Chữ 歌 được hình thành như thế nào

Ngót hai ngàn năm nay, chữ Hán, sản phẩm văn hóa độc đáo của dân tộc Trung Hoa trước sau đã truyền đến bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản cũng như Việt Nam, và được sử dụng như văn tự chính thức ở những thời kỳ lịch sử nhất định. ở hai địa đầu Đông bắc Á và Đông nam Á của vành đai văn hóa Hán, Hàn Quốc và Việt Nam, có nhiều mối tương quan và tương đồng văn hóa rất đặc sắc. Bài viết này cố gắng phác họa lại những đường nét chính trên bức tranh “chữ Hán ở bán đảo Triều Tiên”, “một khía cạnh của vấn đề so sánh Hán văn Việt Nam – Triều Tiên – Nhật Bản” mà hiện nay nhiều người đang quan tâm.

Chữ 歌 được hình thành như thế nào

Chữ Hán chiếm tỷ trọng cao trong tiếng Triều Tiên: từ vựng Hán do chữ Hán tổ thành, từ vựng do từ tổ gốc Hán kết hợp với từ vựng vốn có của tiếng Triều Tiên, cộng với từ vựng do từ tổ gốc Hán kết hợp với các yếu tố ngoại ngữ khác thẩm thấu vào trong Triều Tiên như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Nhật tổ thành đã đi vào mọi lĩnh vực chính trị, quân sự, văn học, ngôn ngữ, khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, đến mức rất khó nhận biết. Từng có thống kê cho biết trong Triều Tiên khẩu ngữ và bút ngữ, từ vựng gốc Hán đều chiếm khoảng 60%: ở lĩnh vực xã hội chính trị kinh tế, con số ấy lên đến 63%, trong khoa học kỹ thuật là 48%, trong các tác phẩm văn học là 20%.

Theo trình tự thời gian, có thể phác họa lịch sử sử dụng chữ Hán ở Triều Tiên qua 4 giai đoạn như sau:

I Giai đoạn thứ nhất: chữ Hán truyền đến bán đảo Triều Tiên

Ngày nay đáp án cho câu hỏi “chữ Hán bắt đầu sử dụng ở Triều Tiên từ bao giờ”. Vẫn chưa được khẳng định ngã ngũ, ít nhất đã có 3 ý kiến khác nhau:

– Năm 103 TCN

– Năm 17 TCN

và năm 285 SCN chênh nhau ngót 4 thế kỷ.

Ý kiến thứ ba căn cứ vào sử liệu ghi chép rằng bây giờ có một người Triều Tiên tên là Vương Nhân 王 仁 mang sách Luận ngữ sang dạy học ở Nhật Bản. Vì thế có thể khẳng định muộn nhất là đến trước năm 285, người Triều Tiên đã sử dụng chữ Hán.

Thật ra đầu thế kỷ I, đã có việc dùng chữ Hán để ghi địa danh. Như trong “Cái mã đại sơn 蓋 馬 大 山 thì “cái mã” là chữ ghi âm KAMA một từ tiếng Triều Tiên. KAMA là cái nồi, vì núi này màu sẫm, đen như trôn nồi nên mang tên “Núi Nồi”.

Hay như ba tên nước xuất hiện trên bán đảo này trước đó là Mã Hàn 馬 韓 , Biền Hàn 弁 韓 và Thìn Hàn 辰 韓 mà sử gọi là Tam Hàn 三 韓 thì cũng như ghi âm tiếng Triều Tiên, trong đó “Mã” là phương Nam, “Biền” là “nước lớn sáng sủa “và “Thìn Hàn” là “nước lớn phương Đông” (tên gọi Hàn Quốc vốn mang nghĩa “nước lớn”, về sau thì mất nghĩa gốc ấy mà trở thành tên riêng).

