Chó ăn nhấm thuốc chuột phải làm sao

Chó ăn phải bả chuột có lẽ khá nhiều hộ gia đình gặp phải, nhất là các gia đình ở nông thông. Bả đánh chuột ở ngoài đồng, chó thả rông và dễ dàng ăn phải mồi đánh chuột. Những trường hợp như vậy nếu không biết sơ cứu thì 100% chó sẽ bị chết. Vậy chó ăn phải thuốc diệt chuột phải làm sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cách sơ cứu nhanh chóng nhất.

Chó ăn phải bả chuột là nguyên nhân gây tử vong nhanh chóng ở chó. Thuốc diệt chuột có độc tố rất mạnh, khiến chó bị ngộ độc chết nhanh. Nếu phát hiện chó ăn phải thuốc diệt chuột thường sẽ có hiện tượng nôn ói, sùi bọt mép. Lúc này bạn không được lo lắng, mất bình tĩnh mà chó càng bị nôn nhiều càng tốt. Giúp chó nôn hết lượng thức ăn ăn vào trong lúc chờ bác sĩ thú y bằng cách cho uống dung dịch oxy già (phải là oxy già mới thì mới có tác dụng).

Chó ăn nhấm thuốc chuột phải làm sao

Sơ cứu nhanh khi chó bị trúng bả

Lưu ý liều lượng cứ mỗi 2 -3 cân nặng thì đong 1 thìa oxy già. Cho uống 2 lần, mỗi lần cách nhau 10 phút và không quá 3 lần, không quá 3 thìa dung dịch. Nếu chó uống quá nhiều thì càng khiến chó bị tử vong vô phương cứu chữa.

Khi chó đã rơi vào tình trạng bất tỉnh, không thể nôn mửa được nữa thì bạn cũng không được sử dụng bất kỳ loại thuốc kích thích nôn mửa nào mà chỉ có thể nhanh chóng đưa đến phòng khám bác sĩ thú y để bác sĩ đưa ra phương pháp hiệu quả nhất. Nếu tìm được bao bì loại thuốc chuột, bả chuột còn dư và ước chừng được lượng chất độc và thời gian chó bị ngộ độc sẽ giúp bác sĩ dễ dàng sử dụng thuốc điều trị hơn. Cách tốt nhất để cứu vãn thú cưng của bạn chỉ có thể là nhanh chóng đưa đến phòng khám một cách nhanh nhất.

Thú cưng của bạn luôn tò mò tìm hiểu và thử bất kỳ thứ gì chúng gặp trên đường đi, nhất là khi lùng sục vào các bụi rậm, đường xá ven đường và thấy mồi ngon dùng để đánh chuột. Chính vì vậy , phòng ngừa là biện pháp tốt nhất để tránh việc chó bị ngộ độc thuốc chuột và bị chết.

Tuyệt đối không để thuốc đánh chuột ở khu vực thấp, nơi chó thường xuyên qua lại. Khi chó đi ra ngoài thì nên đi theo vừa dạo cùng vừa chú ý đến từng hành động của chó để kịp thời ngăn ngừa. Nếu chẳng may chó bị dính thuốc diệt chuột thì bình tĩnh xử lý để cố gắng cho chó nôn ra chất độc càng nhiều càng tốt sau đó mau chóng chuyển đến phòng khám bác sĩ thú y.

Chó ăn nhấm thuốc chuột phải làm sao

Strychnine là chất có độc tính mạnh và rất nguy hiểm, thường có trong bả diệt chuột cống, chuột chũi, chuột túi và các động vật gặm nhấm khác hoặc động vật ăn thịt gây hại. Sau khi ăn phải chất này, các triệu chứng ngộ độc strychnine lâm sàng thường xuất hiện chỉ trong vòng mười phút đến hai giờ, dẫn đến cái chết đột ngột.

Bệnh nhân thường chết do nghẹt thở vì co thắt các cơ liên quan đến hô hấp. Chó ở mọi lứa tuổi đều nhạy cảm với các tác dụng gây hại của strychnine.

