Chó chó chích thuốc bị sưng phải làm sao

12/2021

Chó bị áp xe vết tiêm nếu như không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như tính mạng của chú chó. Chính vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị là vô cùng quan trọng.

Mục lục (Ẩn / Hiện)

Bệnh áp xe là tình trạng mà rất nhiều người nghĩ chỉ có xảy ra ở người nhưng hoàn toàn không phải. Áp xe cũng có thể xảy ra ở chó, và đặc biệt hiện tượng này ngày càng phổ biến hiện nay. Áp xe tuy không ảnh hưởng lớn đến cho tuy nhiên bệnh lý này nếu như không được điều trị kịp thời có thể khiến ảnh hưởng lớn đến chú chó nhà bạn. Có rất nhiều người thắc mắc về vấn đề chó bị áp xe vết tiêm có sao không? triệu chứng như thế nào và cách điều trị ra sao? Ở bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết cho bạn

Chó bị áp xe nếu như không được điều trị sẽ rất nguy hiểm

Chó bị áp xe vết tiêm là như thế nào? Đây chính là câu hỏi được rất nhiều khách hàng hỏi hiện nay. Vậy ở dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về tình trạng, nguyên nhân gây nên bệnh áp xe này ở chó sau tiêm. Khi bạn cho chú chó của mình đi tiêm về do bất cứ nguyên nhân nào từ bị sốt, bị bệnh hay tiêm phòng,..Nếu như bạn không tiêm ở địa chỉ phòng khám thú y uy tín thì vết tiêm có thể sưng, có mủ và từ đó gây nên tình trạng áp xe. 

Ngoài ra sau khi tiêm về cũng có thể do nguyên nhân bạn vệ sinh chỗ tiêm hoặc cơ thể chó không đúng cách. Không đảm bảo được vệ sinh cơ thể cũng như môi trường sống của chú chó. Từ điều này sẽ khiến các loại vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, gây tổn thương và viêm nhiễm tạo nên tình trạng áp xe vết tiêm ở chó. 

Ngoài những nguyên nhân này có có một số nguyên nhân khác gây áp xe bạn có thể tham khảo như:

- Áp xe do bị động vật khác cắn: Đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng áp xe ở chó. Khi chú chó nhà bạn bị mèo cào, chó khác cắn gây tổn thương, khiến vi khuẩn xâm nhập vào sẽ gây nên tình trạng áp xe. 

- Do sức khỏe răng miệng của chú chó: Với những chú chó hay nhai những đồ ăn cứng hoặc vật cứng rất dễ gây tình trạng áp xe. Những vật cứng sẽ khiến lợi bị rách, trầy hoặc khiến răng bị vỡ gây tổn thương. Khi vi khuẩn răng miệng xâm nhập vào thì sẽ gây tình trạng áp xe ở chó. 

Những triệu chứng nhận biết tình trạng áp xe vết tiêm ở chó

Xuất hiện vết sưng có mủ ở vết tiêm

Những dấu hiệu dễ nhận biết nhất, điểm hình nhất cho bạn phát hiện tình trạng áp xe vết tiêm ở chó cụ thể như:

- Bạn thấy vết tiêm của chú chó sưng lên, vết thương này mềm, có dịch mủ chảy ra khi bạn nắm và bóp. Dịch này màu xanh lá cây, màu vàng hoặc màu đỏ có máu. 

- Thấy chú chó của mình có những biểu hiện như chán ăn, bỏ cơm, có hiện tượng buồn không năng động do vết thương đau khiến cơ thể đau nhức. 

- Chú chó có thể nóng, sốt, không muốn di chuyển và không được tươi tỉnh như những ngày thường. 

Cách điều trị áp xe ở chó hiệu quả

 

Điều trị sớm nhất để có được sự hiệu quả nhất

Cách điều trị chó bị áp xe do vết tiêm như thế nào cho đúng và hiệu quả nhất chính là câu hỏi được rất nhiều người hỏi. Trong tất cả những trường hợp dù là nặng hay nhẹ thì bạn cách điều trị tốt nhất cho chú chó của bạn chính là đưa chú chó đến cơ sở phòng khám thú y gần nhất. Các bác sĩ sẽ có những chuyên môn, chẩn đoán tình trạng chính xác nhất và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho chú chó của bạn. 

Tùy trường hợp mà các bác sĩ cũng áp dụng những phác đồ khác nhau, thuốc và cách điều trị khác nhau. Ngoài ra bạn cũng nên thật chú ý lựa chọn địa chỉ uy tín, được nhiều khách hàng lựa chọn để đảm bảo được sự hiệu quả trong quá trình điều trị. Bên cạnh đó hãy thực hiện những điều mà bác sĩ thú y dặn bạn để cải thiện tốt nhất tình trạng chó chú chó. 

Cách phòng ngừa bệnh áp xe ở chó

Đảm bảo vệ sinh cho chú chó của mình

Ngoài việc chữa bệnh thì việc phòng ngừa chính là điều cần thiết mà mỗi người nuôi chó cần biết. Cụ thể để đề phòng và ngăn ngừa bệnh này bạn có thể thực hiện những việc dưới đây:

- Tránh trường hợp những chú chó nhà mình bị tổn thương do xô xát với những chú chó hoặc động vật khác. Điều này rất dễ khiến cho chú chó bị áp xe. 