II Giai đoạn thứ hai: từ thế kỷ IV đến giữa thế kỷ VIII

Đến thời Tam Quốc của Triều Tiên, tức là khoảng thế kỷ IV SCN, đã xuất hiện các quy tắc dùng chữ Hán ghi tiếng Triều Tiên, mà giới Hán ngữ học gọi là “lại độc” 吏 讀, cũng có người viết là “lại thổ” 吏 吐 , hoặc “lại đạo” 吏 道 , “thổ” hay “độc” đều là cách dùng chữ Hán để ghi Triều Tiên THO với hàm nghĩa trợ từ. “Lại độc “có nghĩa là văn tự quan phương có mang ngữ trợ từ tiếng Triều Tiên.

Ở thế kỷ V, trên lãnh thổ các nước thuộc bán đảo Triều Tiên, chữ Hán đã được sử dụng khá rộng rãi, học chữ Hán đã thành một hành vi xã hội tính thời thượng. Trên các tấm bia Xương Ninh 昌氵寧 dựng năm 551, bia Hoàng thảo lĩnh ở Hàm Châu 咸 戎 黃 草 嶺 dựng năm 568 và bia Ma vân lĩnh 磨 雲 嶺 ở Lợi Nguyên 利 原…, văn bia toàn viết bằng chữ Hán. Nội dung các văn bia này cho thấy trình độ phổ cập chữ Hán đã khá cao.

Việc dùng chữ Hán theo kiểu “lại độc” (dùng để phiên các tên nước, tên làng, tên người và chức quan, thậm chí cả từ ngữ thông thường) có thể khái quát thành 4 cách:

(1) Dịch âm. Chẳng hạn như tên đất Cao Li viết 高 麗 (cao lệ) chính là dịch âm KORI của Triều Tiên gồm từ KOR nghĩa là “thung lũng”, “khe núi” hợp âm với trợ từ từ vĩ I (chứ không phải như có tác giả đã gán cho nó cái nghĩa là “cao sơn lệ thủy” – núi cao sông đẹp [ ! ]). cũng như vậy, Lũy lợi 累利 là ghi âm Triều Tiên NULI với nghĩa là “thế giới” (chứ không phải là mối lợi chồng chất !).

  1. Dịch ý:Thí dụ địa danh Xích Xuyên 赤 川 chính là dịch ý của PURKU nghĩa là “đỏ” với NAE nghĩa là “sông”. Ta không lấy làm lạ là PURKUNAE có lúc viết thành Đan Khê 丹 溪 .

(3) Ghi bằng chữ đồng âm dị nghĩa: ở Seoul có một cái ngõ ghi bằng ba chữ Ngưu Nhĩ Động, trong đó “Động” có nghĩa là “ngõ hố”, còn “Ngưu nhĩ” không phải là “tai trâu” “tai bò” gì chỉ là chữ đồng âm hay nói đúng hơn là cận âm với 三 角 “tam giác” (ba góc) mà âm Triều Tiên là SE KWI. “Ngưu nhĩ động” thật ra có nghĩa là “ngõ tam giác”, đặt tên theo địa hình tam giác của cái ngõ ấy.

(4) Dịch nửa âm nửa nghĩa: Địa danh Thanh Cừ 清 渠 là ghép “thanh” ghi nghĩa từ MALK (nghĩa là “trong”), với chữ “cừ” ghi âm KA đọc nối phụ âm cuối của MALK với suffix A tiếng Triều Tiên, đọc nghe tương tự như cổ âm GIA của 渠 .

Cũng như vậy, người Triều Tiên dùng hai chữ Hán “thế lí” 世 里 để ghi nghĩa “thế giới”, đó cũng là một sự kết hợp ghi âm với ghi nghĩa. Triều Tiên NURI là “thế giới”, được ghi thoạt tiên bằng chữ “thế” 世 chỉ nghĩa, rồi dùng chữ “lí” 里 để ghi âm tiết RI trong NURI.

