Chủ nghĩa Apartheid có nghĩa là gì

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Ý nghĩa của từ apartheid là gì:

apartheid nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 3 ý nghĩa của từ apartheid. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa apartheid mình


0

  0


Apacthai. | Sự phân cách màu da. | Sự phân cách màu da, chủ nghĩa a-pác-thai (ở Nam Phi).


0

  0


hình thức kì thị chủng tộc cực đoan nhất (như ở nước Cộng hoà Nam Phi trước 1994), biểu hiện ở sự tước đoạt mọi quyền lợi xã h� [..]


0

  0


Kỳ thị tuổi tác · Kỳ thị người già · Ghê sợ đồng tính luyến ái · Phân biệt chủng tộc · Kỳ thị giới tính · Trọng nam khinh nữ [..]

Những hình ảnh dưới đây thể hiện sự phân biệt chủng tộc đối với người da đen ở Nam Phi - những hình ảnh đã từng một thời hiện diện ở khắp nơi trên đất nước này. Trong tiếng Nam Phi, “Apartheid” có nghĩa là “tình trạng bị phân biệt”.

Chủ nghĩa “Apartheid” bắt đầu thống trị tại Nam Phi từ năm 1948, gây ra một trang sử đáng buồn trong lịch sử Nam Phi. Ở thời này, luật pháp Nam Phi cấm việc kết hôn giữa những người thuộc các chủng tộc khác nhau, việc có quan hệ tình cảm nam nữ với người thuộc chủng tộc khác thậm chí bị coi là hành vi tội phạm.

Cốt lõi của chính sách “Apartheid” là phân chia dân cư Nam Phi thành các nhóm chủng tộc và xác định quyền hạn mà mỗi nhóm được hưởng.

Trong sự phân chia chủng tộc này, chỉ có người da trắng ở Nam Phi là nhận được sự ưu đãi lớn nhất, gần như không phải chịu bất cứ sự hạn chế nào mà pháp luật áp đặt lên các chủng tộc khác, ngược lại, người da đen phải chịu nhiều thiệt thòi nhất.

Luật pháp dưới thời chủ nghĩa “Apartheid” cũng ngăn cấm sự giao thiệp xã hội giữa các chủng tộc, đó là lý do giải thích phần nào cho những hình ảnh xuất hiện trong bài này - những hình ảnh kể về một thời kỳ kinh hoàng của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.


Một tấm biển từng một thời rất thường thấy tại Nam Phi hồi thập niên 1950-1990. Tấm biển cảnh báo rằng đây là khu vực sinh sống của người dân bản địa (tức người da đen). Ảnh được chụp tại thành phố Johannesburg năm 1956.

Người phụ nữ da màu đang ngồi trong một toa xe có đề dòng chữ “Chỉ dành riêng cho người da trắng” để thể hiện sự phản đối chủ nghĩa Apartheid. Bức ảnh chụp năm 1952.

Như những tấm biển chỉ giới đã cho thấy, sự phân biệt chủng tộc hiện diện trong mọi mặt của đời sống. Sự phân biệt độc ác này chủ yếu hướng tới người da đen. Thuở đó, những xe buýt, bệnh viện, trường học… phục vụ người da đen có chất lượng kém xa so với những dịch vụ công tương ứng dành riêng cho người da trắng.

Từ ghế băng trong công viên, bể bơi, phòng tắm công cộng, rạp chiếu phim, bãi biển cho tới cả… nghĩa địa cũng in dấu đậm nét sự phân biệt chủng tộc. Sự phân biệt này tồn tại đến năm 1994, sau khi ông Nelson Mandela trở thành Tổng thống Nam Phi, ông đã xóa bỏ sự thống trị suốt hơn 4 thập kỷ của chủ nghĩa “Apartheid”.


Những trẻ em da trắng đang chơi bên một hồ nước có tấm biển đề “Chỉ dành cho trẻ em da trắng”. Ảnh chụp năm 1956.

Những tấm biển đề bằng hai thứ tiếng - tiếng Anh và tiếng Nam Phi ở ga tàu hỏa Wellington. Hai tấm biển được chụp rõ nhất là phòng điện báo dành cho người “không phải da trắng”, và phòng điện báo “chỉ dành cho người da trắng”. Ảnh chụp năm 1955.

Những tấm biển đề bằng hai thứ tiếng phân chia rạch ròi địa điểm dành cho người da trắng và người da màu hiện diện ở khắp nơi trong thành phố Johannesburg suốt 4 thập kỷ.

Một chiếc ghế băng trong công viên Albert ở thành phố Durban được mặc định là dành riêng cho người da trắng. Ảnh chụp năm 1960.

Công viên dành cho phụ nữ “không phải da trắng” ở Nam Phi.

Một chiếc xe taxi dành riêng cho người da trắng. Ảnh chụp năm 1967.

Một tấm biển nằm ở bên ngoài một công viên đã được quây rào kín với mục đích sử dụng dành riêng cho “Những bà mẹ da trắng có con nhỏ”. Ảnh chụp năm 1971.

Một bãi biển nằm ở gần thủ đô Cape Town có tấm biển đề rằng đây là nơi chỉ dành riêng cho người da trắng. Ảnh chụp năm 1974.

Một tấm biển phân khu “dành riêng cho người da trắng” đi tắm biển ở Cape Town. Ảnh chụp năm 1976.

Một toa tàu hỏa với dòng chữ “Không phải người da trắng” với mục đích sử dụng dành cho người da đen và da màu ở Nam Phi. Ảnh chụp năm 1978.

Một toa tàu hỏa chỉ phục vụ cho những người da trắng. Ảnh chụp năm 1982.

Nhà vệ sinh ở bến xe buýt dành riêng cho “Người da đen, da màu và gốc Á”. Ảnh chụp năm 1986.

Bức ảnh chụp năm 1986 tại một bãi biển của Nam Phi cho thấy một tấm biển đề rằng bãi biển này chỉ dành cho người da trắng.

Một bãi biển được quây rào và có tấm biển đề “Chỉ dành cho người da trắng”. Ảnh chụp năm 1988 tại bãi biển ở vịnh Victoria, tỉnh Western Cape, Nam Phi.

Bích Ngọc
Theo Mashable

19/10/2021 310

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Đáp án và lời giải

-A-pác-thai” có nghĩa là “sự tách biệt chủng tộc. Từ “Apartheid” được ghép từ hai chữ Anh, Hà Lan, Apart là “tách biệt” còn hơn là “bầy”, “chủng”. Đây là một chính sách của Đảng quốc dân chính đảng của thiểu số người da trắng cầm quyền ở Nam Phi, chủ trương tước đoạt mọi quyền cơ bản về chính trị, kinh tế – xã hội đối với người da đen ở Nam Phi và các dân tộc châu Á định cư, đặc biệt là người Ấn Độ. -Chính sách A-pác-thai nhằm củng cố sự thống trị lâu dài của thực dân da trắng ở Nam Phi, đẩy nhân dân châu Phi vào cảnh tối tăm, lạc hậu, phục vụ quyền lợi và làm giàu cho người da trắng. -Bọn cầm quyền da trắng thi hành chủ nghĩa A-pác-thai nhằm củng cố sự thống trị lâu dài của thực dân da trắng ở Nam Phi, đẩy nhân dân châu Phi vào cảnh tô! tăm, lạc hậu, phục vụ quyền lợi và làm giàu cho người da trắng.

Nguyễn Hưng (Tổng hợp)

Video liên quan

Chủ đề