- Hãy hạn chế cho các chú chó nhà mình ăn những đồ ăn cứng để tránh không làm rách hoặc tổn thương lợi hoặc răng.

- Vệ sinh răng miệng cho chó thật tốt, đồng thời cho chú chó ăn những đồ ăn lành mạnh. 

- Đảm bảo nơi sống, cũng như cơ thể của chú chó luôn được sạch sẽ để đảm bảo được không có nhiều vi khuẩn xâm nhập và gây tổn hại đến sức khỏe của chú chó. 

Chó bị áp xe vết tiêm sẽ không nguy hiểm nếu như bạn phát hiện sớm và cho chú chó đến địa chỉ phòng khám thú y gần nhất. Chính vì vậy bạn hãy thật chú ý chó của mình để đảm bảo sức khỏe cũng như điều trị kịp thời khi bạn phát hiện bất cứ bệnh gì.

Những việc bạn cần làm sau khi tiêm phòng cho chó con ở MŨI TIÊM ĐẦU TIÊN là sự cách ly an toàn. Trong thời gian này cơ thể chó con bắt đầu kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể và sinh ra những phản ứng phòng vệ (chuyên môn gọi là: Đáp ứng miễn dịch). Nói dễ hiểu là cơ thể chó con đang tổ chức chiến đấu chống lại tác nhân bên ngoài. Do đó, trong thời gian này bạn cần phải tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho boss của mình. Nhớ là sau khi tiêm phòng cho chó con không được tắm khoảng 3 ngày.

Bài viết này sẽ đi sâu vào hệ thống MIỄN DỊCH ĐẶC HIỆU (hay gọi là miễn dịch thích nghi) bạn nhé! Qua đó xen kẽ những điều bạn cần nên làm cho boss yêu của mình.

Làm gì sau khi tiêm phòng cho chó?

CHỨC NĂNG HỆ THỐNG MIỄN DỊCH

Nguồn gốc miễn dịch

Nguồn gốc của các tế bào hệ thống miễn dịch xuất phát từ tế bào tủy xương. Khi tủy xương phát triển tức là các tế bào có chức năng miễn dịch được hình thành. Các tế bào này gồm có: đại thực bào, tế bào lympho, tế bào NK, tế bào ưa acid, tế bào ưa base. Các tế bào này được canh gác tại các cửa khẩu của cơ thể. Cửa khẩu của cơ thể chính là các hạch bạch huyết, lách, tuyến ức, các mảng Peyer’s ở ruột.

Chức năng – nhiệm vụ

Nhiệm vụ của chúng là bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân bên ngoài. Các tác nhân bên ngoài là các mầm bệnh, các “vật lạ” (những chất hay tế bào không tự sinh ra trong cơ thể như: Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…).

Hệ thống này hoạt động như sau: vật lạ sẽ bị bắt bởi đại thực bào. Đại thực bào phân tích các yếu tố nhận diện vật lạ cho tế bào lympho nhận diện. Tế bào lympho sẽ nhớ những yếu tố nhận diện vật lạ này. Sau đó tế bào lympho tạo kháng thể bắt lấy yếu tố nhận diện vật lạ. Cuối cùng, tế bào ưa acid, ưa base sẽ tiêu hủy yếu tố vật lạ này.

Trong quá trình hình thành kháng thể cần có thời gian và sinh ra nhiều phản ứng sinh hóa. Đó chính là thời gian hoạt động của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Do đó cơ thể chó sẽ có những cơn sốt nhẹ. Những phản ứng phụ sau khi tiêm phòng cho chó như: vùng tiêm sưng đỏ tấy lên, lười vận động, kén ăn, sốt, bồn chồn,… Những biểu của cơ thể chó phản ứng phòng vệ với tác nhân vật lạ.

Thành phần cấu tạo virus

SAU KHI TIÊM PHÒNG CHO CHÓ – HỆ THỐNG MIỄN DỊCH KÍCH HOẠT

Sau khi tiêm phòng nên cách ly chó con với các loài động vật khác khoảng 21 ngày. Sau thời gian này cơ thể đã hình thành các kháng thể bảo hộ. Cơ chế tiêm phòng chủ động sẽ tạo cho cơ thể chó con dòng tế bào ghi nhớ các tác nhân gây bệnh.

Đáp ứng miễn dịch qua 2 lần tiêm

Bạn có biết khi mua chó, người bán chó đã tiêm phòng rồi mà chó vẫn bị mắc bệnh không? Mặc dù trong sổ khám bệnh họ có dán tem tiêm phòng bệnh nhưng chó vẫn mắc bệnh là do họ thiếu kiến thức về miễn dịch.