Cách ghi theo lối nửa dịch âm nửa dịch nghĩa này khá phức tạp. Một âm tiết hoặc một từ đơn trong Triều Tiên có thể ghi âm bằng nhiều chữ Hán khác nhau. NA Triều Tiên nghĩa là “nước”. “Quốc gia” đã được ghi bằng một trong chín chữ Hán sau đây: 那 na, 乃 nãi, 奴 nô, 羅 la, 路 lộ, 難 nan, 腦 não, 婁 lâu. Còn từ PURI nghĩa là “lửa” thì được ghi chữ Hán bằng 3 cách: “phu lí” 夫 里 . “Bình lại” 平 吏 và “ba lợi” 巴 利 .

Hán văn Triều Tiên vì thế rất khó hiểu không những với người Việt Nam mà ngay cả với người Trung Quốc. Người ta đã dẫn làm thí dụ một câu trong một bài văn bia như sau:

乙 亥 年 八 月 前 部 小 大 使 者 於 九 婁 治 (Ất Hợi niên bát nguyệt tiền bộ tiểu đại sứ giả ư cửu lâu trị).

Trong đó “Tiền bộ” là tên một bộ lạc của Cao Cú Lệ, “tiểu sứ giả” và “đại sứ giả” là quan chức của Cao Cú Lệ. Câu ấy được giải mã là: tháng 8 năm ất Hợi, tiểu sứ giả và đại sứ giả người của bộ lạc Tiền Bộ cai trị ở đất Cửu Lâu.

Một số không ít chữ Hán đã được gán nghĩa mới, nhiều khi rất xa lạ với nguyên nghĩa trong tiếng Hán:

作 tác: văn thư Nhà nước.

干 can: (quan chức) hàm bộ trưởng.

結 kết: “kết”, đơn vị diện tích đo ruộng đất, bằng một hình vuông có cạnh là một dây ( 繩 ).

主 chủ: từ tố ghép thêm sau danh từ, biểu thị ý nghĩa tôn kính.

串 xuyên: mũi (bán đảo dài nhọn chọc ra biển).

卜 bốc: 1. Gánh; 2. Cõng; 3. Gánh chịu.

節 tiết: 1. Lúc; 2. Số lần; 3. người chế tác.

Đáng chú ý là ở thời kỳ này, để phục vụ việc chuyển dịch một số các trợ từ và cả những thực từ khó dịch của tiếng Triều Tiên, người ta đã đặt ra những “chữ Hán” của riêng người Triều Tiên đương thời như các chữ sau đây:

 để ghi trợ từ Triều Tiên MYEO biểu thị ý nghĩa “và” “cùng” .

 để ghi trợ từ HAN với nghĩa như 的 của tiếng Hán.

 để ghi TOL nghĩa là “hòn “đá”.

 để ghi SOL nghĩa là “cây thông”

 để ghi KOS nghĩa là “nơi chốn”;

 để ghi PHAS nghĩa là “đậu xanh”;

 để ghi MATURI nghĩa là “không đầy đấu” “một ít”;

để ghi NON nghĩa là “ruộng nước”;

 để ghi SATARI nghĩa là “cái thang”;

 để ghi HOM nghĩa là “cái máng”;

 để ghi NUPIOS nghĩa là “quần áo đã trần lót”;

 để ghi ILTHA nghĩa là “mất”;

 để ghi CHANGKO nghĩa là “kho”, “nhà kho”;

 để ghi TACI nghĩa là “nện chặt” “đầm chắc”

 để ghi THAL nghĩa là “trách” “quở trách”

 để ghi ANHAE nghĩa là “bà xã”, “nhà tôi” v.v…

Chữ  được tạo ra bằng cách ghép 济 với 米 bỏ bớt nét để chỉ “lương thự cứu tế”. Cũng 济 như vậy ghép chữ 功 với chữ 夫 thành chữ  để chỉ “dân công”, v.v…

Hiện tượng “sáng tạo” này lan sang cả địa hạt ngữ pháp. Người Triều Tiên viết 物 物 (vật vật) với nghĩa là “muôn hình muôn vẻ”

白 話 (bạch thoại) với nghĩa là “trình bày” “giãi bày”

始 叱 (thủy sất) với nghĩa là “do… đứng đầu”, “đứng đầu là… ”

犯 斤 (phạm cân) với nghĩa là “phía dưới” “bên dưới”.

