Chính tả tiếng việt dựa trên những nguyên tắc nào năm 2024

1/ Âm khởi đầu.- Những tiếng đệm không nghĩa bị đồng-hóa thì viết một thể với tiếng chính, như đã nói trên: giấu giếm, dư-dả, say-sưa, xa-xăm…

2/ Vận.- Những tiếng đôi điệp-vận, nghĩa là vận tiếng sau đồng một vận với tiếng trước, thì chánh-tả tiếng sau tùy tiếng trước: Ăn-năn, tằn-mằn, lăng-căng, xăng-văng… bủn-rủn, lùn-đùn, bung-xung, lủng-củng, lui-cui, lụi-đụi…

Về những tiếng đôi không điệp-vận, có mấy vận sau nầy, lấy phần đa-số, ta có thể lập thành lệ:

1.- Vận âp: trừ mấy tiếng đắp đổi, đắp-điếm, lắp-bắp (lặp-bặp), rắp-ranh, vì nó có nghĩa riêng, hai tiếng đôi không nghĩa, mà vận âp đứng trước thì tiếng ấp viết với â: Bấp-bênh, bập-bẹ, bập-bệu, chập-chững, gập-ghềnh, hấp-hối, lấp-lánh, lấp-láy, lập-lòe, phập-phều, rập-rộn, xấp-xỉ…

2.-Vận ang, àng: tất cả tiếng đôi không điệp-vận mà tiếng sau không nghĩa xuống vận ang, àng đều viết có g: dở-dang, hở-hang, mở-mang, nể-nang… bẽ-bàng, bộn-bàng, dịu-dàng, gọn-gàng, lẹ-làng, mịn-màng, ngó-ngàng, nhẹ-nhàng, sẳn-sàng, vội-vàng… Trừ: chứa-chan, hỏi-han, nồng-nàn, việc-vàn;

3. Vận ắn: trừ lo-lắng, sốt-sắng, tằng (đằng, dặng) hắng, tất cả tiếng đôi không điệp-vận xuống vận ắn đều viết không g: Đứng-đắn, giỏi-giắn, may-mắn, ngay-ngắn, xinh-xăn…

4.- Vận ằng: trái lại, những tiếng không điệp vận xuống vận ằng đều viết có g: dùng-dằng, đãi-đằng, gùng-gằng, khùng-khằng, ngùng-ngằng, vùng-vằng.

Trừ: cọc- cằn (tiếng cằn có nghĩa riêng), dử-dằn, nhọc-nhằn. 5.- Vận ẩn, ẫn: những tiếng đôi mà tiếng sau không nghĩa xuống vận ẩn, ẫn, đều viếng không g: đú-đẩn, ngớ-ngẩn, sơ-sẩn, thơ-thẩn… đờ-đẩn, thờ-thẩn, vờ-vẫn…

Trừ khi vận ẩng, ẫng cũng đọc ửng, ững thì mới viết có g: Hí-hẩng = hí hửng;… Hờ-hẫng = hờ-hững; …

6. Vận ưng: trái lại, những tiếng đôi mà tiếng sau không nghĩa xuống vận ưng đều viết có g: Bửng-tưng, đứng-sựng, lưng-chừng, mí-mửng, pha-lửng, tưng-bừng...

7.- Vận ung: những tiếng đôi không điệp-vận mà tiến sau không nghĩa xuống vận ung đều viết có g: ấp-úng, bão-bùng, lạ-lùng, ngại-ngùng…

Trừ : Mảy-mún, ngắn-ngủn, vắn-chủn vì tiếng sau có nghĩa là “vắn, nát vụn”

8.- Vận iu, ui thường đi chung với một tiếng thuộc vận cản nớu, ăn, ân, ăt, it, ut: Bận-bịu, chắt-chiu, dắt-díu, kĩu-kịt, mắt-míu, nhăn-nhíu, ríu-rít, trằn-trịu (trĩu), dìu-dắt… Cui-cút, gần-gũi (gụi), hân-hủi, ngui-ngút, sùi-sụt…

Trừ lăng-líu, mắc-míu, nâng-niu, phẳng-phiu, tằng-tịu, tục-tĩu, xằng-xịu.

3/thinh.-

  1. Tiếng đôi lấp-láy.-

    Về thinh của tiếng đôi lấp-láy, thì theo “luật bổng-trầm”

    1. Những tiếng dấu hỏi, thuộc bực bổng, trong tiếng đôi lấp-láy thường đi chung với một tiếng dấu ngang, hoặc dấu hỏi, hay dấu sắc: Dở-dang, nghỉ-ngơi, thẩn-thơ, nho-nhỏ, xây-xẩm, bải-hỏai, đỏ-đẻ, đủng-đỉnh… Chải-chuốt, khỏe-khoắn, mải-miết, nhảm-nhí, bóng-bẩy, chớn-chở, mắt-mỏ, gắng-gỏi…

    2. Những tiếng dấu ngã thuộc bực trầm, trong tiếng đôi lấp-láy thường đi chúng với một tiếng dấu huyền, hoặc dấu gã, hay dấu nặng: Hờ-hẫng, dằng-dẵng, rờ-rẫm, nhão-nhẹt, giặc-giã, vạm-vỡ…