Với số lượng chó nhiều, khi chó con đến tuổi họ tiêm phòng cho chúng nhưng không có sự cách ly. Khi chó con tiếp xúc với nhau, nếu chẳng may có một con bệnh thì sẽ lây bệnh cho cả đàn. Đôi khi chính bác sỹ thú y cũng quên nhắc nhở khách hàng có biện pháp bảo vệ sau khi tiêm. Con số 21 ngày là ngưỡng an toàn. Chó của bạn vượt qua được giai đoạn này sẽ tránh được một số bệnh nguy hiểm.

NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM SAU KHI TIÊM PHÒNG CHO CHÓ

  • Massage vùng da bị tiêm để tránh áp xe.
  • Nên để chó cách ly với các động vật khác trong 21 ngày. Để tránh tiếp xúc mầm bệnh với chó khác hay khu vực có chứa mầm bệnh.
  • Chỗ ở yên tĩnh, tránh tiếng ồn.
  • Có nhiều nước cho chó uống giải nhiệt.
  • Chế độ ăn uống bình thường. Nếu được bổ sung thêm các dinh dưỡng, khoáng chất để tái tạo lại tế bào.
  • Tránh vận động mạnh trong 3 ngày.

Trường hợp hiếm với những chó bị dị ứng vaccine. Sau khi tiêm vaccine chó phản ứng mạnh như: thở khó và mạnh, nôn ói, ngứa nổi mề đay, huyết áp thấp (nhìn qua màu sắc của lưỡi thấy nhợt nhạt),… Lập tức đưa đến bác sỹ thú y để tiêm thuốc chống dị ứng như: Cortisone, Epinephirine…thuốc kháng viêm NASIDs. Nếu bạn ở vùng sâu vùng xa thì nên đến nhà thuốc hoặc trạm xá của người để xin mua thuốc có chứa thành phần trên, rồi nghiền ra pha với nước. Dùng phần nhựa ống tiêm bơm trực tiếp vào miệng chó. Sau đó chuyển đến phòng khám thú y để tiếp tục truyền dịch điều trị.

BẠN MUỐN SỬ DỤNG DỊCH VỤ TIÊM PHÒNG TẠI NHÀ CHO CHÓ CON >>> CLICK VÀO ĐÂY <<<

CÂU CHUYỆN THỰC TẾ Ở TRẠI CHÓ HÓC MÔN – TPHCM

Mình xin chia sẻ câu chuyện xảy ra ở trại chó Hóc Môn. Chó trong trại đến tuổi chích ngừa và nhân viên kỹ thuật chăm sóc chó tại trại đó thực hiện tiêm phòng cho đàn bec giê.

Sau khi tiêm phòng không có cách ly giữa các con chó với nhau. Nhân viên kỹ thuật này nói với chủ trại: ‘’Chó con cùng một lứa đẻ không cần phải cách ly với nhau’’. Kết quả là cả đàn chó bec giê nhiễm bệnh và chết cả đàn. Nhân viên kỹ thuật này lại đổ lỗi là do vaccine bảo quản không tốt nên mới có thiệt hại này. Là do chất lượng vaccine kém.

Tôi đồng ý vaccine có tỷ lệ sai xót. Nhưng tỷ lệ này rất thấp, xác suất xảy ra là không quá lớn. Với lại vaccine trước khi ra thị trường đều do chi cục thú y kiểm tra. Họ lấy mẫu kiểm định rồi xuất giấy thông hành cho phép bán trên thị trường. Hầu hết các công ty nhập vaccine là công ty nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam và được nhà nước quản lý.

Qua đó cho thấy, tiêm phòng vaccine cần có thời gian để hình thành kháng thể bảo hộ. Sự cách ly rất quan trọng trong giai đoạn sau khi tiêm phòng. Cách ly không phải là nhốt tất cả chó chung một chuồng mà là hạn chế tiếp xúc giữa mỗi con chó với các khu vực có chứa nguồn bệnh. Có nghĩa là không nhất thiết phải bỏ vô chuồng, chỉ cần đặt chúng ở trong khu vực an toàn.

LỜI KẾT

Bài viết ”sau khi tiêm phòng cho chó bạn cần làm gì?” sẽ đem lại giá trị cho cộng đồng. Bài viết này mình xin chia sẻ kiến thức cho mọi người góc nhìn của y học. Mục đích truyền tải cho người nuôi chó và người kinh doanh lĩnh vực thú cưng hiểu được tầm quan trọng của việc tiêm phòng đúng cách. Góp phần xây dựng văn hóa yêu thương cho động vật ở Việt Nam.

Với thông điệp: “Góp phần xây dựng văn hóa yêu thương thú cưng cùng xây dựng tính nhân văn trong cộng đồng”

Bài viết số:11

BSTY – Hồ Minh Hoàng

Petaha.com

Hominhhoang.com

Bài viết liên quan: KHI NÀO TIÊM PHÒNG DẠI CHO CHÓ CON?

Bài viết liên quan: CÓ NÊN TIÊM PHÒNG CHO CHÓ CON MỚI ĐẺ

Bài viết liên quan: TIÊM PHÒNG CHO CHÓ Ở ĐÂU TỐT NHẤT TẠI TPHCM?

Video liên quan

Chủ đề