III. Giai đoạn thứ ba: từ thời Silla (giữa thế kỷ VIII) đến giữa thế kỷ XV

Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là sự dùng thẳng các từ chữ Hán (nhiều trường hợp trước kia mượn chữ Hán để ghi) khuynh hướng này biểu hiện rất rõ trong các tên đất và chức quan đương thời. Chẳng hạn như 9 khu vực hành chính của Silla đã được thay thế theo kiểu đó:

Tên chuyển viết bằng chữ Hán ® Tên chữ Hán:

沙 伐 戎 Sa phạt châu ® 尚戎 Thượng châu

漢 山 戎 Hán sơn châu ® 漢 戎 Hán châu

完 山 戎 Hoàn sơn châu ® 全 戎 Toàn châu

歃 梁 戎 Sáp lương châu ® 梁 戎 Lương châu

首 若 戎 Thủ Nhược châu ® 朔 戎 Sóc châu

河 西 戎 Hà Tây châu ® 溟 戎 Minh châu

武 珍 戎 Vũ Trân châu ® 武 戎 Vũ châu

熊 川 戎 Hùng xuyên châu ® 熊 戎 Hùng châu

青 戎 Thanh châu ® 康 戎 Khang châu

Một số quan chức cũng được thay bằng tên gọi theo chữ Hán.

Thí dụ:

chức 大 舍 Đại xá (bộ Binh) đổi thành 郎 中 Lang trung

(bộ Lễ) 主 簿 Chủ bạ

舍 知 Xá tri (bộ Binh) 執 事 員 Chấp sự viên ngoại lang

(bộ Lễ) 司 禮 Tư lễ

(bộ Điều 調 ) 司 庫 Tư khố…

Đồng thời với việc đổi dùng chữ Hán này, âm vận cũng thay đổi. Trong “lại độc”, chữ Hán chỉ là một ký hiệu, đọc lên vẫn là âm của từ vốn có trong tiếng Triều Tiên, không liên quan gì với nghĩa chữ Hán.

Cũng từ giữa thế kỷ VIII trở đi bắt đầu diễn ra sự phân lập giữa “lại trát” 吏 扎 chuyên ghi lại bút ngữ với “hương trát” ảm 扎 chuyên ghi chép khẩu ngữ. Cách ghi của “lại trát” được phân thành 4 thủ pháp dịch âm, dịch ý, đồng âm dị nghĩa và nửa nghĩa nửa âm như đã trình bày trên đây, còn “hương trát” thì về cơ bản chỉ dùng 2 thủ pháp dịch âm, dịch ý mà thôi. Đối tượng ghi chép của “hương trát “là “hương ca” 鄉 歌 , với ý nghĩa là dân ca Triều Tiên (trong cổ ngữ, 鄉 hương theo quan niệm của các văn nhân Triều Tiên lúc bấy giờ sùng chuộng văn hóa Hán, nên coi Trung Quốc là 城 thành, coi nước mình là hương, trong sự đối lậ p thành / hương bằng văn minh / quê mùa).

Để có khái niệm về “hương trát”, có thể khảo sát bài hương ca rất được lưu truyền sau đây, bài Hiến hoa ca 獻 花 歌 (bài hát tặng hoa):

柴 布 岩 乎  希 執 手 母 牛 放 教 遺 吾  不 喻 忄斬 伊 賜 等 花 折 叱 可 獻  乎 理 音 知

Trong lời bài ca này, thì các chữ tử, nham, đạo, chấp, thủ, mẫu ngưu, phóng, ngô, bất, tàm hoa, chiết, hiến là lối chuyển chú dịch ý. Còn 希 教 兮 伊 賜 叱 音 如 đều là những chữ muộn để biểu thị chữ Triều Tiên, là những ký hiệu ghi âm, không mang hàm nghĩa cụ thể.