Các triệu chứng và phân loại

Sau đây là một số triệu chứng cho thấy mèo bị ngộ độc strychnine:

  • Cứng chi
  • Cứng cơ
  • Co thắt dữ dội dẫn đến đầu, cổ và lưng bị co rút trong tình trạng các cơ bị kéo căng quá mức (vị trí cơ thể, đầu cổ và cột sống bị cong về phía sau)
  • Những cơn động kinh nghiêm trọng không thể kiểm soát (đôi khi phản ứng với ánh sáng hoặc tiếng ồn)
  • Khó thở, không thở được
  • Nhịp tim tăng
  • Nhiệt độ cơ thể cao
  • Nôn mửa

Nguyên nhân

  • Ngộ độc do có người cố ý trộn thức ăn với strychnine
  • Tiếp xúc ngẫu nhiên với bả (thường gặp ở chó)
  • Ăn các loài gặm nhấm và chim bị nhiễm độc

Chẩn đoán

Khi chó bị ngộ độc strychnine, cần phải được điều trị ngay lập tức. Nếu bạn biết hoặc nghi ngờ chó đã tiếp xúc với strychnine và có thể đưa mẫu chất nôn hoặc phân đến bác sĩ thú y để xét nghiệm ngay lập tức thì chó sẽ được điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bạn cần phải cung cấp cho bác sĩ thú y bệnh sử của con chó, bao gồm các triệu chứng và các sự cố có thể dẫn đến tình trạng này.

Bác sĩ sẽ tiến hành thử máu, vì có thể chất độc đã tấn công vào nhiều hệ cơ quan trên cơ thể, gây mất cân bằng và tê liệt. Quá trình điều trị sẽ dựa trên tình trạng bệnh cụ thể, những cơ quan bị tổn thương nghiêm trọng hơn sẽ được theo dõi kỹ càng hơn. Các loại xét nghiệm thường quy trong phòng thí nghiệm gồm xét nghiệm máu hoàn toàn, hồ sơ sinh hóa và phân tích nước tiểu. Hồ sơ sinh hóa có thể cho thấy các enzyme như creatine kinase và lactate dehydrogenase tăng bất thường và phân tích nước tiểu giúp xác định protein myglobin (myglobinuria) đã đạt đến mức cao như thế nào. Bác sĩ sẽ xét nghiệm máu để xác định các khí máu, thường ở mức bất thường do cơ hô hấp co thắt. Mẫu dạ dày cũng có thể được trích xuất để phân tích hoặc để xác định xem có bất kỳ tổn thương nào xảy ra trong niêm mạc dạ dày hay không.

Chữa trị

Đây là trường hợp khẩn cấp cần điều trị ngay lập tức và không thể điều trị tại nhà. Nếu bạn nghi ngờ chó không khỏe vì tiếp xúc với bả hoặc bất kỳ vật liệu nào khác có chứa strychnine. Các nghi ngờ có thể do có bả xuất hiện quanh khu phố hoặc sau khi xác nhận trực quan rằng chó của bạn đã cắn và ăn động vật gặm nhấm hoặc động vật nhỏ mà chúng bắt được (mà có thể bản thân con mồi đó đã nhiễm độc). Trong những trường hợp như vậy, hãy đưa chó đến bác sĩ trước khi tình trạng trở nên nghiêm trọng.

Mục tiêu chính của điều trị khẩn cấp là ngăn ngừa tình trạng nghẹt cổ do cơ hô hấp co thắt. Đây là một tác dụng phụ đặc trưng của tình trạng ngộ độc. Nếu chó không thể thở bình thường thì cần có biện pháp hô hấp nhân tạo. Bác sĩ thú y cũng sẽ cung cấp thuốc giảm hoạt động cơ bắp nhằm tránh co thắt cơ làm chó khó thở.

Khi con chó của bạn được điều trị độc tính strychnine, nó sẽ được đặt trong một căn phòng yên tĩnh và lờ mờ sáng, vì bất kỳ kích thích nào từ bên ngoài như tiếng ồn hoặc ánh sáng cũng có thể gây co giật. Bác sĩ thú y sẽ khử trùng hệ tiêu hóa của chó bằng cách rửa dạ dày, tích cực truyền tĩnh mạch và cung cấp các loại thuốc kích tiểu để thải chất độc ra khỏi cơ thể càng nhanh càng tốt.

Ở một số bệnh nhân, nôn cũng là cách để loại bỏ chất độc ra khỏi dạ dày, đặc biệt là khi chủ nuôi thấy chó ăn phải chất độc. Sau đó, chó cần phải được đưa đến phòng khám thú y ngay lập tức. Tại đây, bác sĩ sẽ cho chó uống thuốc để vô hiệu hóa công dụng của chất độc, khiến chất độc không thể tấn công cơ thể. Thuốc kiểm soát co giật cũng sẽ được sử dụng kèm, vì co giật là triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân ngộ độc strychnine.

Chăm sóc

Tiên lượng bệnh sẽ phụ thuộc vào thời gian. Nếu điều trị được bắt đầu ngay sau khi ăn phải chất độc, có thể chó nhà bạn sẽ được cứu sống. Kiểm soát cơn động kinh là yếu tố quan trọng nhất để tiên đoán tình trạng bệnh. Vì vậy, nếu cơn động kinh đã được kiểm soát, chó nhà bạn sẽ có cơ hội phục hồi.

