta, phụ nữ đã được giải phóng. Hiến pháp đã quy định rõ quyền bình đẳng của phụ nữ. Luật Hôn nhân và gia đình đã công bố rõ ràng…”[9].

Quan tâm sâu sắc tới phụ nữ, Bác luôn đấu tranh để phụ nữ được hưởng quyền bình đẳng với nam giới. Trong bài nói với đồng bào và cán bộ tỉnh Thái Bình, ngày 1/1/1967, Bác nhắc nhở: “Phải kính trọng phụ nữ. Chúng ta làm cách mạng là để tranh lấy bình quyền bình đẳng, trai gái đều ngang quyền như nhau. Lênin dạy chúng ta: phụ nữ là một nửa xã hội. Nếu phụ nữ chưa được giải phóng thì xã hội chưa được giải phóng cả. Phụ nữ thì phải tự mình phấn đấu giữ gìn quyền bình đẳng với đàn ông. Đàn ông phải kính trọng phụ nữ”[10].

Bên cạnh những lời động viên, khuyến khích dành cho phụ nữ, Bác còn chỉ ra nhược điểm của phụ nữ, bày tỏ sự cảm thôngvà hướng dẫn cách khắc phục. Tại Hội nghị các đại biểu phụ nữ tham gia công tác chính quyền toàn miền Bắc ngày 1/8/1960,Bác nói: “Phụ nữ ta còn có một số nhược điểm như bỡ ngỡ, lúng túng, tự ti, thiếu tin tưởng vào khả năng của mình; mặt khác, phụ nữ cũng gặp nhiều khó khăn về gia đình, con cái. Muốn giải quyết khó khăn không nên ỷ lại vào Đảng, Chính phủ mà phải quyết tâm học tập, phát huy sáng kiến, tin tưởng ở khả năng mình, nâng cao tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ nhau để giải quyết mọi khó khăn của phụ nữ trong công tác chính quyền”[11].

Để phát huy vai trò của phụ nữ, tại Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ III,Bác căn dặn: “Mỗi một người và tất cả phụ nữ phải hăng hái nhận lấy trách nhiệm của người làm chủ đất nước, tức là phải ra sức thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm để xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Muốn làm tròn nhiệm vụ vẻ vang đó, phụ nữ ta phải xoá bỏ cái tâm lý tự ty và ỷ lại; phải có ý chí tự cường, tự lập; phải nâng cao lên mãi trình độ chính trị, văn hóa, kỹ thuật (…) Vậy chị em phụ nữ ta phải nhận rõ địa vị người làm chủ và nhiệm vụ người làm chủ nước nhà; phải có quyết tâm mới, đạo đức mới, tác phong mới để làm trọn nghĩa vụ mới của mình là góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà”[12]. Trong Thư gửi phụ nữ toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ, Người khen ngợi và động viên: “Phụ nữ Việt Nam ta sẵn có truyền thống đấu tranh anh dũng và lao động cần cù. Trong kháng chiến, phụ nữ ta từ Bắc đến Nam đều hăng hái tham gia đánh giặc cứu nước” (…) Phụ nữ ta cần phải cố gắng nhiều để theo kịp chị em các nước bạn, góp phần nhiều hơn nữa trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội”[13].

Trong những năm qua, không phụ lòng tin yêu và sự kỳ vọng của Bác, chị em phụ nữ đã ra sức học tập, rèn luyện, vươn lên khẳng định vai trò và vị thế của mình trong xã hội. Đảng và Nhà nước ta cũng luôn tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ, thông qua các chủ trương, chính sách về phụ nữ, về bình đẳng giới nhằm phát huy vai trò của phụ nữ. Không chỉ là những người vợ, người mẹ đảm đang trong gia đình, nhiều phụ nữ đã đạt được những thành tích nổi bật, được xã hội ghi nhận trong nhiều lĩnh vực như: chính trị,kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ…

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của chị em phụ nữ cả nước, công tác phụ nữ trong những nămqua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng và phát triển đất nước. Ðể phong trào phụ nữ tiếp tục phát triển, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóađất nước, các cấp ủy đảng, chính quyền, các bộ, ban, ngành và Hội Liên hiệp Phụ nữViệt Nam cần phối hợp, tạo điều kiện để phụ nữ có cơ hội cống hiến nhiều hơncho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiếp tục phát huy truyền thống "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang" trong thời kỳ mới, xứng đáng với tám chữ vàng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành tặng phụ nữ Việt Nam./.
_________________

[1] Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Năm 2009, tập 6, tr.432.

[2] Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Năm 2009, tập 3, tr.222.

[3] Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Năm 2009, tập 12, tr.148.

[4] Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Năm 2009, tập 11, tr.621.

[5] Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Năm 2009, tập 11, tr.256.

[6] Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Năm 2009, tập 12, tr.148.

[7] Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Năm 2009, tập 10, tr. 296.

[8] Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Năm 2009, tập 10, tr.85.

[9] Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Năm 2009, tập 10, tr.661.

[10] Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Năm 2009, Tập 12, tr.195.

[11] Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Năm 2009, tập 10, tr.185.

[12] Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Năm 2009, Tập 10, tr.294.

[13] Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Năm 2009, tập 10, tr.85.

Ban Tư liệu - Văn kiện

Video liên quan

Chủ đề