Ý nghĩa bài ca đại để là “Bên tảng đá màu đỏ, em thả trâu buông tay mà ngỏ lời rằng, phải chí hàng chẳng ngại ngần, thì em sẽ xin ngắt cành hoa tươi đem đến tặng chàng”.

Bài này được chép trong thiên Kỷ dị 己 異 sách Tam Quốc di sự. Trong ngôn ngữ Triều Tiên, ngoài các thực từ, còn có rất nhiều trợ từ biểu thị ý nghĩa phi thực tại, trong các văn bản “lại trát” và “hương trát”, các trợ từ này cũng được biểu thị bằng những chữ Hán.

Thí dụ: 亦 是 dùng để biểu thị chủ cách

 乙 tân cách

矣 衣 thuộc cách

 焉 đề thị cách

以 留 乙 留 tạo cách (tựa như 用, 以 tiếng Hán).

中 也 中 谷 中 惡 中 阿 希 希 良 vị cách

果 là trợ từ kết nối (nghĩa như là “và”, “với” “cùng”)

下 , 也 dùng để biểu thị “hô ngữ”.

Thời kỳ đầu, “lại độc” dùng 之 chi, 也 dã, 哉 tai làm trợ từ cuối câu. Còn trong “lại trát” dùng 多 如 羅 等 耶, 置 耶谷 làm trợ từ cuối câu trần thuật; dùng 古 遺 法 làm trợ từ cuối câu nghi vấn; dùng 賜 立 如 biểu thị “sử động” v.v…

Trợ từ kết nối chữ Triều Tiên rất phong phú và đã được biểu thị bằng trên một chục chữ Hán: 如 可, 遺 , 昆 , 果 , 乃 , 尼 , 置 , 等 , 矣 ,  , 沙 , 結 …

Riêng trong “hương trát” còn dùng 乎 và 在 làm từ ví hình dung từ; dùng 有 và 行 biểu thị thời thái; dùng 令 是, 便 內 biểu thị sử động; dùng 乎, 教 是, 教 biểu thị tôn kính v.v…

Đến khoảng thế kỷ XIV, lời ca viết bằng chữ Hán bắt đầu lưu hành rộng rãi, dưới đây là một thí dụ điển hình, bài Quan đông biệt khúc rất thực hành lúc bấy giờ:

雪 獄 東 洛 山 西 囊 陽 風 景

降 山 亭 祥 雲 亭 南 北 相 望

騎 紫 鳳 駕 紅 鸞 佳 麗 神 仙

為  爭 弄 球 絃 景 几 何 如

 高 陽 酒 徒 習 家 池 館

為  四 節 遊 伊 沙 伊多

Trong bài viết này, ngoài 為 và 伊 沙 伊 多 dùng chữ Hán để biểu thị âm đệm tựa như “ối, a ý a” thì đều dùng đúng nghĩa chữ Hán, ta đọc hiểu tựa như đọc thơ Hán vậy.

Ở giai đoạn này bắt đầu có sách công cụ dùng chữ Hán ghi tiếng Triều Tiên. Thế kỷ XII, thời Cao Li, có sách 雞 林 類 事 Kê lâm loại sự là một tập từ vựng song ngữ đối chiếu, về sau dùng chữ Hán để ghi âm Triều Tiên tương ứng, ở giữa dùng 曰 viết để nối:

足 曰 手 曰 遜

齒 曰 亻尒火 曰 孛

水 曰 沒竹 曰 帶

千 曰 千萬 曰 萬

海 曰 海江 曰 江

茶 曰 茶銅 曰 銅

旗 曰 旗墨 曰 墨

林 曰 林兵 曰 軍

雷 曰 天 動雲 曰 屈 林

風 曰 孛 纜高 曰 那 奔

深 曰 及 欣來 曰 鳥 月昆

坐 曰 阿 則 家月昆

坐 曰 阿 則 家月昆

小 曰 胡 根

有 曰 移 寶

面 美 曰 捺 

熱 水 曰 泥 根 沒

洗 手 曰 遜 時 蛇

凡 洗 溜 皆 曰 時 蛇

凡 飲 皆 曰 痲 蛇.