Sau khi điều trị bước đầu, bạn có thể cần phải đưa chó đi tái khám thêm một vài lần để đánh giá sức khỏe tổng thể và đảm bảo không có tổn thương vĩnh viễn ở thận, hệ thần kinh hoặc bất kỳ cơ quan hoặc hệ cơ quan nào khác.

Chó ăn nhấm thuốc chuột phải làm sao

이 브라우저는 더 이상 지원되지 않습니다. 업데이트하여 최적의 YouTube 환경과 최신 기능을 이용하세요. 자세히 알아보기

  • Chó ăn nhấm thuốc chuột phải làm sao
  • Chó ăn nhấm thuốc chuột phải làm sao
  • Chó ăn nhấm thuốc chuột phải làm sao
  • Chó ăn nhấm thuốc chuột phải làm sao
나중에 알림

Thuốc diệt chuột có gây ngộ độc cho chó mèo hay không? Nhiều người thường lo lắng chó mèo ăn phải bả chuột khi sử dụng các sản phẩm trừ chuột trong nhà. Liệu điều này có đúng như vậy không, có hay không việc ngộ độc ở chó và mèo khi ăn phải thuốc chuột và các triệu chứng nguy hiểm xảy ra khi chúng đã ăn vào cơ thể, cùng theo dõi nội dụng dưới đây.

NGỘ ĐỘC Ở CHÓ VÀ MÈO KHI ĂN PHẢI THUỐC CHUỘT

Chó ăn nhấm thuốc chuột phải làm sao

Chó và mèo thường sẽ là người đầu tiên ăn phải thuốc chuột

Mùa thu và mùa đông là thời điểm có sự gia tăng liên quan đến ngộ độc chó và mèo do thuốc diệt chuột, được báo cáo trong các bệnh viện thú y và động vật trên toàn thế giới.

Với nhiệt độ giảm và thức ăn của mùa hè sẽ dần cạn kiệt, chuột bắt đầu tìm những nơi ấm áp như bên trong ngôi nhà để trú ẩn và tìm kiếm thức ăn, chuột cũng có thể tìm thấy trong nhà để xe, nhà kho và chuồng trại. Để đối phó với chuột khi chúng vào nhà, nhiều người thường chọn thuốc diệt chuột (dạng bả) như một loại vũ khí để chống lại loài gây hại này. Tuy nhiên, không phải ai cũng cảm thấy dễ chịu khi dùng phương án này bởi lo ngại cho sự an toàn của thú cưng nuôi trong nhà.

Thật không may, với bản tính hiếu kỳ của mình, mèo và chó thường sẽ là người đầu tiên dùng mồi. Nhưng điều đó là chưa đủ, chúng còn có thể gặp nguy hiểm nếu ăn phải những con chuột đang bị ảnh hưởng bởi thuốc! Dấu hiệu độc tính của thuốc diệt chuột sẽ xuất hiện trong vòng vài giờ đến vài ngày, tùy thuộc vào loại thuốc chuột mà chó mèo ăn phải. Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp bao gồm:

Những dấu hiệu ngộ độc thuốc diệt chuột ở chó và mèo

  • Bầm tím hoặc xuất huyết (chấm đỏ nhỏ – thường thấy ở nướu, tai trong)
  • nướu nhạt
  • Sốt cao
  • Đứng đồng tử
  • Co giật mạnh
  • Nôn (có thể có máu)
  • Ho (có thể có máu)
  • Sùi bọt mép
  • Chậm chạp hoặc yếu đuối
  • Có vấn đề về hô hấp (ví dụ, khó thở, thở nhanh)
  • Nhịp tim nhanh
  • Chảy máu không kiểm soát (thường được xem là chảy máu cam hoặc dễ bầm tím)
  • Luôn khát và đi tiểu nhiều hơn
  • Nước tiểu thường đổi màu

Dấu hiệu ngộ độc sẽ phụ thuộc vào loại thuốc diệt chuột mà chó mèo ăn (thành phần hoạt chất), cũng như lượng ăn, trọng lượng của thú cưng và thời gian kể từ khi chúng ăn. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào với thú cưng của mình, hoặc nghi ngờ rằng chúng có thể đã ăn thuốc diệt chuột thì phải nhanh chóng đưa chúng đến bác sĩ thú y để đánh giá tình trạng. Thời gian thực sự quan trọng với ngộ độc thuốc chuột.

