Chính sách phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Nhân lực là yếu tố hàng đầu và ngày càng trở nên thách thức cho các doanh nghiệp. Việc tuyển chọn, đào tạo phát triển nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp phát triển; hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Vậy Nhà nước có những chính sách gì về hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa? Trong nội dung bài viết này; Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.

Cơ sở pháp lý

  • Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017
  • Nghị định 80/2021/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực là gì?

Phát triển nguồn nhân lực là sự biến đổi về số lượng; chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực.

Việc phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng rất quan trọng trong sự phát triển; tăng hiệu quả hoạt độn của doanh nghiệp. Do đó, Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 39/2018/NĐ-CP; quy định về hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực. Theo đó, Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn; giảm chi phí tham gia các khóa đào tạo có sử dụng ngân sách nhà nước về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp; đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nhà nước tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo trực tuyến; chương trình đào tạo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ hoạt động đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến.

Hỗ trợ đào tạo trực tiếp về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp

Căn cứ khoản 1 Điều 14 Nghị định 80/2021/NĐ-CP; quy định hỗ trợ đào tạo trực tiếp về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp.

Theo đó, Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh; tối đa 70% tổng chi phí của một khoá quản trị doanh nghiệp.

Và miễn học phí cho học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp xã hội khi tham gia khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp.

Hỗ trợ đào tạo trực tuyến về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp

Căn cứ khoản 2 Điều 14 Nghị định 80/2021/NĐ-CP; quy định về hỗ trợ đào tạo trực tuyến về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp.

Theo đó, miễn phí truy cập; tham gia các bài giảng trực tuyến có sẵn trên hệ thống đào tạo trực tuyến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Doanh nghiệp nhỏ và vừa truy cập hệ thống đào tạo trực tuyến để học tập theo thời gian phù hợp. Hệ thống đào tạo trực tuyến bao gồm nền tảng quản trị đào tạo trực tuyến, nền tảng đào tạo trực tuyến và hệ thống nội dung bài giảng trực tuyến.

Kinh phí để Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, duy trì, nâng cấp hệ thống đào tạo trực tuyến; khảo sát về nhu cầu đào tạo trực tuyến, truyền thông, quảng bá hệ thống đào tạo trực tuyến cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được tổng hợp trong kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hằng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).

Hơn nữa, miễn phí tham gia các khoá đào tạo trực tuyến, tương tác trực tiếp với doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các công cụ dạy học trực tuyến có sẵn ứng dụng trên các thiết bị điện tử thông minh của đối tượng được đào tạo (Zoom Cloud Meeting, Microsoft Teams, Google Classroom và các công cụ khác).

Hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến

Căn cứ khoản 3 Điều 14 Nghị định 80/2021/NĐ-CP; quy định về hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến.

Theo đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ tối đa 70% tổng chi phí của một khóa đào tạo tại doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng không quá 01 khoá/năm/doanh nghiệp;

Hơn nữa, hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khoá đào tạo tại doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp xã hội nhưng không quá 01 khoá/năm/doanh nghiệp.

Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực trong việc đào tạo nghề

Căn cứ khoản 4 Điều 14 Nghị định 80/2021/NĐ-CP; quy định về hỗ trợ đào tạo nghề.

Cụ thể, hỗ trợ chi phí đào tạo cho người lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tham gia khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo từ 03 tháng trở xuống. Các chi phí còn lại do doanh nghiệp nhỏ và vừa và người lao động thỏa thuận. Người lao động tham gia khóa đào tạo phải đáp ứng điều kiện đã làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tối thiểu 06 tháng liên tục trước khi tham gia khoá đào tạo.

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp về “chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực” hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa được Nhà nước hỗ trợ những gì?

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được lấy từ đâu?

Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:+ Nguồn vốn tín dụng có hỗ trợ, bảo lãnh của Nhà nước;+ Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;+ Nguồn vốn hỗ trợ từ miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và các khoản khác phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

+ Nguồn vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định dựa trên tiêu chí gì?

Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là:+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người. Và có tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; Hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

+ Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.

5 ra khỏi 5 (1 Phiếu bầu)

Nguồn nhân lực là tài sản lớn nhất của một quốc gia. Đây là một trong những yếu tố quyết định cạnh tranh của quốc gia đó trên thế giới. Vì lý do đó, phát triển nguồn nhân lực đang là chiến lược trọng tâm của nước nhà. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về các chính sách phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam tại bài viết dưới đây.

1. Phát triển nguồn nhân lực là gì?

Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động đào tạo có tổ chức được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định nhằm tạo ra sự thay đổi về năng lực nghề nghiệp của người lao động theo hướng tích cực. Từ đó nâng cao chất lượng lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Phát triển nguồn nhân lực là gì?

> Tìm hiểu rõ hơn khái niệm nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực bao gồm ba loại hoạt động chính là: giáo dục, đào tạo và phát triển.

  • Giáo dục: là sự chuẩn bị kiến thức cơ bản và cần thiết cho nguồn nhân lực tham gia thị trường lao động trong tương lai. Đây là bước gây dựng tư duy suy nghĩ, có yếu tố cốt lõi trong quá trình phát triển nhân lực.
  • Đào tạo: được hiểu là các hoạt động giúp người lao động thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình giúp người lao động nắm vững nghiệp vụ, nâng cao trình độ và kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả hơn. Các hoạt động đào tạo hướng đến sự thực tế áp dụng vào công việc. Do vậy, nó mang tính chuyên môn hoá cao. Mỗi nghề nghiệp sẽ có các hoạt động đào tạo riêng biệt.
  • Phát triển: là các hoạt động vươn ra khỏi phạm vi công việc của người lao động, nhằm phát triển nhân lực dựa trên cơ sở định hướng tương lai của tổ chức. Đây là sự kết hợp giữa giáo dục và đào tạo, mang tính lâu dài. Quá trình này không chỉ ảnh hưởng tới người lao động, doanh nghiệp mà còn tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của xã hội.