Ở giai đoạn này còn có một hiện tượng ngôn ngữ gọi là “khẩu quyết” 口 訣, thực ra đó là “câu nói cửa miệng”, chữ 訣 này không còn giữ nghĩa gốc trong Hán ngữ nữa mà là chữ Hán ghi âm KYEOT của tiếng Triều Tiên. những chữ Hán ghi âm thường gặp trong “khẩu quyết” lúc bấy giờ là  為 尼 伊 難 為 也 也 也 矣 於 以 他 可 是 為 古 割 史 無 三 日 高 v.v…

Người ta còn dùng bộ phận của chữ để thay cho cả chữ, nhằm biểu thị những “khẩu quyết” ấy bằng hình thức rút gọn hơn. Thí dụ:

Dùng 夕 thay cho 多 TA ;

Dùng  thay cho 那

阝  EUN

尔  MYEO;

卜臥 OA;

又奴 NO;

囗古 KU;

匕尼 NI;

厂 AE;

ㄟ是

Tình hình này có phần nào giống với hiện tượng “phiến giả danh” 片 假 名 trong tiếng Việt.

IV Giai đoạn thứ tư: từ giữa thế kỷ XV đến 1945: kết hợp ngoại văn với chữ Hán

Năm 1444, người Triều Tiên đã sáng chế ra văn tự của chính mình – “huấn dân chính âm” 訓 民 正 音 , tức là chữ cái Triều Tiên. Chữ cái Triều Tiên được sáng tạo theo nguyên lý “tam tài: thiên – địa – nhân” bằng cách mò phông các nét của chữ Hán, vì thế, chữ Triều Tiên trên thực tế là thứ chữ vuông tổ thành bằng chữ cái phiên âm. Về quy tắc viết, nó cũng gần giống chữ Hán, có thể viết dọc, có thể viết ngang, cũng có thể viết xiên. Về nghệ thuật thư pháp, nó cũng chú trọng các thể khải thư, hành thư, thảo thư.

Sau khi chữ cái Triều Tiên ra đời, người Triều Tiên bắt đầu viết bằng cách kết hợp dùng cả chữ Hán lẫn chữ Triều. Bài Thái bình từ dưới đây là một thí dụ về cách viết kết hợp ấy:

NARAHI 偏 小 HAYA 海 東 AEOA RYEO SYEOTO 箕 子遺 風 古 今 EOP SI 二 百 年 I 來 HAYA 禮 義 是 崇 尚 HANI 衣 冠 文 物 I 漢 唐 宋 ITOEOYATTEONI…. (nghĩa: Quốc gia tuy không lớn lắm, nhưng nhìn xem đất nước hơi đông, ta cũng có di phong của cơ tử thịnh hành hơn bao giờ hết, hai trăm năm nay vẫn trước sau như một, kính chuộng lễ nghĩa, phục sức và di sản văn hóa cũng phần nhiều là Hán Đường Tống… ).

Chữ cái Triều Tiên cũng được dùng để giải thích các văn bản Hán văn, đó là trường hợp của Phác thông sự Ngạn giải 朴 通 事 諺 解, Lão khất đại Ngạn giải 老 乞 大 諺 解 v.v…

Giai đoạn này ngoài 4 chức Hán đặc biệt của “lại độc”    và  tiếp tục được sử dụng ra, người Triều Tiên lại tiếp tục sáng chế thêm ngót hai chục chữ Hán “đặc Triều” nữa:               v.v.