    Trừ những tiếng sau nầy không giữ lệ ấy; bền-bỉ, binh-bãi, chang-bảng, chàng-hảng, chèo-bẻo, ẻo-ẹo, giãy-nảy, hòai-hủy, ĩnh-ương, lãng-xẹt, lý lẽ, mình-mẩy, mủ-mỉ, ngoan-ngõan, nhểu-nhão, sành-sỏi, sừng-sỏ, sửng-sờ, thỏng-thừa, thung-lũng, trễ-nải, trọi-lỏi, trơ-trẻn, ve-vãn, vỏn-vẹn, vương-vãi, xảnh-xẹ. Để ý.- 1. Có nhiều tiếng đôi, vì thuận-thinh-âm phải bỏ bớt một dấu giọng, mấy tiếng mất giọng đó cũng là tiếng chánh lặp lại, chớ không phải tiếng đệm, nên không theo luật bổng trầm: dê dễ là dễ-dễ: đa-đã là đã-đã, đăng-đãng là đằng-đẵng; khe-khẽ, se-sẽ là khẽ-khẽ, sẽ-sẽ… 2.- Có tiếng đôi bị đổi giọng như: Hẳn-hoi trở thành hẳn-hòi; kỹ-càng trở thành kỹ-cang.

    b/ Tiếng đôi gồm hai tiếng có nghĩa.- không theo luật bổng-trầm, mỗi tiếng giữ chánh-tả riêng của nó, như:

    bằng : bằng + phẳng-phiu. Cổi-gỡ : cổi <giải + gỡ-gạc. Cú-rũ : co-cú + rũ-rượi Chia-rẽ : chia + rẽ-rời. Tách-tẽ : tách ra + tẽ = (rẽ-rời) Chồm-hỗm : chồm + xổm (hổm là xổm biến thành) Chống-chõi : chống + chõi (chọi) Dở-lỡ : dỡ-dang + lỡ-làng Đầy-đủ : đầy-dẫy + đều-đủ Lẳng-lặng : lẳng (lắng nghe) + im lặng. Lú-lẫn : lú-lấp + lẫn-lộn. Mồ-mả : cái mồ (mộ : chỗ chôn người chết mà bằng mặt đất, + mả là núm đất niêm phong cái mồ. Mỏi-mệt : mỏi + mê-mệt. Riêng-rẽ : riêng lánh + rẽ-rời Rỗi-rảnh : nhàn-rỗi + rảnh-rang Trồng-tỉa : trồng-trặc + trỉa (tỉa ra mà trồng) ủ-rũ : ủ-ê + rũ-rượi vỡ-lở : vở < hoại + lở-lói kiêng-cữ : kiêng < kính + cữ , kỵ sửa-chữa : sửa < tu + chữa < trừ vỉ-vạt : vỉ < va, th đổi ra v + vạt < mạt là “cuối”. Tiếng mạt bị tiếng vỉ đồng-hóa âm v thành vạt.

    c/ Tiếng đôi hợp theo thuận-thinh-âm.- Mỗi tiếng Việt có thể hợp thành tiếng đôi dễ-dàng. Ví như tiếng thấp, ngòai tiếng đôi thấp-thỏi, ta có thể nói thấp-thiếc, thấp-thấp, thâm-thấp.

    Vậy có ba cách đổi tiếng đơn thành tiếng đôi: 1. Lặp lại tiếng đó, có khi đổi thinh, như: áy thành áy-áy hoặc ay-áy.

    2. hợp với một tiếng vận iếc (giọng bổng hoặc iệc (giọng trầm) như: học = học-hiệc; nói = nói-niếc. Vận iêt hợp với một tiếng vận cản nớu (có n, t cuối) và p, còn vận iêc hợp với mấy vận khác. Nhưng thông thường, điều viết với iêc cả. 3. hợp theo lối “bình-nhập”, với những tiếng thinh bình mà âm rốt là tỵ-âm: m, n, nh, ng, và những tiếng nhập-thinh (p,t,ch, c cuối) đối chiếu. Mây tiếng đôi nầy phải điệp-âm, như: ăm-ắp, thinh-thích, ang-ác, in-ít, nườm-nượp, chành-chạch, vằng-vặc, kìn-kịt…

    Theo lệ nầy thì dễ biết chánh-tả của tiếng hợp thành tiếng đôi. Nếu tiếng chánh viết với nh cối thì tiêng đệm viết ch cuối, hoặc ngược lại. Tiếng chánh viết n hoặc ng cuối, thì tiếng đệm viết t hoặc c cuối, trừ những tiếng đôi mà hai tiếng có nghĩa riêng, như : chằng-chịt, khắng-khít, man-mác…

    Tóm lại, bốn phương-pháp chánh-tả bổ-cứu lẫn nhau; khi phát-âm sai mà cũng chẳng rõ tự-nguyên, người ta thường dùng phương pháp phân-biệt hoặc viết theo sự quen-dùng, nhưng với lý lẽ giải thích ở trên, chúng ta thấy, trừ một số ít tiếng ngọai-lệ, mỗi chánh-tả tiếng Việt đều có lý-do là vịn theo tự-nguyên.


    xong phần Hệ thống Tiếng-Việt và nguyên tắc Chánh-Tả, nghiên cứu của giáo sư Lê ngọc Trụ (giáo sư diễn giảng trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, (trích từ quyển Việt Ngữ Chính-Tả Tự-vị - Xuất bản năm 1967)