Ngay cả khi bạn không thấy bất kỳ dấu hiệu lâm sàng nào ở chó và mèo, hoặc nghi ngờ rằng chúng đã ăn thuốc diệt chuột, bạn cần phải gọi ngay cho trung tâm thú y. Thuốc diệt chuột rất giỏi trong “công việc” của chúng là giết chóc. Các sản phẩm này không quan tâm là chuột hay chó hay là mèo, chúng chỉ cần đi vào cơ thể động vật và phát huy tác dụng chết chóc của mình. Càng sớm mang thú cưng đến thú y cơ hội cứu được càng cao.

Ngoài ra, nhiều loài động vật nuôi khác trong nhà cũng có triệu chứng ngộ độc khi ăn phải bả chuột như gà, vịt, ngỗng, khỉ, trâu, bò hoặc thậm chí là chim.

Mối nguy hiểm luôn rình rập xung quanh nhà

Ngay cả khi bạn không sử dụng thuốc diệt chuột vẫn phải hết sức thận trọng với mèo và chó của bạn vì hàng xóm hoặc các nhân viên địa phương có thể sẽ sử dụng để kiểm soát đàn chuột trong khu vực. Và hãy ghi nhớ điều này khi đi du lịch cùng thú cưng của bạn, một số khách sạn hoặc nhà cho thuê có thể sử dụng thuốc diệt chuột để bảo vệ cơ sở của họ!

Tất cả các sản phẩm diệt chuột đều không giống nhau

Nhiều loại thuốc diệt chuột hoạt động theo nhiều cách khác nhau, đa phần làm các loài gậm nhắm bị chảy máu kéo dài, một số loại giết chết chuột bằng cách gây suy thận, số khác tác động và phá hủy quá trình chuyển hóa tế bào trên toàn cơ thể. Sự khác biệt trong “phương thức hoạt động” này là vô cùng quan trọng, vì mỗi phương pháp đều mang tiên lượng riêng và yêu cầu điều trị khác nhau. Kiểm tra bài viết này để biết thêm thông tin về sự khác biệt (tức là cách chúng tiêu diệt) giữa các loại động vật gặm nhấm khác nhau.

Cấp cứu chó mèo khi ăn phải bả diệt chuột

Điều đầu tiên khi phát hiện mèo hoặc chó của bạn ăn phải thuốc chuột là phải giữ bình tĩnh. Cố gắng xác định thời gian chúng đã nuốt phải là bao lâu, nguy kịch hay chưa để có phương án chính xác.

Giúp thú cưng nôn sạch những thứ đã ăn ra ngoài

Việc gây nôn đúng cách sẽ quyết định đến 80% cơ hội cứu sống chú chó của bạn nếu ăn phải bả chuột. Dùng dung dịch oxy già 3% với liều lượng 1 muỗng cà phê cho 3-5 kilogam trọng lượng của thú cưng. Cho thú cưng của bạn uống 3-4 lần và mỗi lần cách nhau khoảng 15 phút cho đến khi chúng nôn ra toàn bộ những thứ trong bụng, dùng thêm chanh vắt trực tiếp vào miệng để giúp chúng nôn nhanh hơn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng khi chó mèo ăn phải bả chuột trong vòng 2 giờ. Nếu sau 2 giờ, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn cần đưa đến trạm thú y gần nhất.

Làm sạch đường ruột của động vật bằng nước gừng

Để đảm bảo không còn dư lượng nào trong dạ dầy của động vật, bạn cần phải rửa sạch chúng bằng cách cho thú cưng uống nước đậu xanh hoặc gừng. Việc này sẽ giúp chú chó của bạn thải độc rất tốt, tăng cơ hội sống sót.

Mẹo để bảo vệ vật nuôi của bạn khỏi bả chuột

  • Đảm bảo chó luôn được xích trong phạm vi ngôi nhà, đừng để chúng đi ra đường
  • Nhặt rác mỗi ngày xung quanh nhà để kiểm tra các dấu hiệu bất thường
  • Giữ mèo trong nhà.
  • Nếu có sử dụng thuốc diệt chuột hãy đảm bảo rằng chó mèo của bạn không tìm đến được để tránh chúng bị ngộ độc
  • Yêu cầu hàng xóm của bạn không để bất kỳ chất độc chuột trong sân của họ, hoặc cho bạn biết trước nếu họ có kế hoạch.
  • Hỏi về việc có hay không sử dụng thuốc chuột quanh khu vực sinh sống nếu bạn chuyển đến một ngôi nhà mới.
  • Yêu cầu khách sạn cung cấp thông tin việc có sử dụng thuốc diệt trong khu vực khách sạn hay không nắm bắt tình hình

Nếu bạn có nhu cầu mua thuốc diệt chuột, vui lòng liên hệ với Hotline hoặc đặt hàng trực tiếp trên website của chúng tôi.