Cũng trong giai đoạn này, trong khi chữ cái Triều Tiên (ngạn văn) thông dụng khắp bán đảo Triều Tiên, thì với giới văn nhân, sử dụng chữ Hán để viết văn làm thơ phú vẫn là hiện tượng phổ biến thịnh hành. Thí dụ như Kim Ngao tân thoại 金 鏊 新 話 , Ngọc lâu mộng 玉 樓 夢, Lưỡng ban truyện 兩 班 傳 v.v. là những tiểu thuyết Hán văn điển hình, nguyên tác không hề dùng một câu tiếng Triều nào. Dưới đây là một bài thơ chữ Hán của nhà văn – triết gia lớn thời Lý của Triều Tiên Đinh Nhược Dung 丁 若 鏞 (1762 – 1836), bài Ai tuyệt dương 哀 絕 陽 :

蘆 田 少 婦 哭 聲 長
哭 向 縣 門 號 穹 蒼
夫 征 不 復 尚 可 有
自 古 未 聞 男 絕 陽
舅 喪 已 縞 兒 未 澡
三 代 名 簽 在 軍 保
薄 古 往 愬 虎 守 閭
里 正 咆 哮 牛 去 皂
磨 刀 入 房 血 滿 席
自 恨 生 兒 遭 窘 厄
蠶 室 淫 刑 豈 有 辜
閔 囝去 勢 良 亦 忄戚
生 生 之 理 天 所 予
乾 道 成 男 坤 道 女
騙 馬 豶 豕 猶 雲 悲
況 乃 生 民 思 繼 序
豪 家 終 歲 奏 管 絃
粒 米 寸 帛 無 所 捐
均 吾 赤 子 何 厚 薄
客 窗 重 誦 鳲 鳩 篇

Lô điền thiếu phụ khốc thanh trường,
Khốc hướng huyện môn sào khung thương,
Phu chinh bất phục thượng khả hữu,
Tự cổ vị văn nam tuyệt dương.
Cữu tang dĩ cảo nhi vị tảo,
Tam đại danh thiêm tại quân bảo.
Bạc ngôn vãng tố hổ thủ hôn,
Lí chính bào hao ngưu khứ tạo.
Ma đao nhập phòng huyết mẫn tịch.
Tự hận sinh nhi tao quẫn ách.
Tàm thất dâm hình khởi hữu cô,
Mẫn nam khứ thế lương diệc thích.
Sinh sinh chi lí thiên sở dữ,
Kiền đạo thành nam khôn đạo nữ.
Phiến mã phần thỉ do vân bi,
Huống nãi sinh dân tư kế tự.
Hào gia chung tuế tấu quản huyền,
Lạp mễ thốn bạch vô sở quyên.
Quân ngô xích tử hà hậu bạc,
Khách song trùng tụng thi cưu thiên.

Trên đây là một vài nét về lịch sử sử dụng chữ Hán ở bán đảo Triều Tiên từ khi chữ Hán du nhập cho đến năm 1945. Từ 1945, bán đảo này sau khi giải phóng khỏi ách chiếm đóng của Nhật Bản chẳng bao lâu thì xảy ra chiến tranh Triều – Mỹ rồi đất nước chia cắt thành hai quốc gia, tình hình chữ Hán cũng có khác nhau.

Nếu so sách lịch sử sử dụng chữ Hán ở Triều Tiên với tình hình tương tự ở Nhật Bản và Việt Nam, ta sẽ thấy có nhiều điều thú vị: trong cái “đại đồng” ta sẽ phát hiện nhiều điều “tiểu dị” từ đó càng hiểu sâu thêm bản sắc văn hóa truyền thống riêng của mỗi dân tộc, đồng thời càng thấy rõ nhu cầu và lợi ích của giao lưu văn hóa “đồng văn”./.