2. Vai trò của phát triển nguồn nhân lực

2.1. Đối với doanh nghiệp

Quá trình phát triển nguồn nhân lực nuôi dưỡng năng lực, kỹ năng và thái độ của người lao động. Điều này giúp gia tăng hiệu suất giá trị của tổ chức.

Không có doanh nghiệp nào tốt khi không có nguồn nhân lực vững mạnh. Nhân lực chính là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Nó là thước đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh và khả năng phát triển. Nguồn tài sản trí tuệ này không những giữ vững hiệu quả cho hoạt động hiện tại của doanh nghiệp mà còn sinh ra lợi nhuận cho tương lai.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Phát triển nguồn nhân lực giúp nâng cao giá trị của doanh nghiệp

Ngoài ra, khi doanh nghiệp nâng cao trình độ nhân lực, sẽ tạo ra sự năng động cho tổ chức. Đồng thời, giúp tổ chức đạt tới mục tiêu phát triển bền vững lâu dài, giúp ích cho việc quản lý của doanh nghiệp được tốt hơn.

2.2. Đối với người lao động

Khi được tham gia vào quá trình phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, người lao động có được môi trường thể hiện năng lực và phẩm chất cá nhân đối với công việc. Thử thách bản thân thành công không chỉ giúp nhân viên phát triển kỹ năng mà còn mang đến sự hạnh phúc khi làm việc.

Về lâu dài, quá trình khẳng định bản thân mang đến sự sáng tạo vô hạn cho người lao động, giúp họ trở nên chuyên nghiệp và dễ dàng thích ứng với mọi sự thay đổi trong công việc hiện tại tương lai.

3. Chính sách phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực cần bảo đảm về số lượng, chất lượng và sự phân bổ của nhân lực lao động. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải nâng cao tinh thần, phát triển trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động.

3.1. Đảm bảo số lượng và cơ cấu phù hợp

Sự gia tăng số lượng con người trong nguồn nhân lực phải phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Xuất phát từ mục tiêu của doanh nghiệp, từ yêu cầu công việc, yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng của nguồn lực, quy trình công nghệ mà doanh nghiệp cần chuẩn bị cơ cấu nguồn nhân lực cho phù hợp, thể hiện ở số lượng, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu giới tính, trình độ và sự phân bố của nguồn nhân lực tại các bộ phận trong doanh nghiệp.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Sự phát triển quá nhiều hay quá ít, tạo ra sự dư thừa hay thiếu hụt so với nhu cầu đều là sự phát triển bất hợp lý, gây trở ngại cho việc sử dụng nguồn nhân lực.

Khi có quy mô và có cơ cấu lao động phù hợp, doanh nghiệp lại vừa sử dụng có hiệu quả từng người lao động, vừa kích thích được tính tích cực lao động của người lao động. Điều này cũng có ý nghĩa là khi chiến lược, mục tiêu, điều kiện kinh doanh thay đổi thì cơ cấu nguồn nhân lực phải thay đổi tương ứng.

3.2. Nâng cao động lực của người lao động

Để phát triển nguồn nhân lực về mặt đạo đức, tác phong của người lao động, đòi hỏi doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ lao động của mình đạt được những phẩm chất tâm lý xã hội cơ bản như: Có ý thức kỷ luật tự giác, hợp tác cao; say mê nghề nghiệp, chuyên môn; sáng tạo, năng động trong công việc; khả năng thích nghi cao.

Người lao động cần có động cơ làm việc tích cực, xem sự phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển của bản thân mình, từ đó đem hết sức lực và trí tuệ ra để hoàn thành công việc.

3.3. Phát triển trình độ chuyên môn và kỹ năng

Trình độ chuyên môn kỹ thuật là kiến thức tổng hợp cần thiết để đảm đương các chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động khác. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực có được thông qua quá trình giáo dục và đào tạo.

Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, doanh nghiệp cần thực hiện các chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn nhằm bồi dưỡng nâng cao và cập nhật kiến thức cho mọi đối tượng nhân viên.

Phát triển trình độ kỹ năng là nội dung căn bản trong phát triển nguồn nhân lực, quyết định hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Bởi lẽ, cho dù đạt được một trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhưng thiếu kỹ năng và sự lành nghề cần thiết, người lao động không thể hoàn thành một cách có hiệu quả quá trình lao động sản xuất của mình trong thực tiễn.

Ngày nay, khi cuộc cách mạng công nghiệp phát triển như vũ bão trên thế giới, yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực cũng cao hơn bao giờ hết. Nguồn nhân lực Việt Nam tuy không thiếu, nhưng đang ở giai đoạn quá độ chuyển đổi từ nguồn nhân lực giá rẻ sang nguồn chất lượng tay nghề cao.

Việc phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là điều không thể không bàn trước. Người lao động cần tự trang bị thêm các kỹ năng xã hội cần cho sự hội nhập như linh hoạt, tư duy phản biện, tính chuyên nghiệp và hiệu suất cá nhân để từng bước hội nhập với thị trường lao động thế giới.