Chính sách ngoại giao văn hóa của nhật bản xxi

Các nỗ lực quyền lực mềm của Nhật Bản nhằm thúc đẩy tình trạng ổn định đang được biết đến trên khắp khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm cả vai trò trung tâm của Tokyo trong các diễn đàn và ngoại giao quốc phòng khu vực. Tình hình căng thẳng gia tăng đã làm nổi bật tầm quan trọng của những nỗ lực này trong việc duy trì các tuyến đường giao thông liên lạc.

Sách trắng quốc phòng mới của chính phủ Nhật Bản gọi tên Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) là “thách thức mang tính chiến lược lớn nhất”, lên án cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina là “vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế” và coi Bắc Triều Tiên là “mối đe dọa sắp xảy ra”.

Sách trắng cũng tái khẳng định cam kết của Tokyo đối với “nền ngoại giao tích cực” và vai trò tích cực hơn trong an ninh Đông Á, cũng như nêu bật hợp tác quốc phòng với các đối tác như Hàn Quốc. Những ưu tiên này là kết quả của các cuộc thảo luận giữa lãnh đạo các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ trong hội nghị thượng đỉnh gần đây của ba quốc gia tại Trại David của Tổng thống Hoa Kỳ.

Nền ngoại giao quốc phòng của Nhật Bản bao gồm các cuộc đàm phán ở nhiều cấp độ khác nhau với Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng kéo dài do các hành vi quyết đoán quân sự và kinh tế của Bắc Kinh trong khu vực, cũng như áp lực của Trung Quốc đối với Đài Loan tự trị, nơi Trung Quốc đe dọa sẽ sáp nhập làm lãnh thổ của mình, hãng Kyodo News của Nhật Bản đưa tin.

Theo các nhà phân tích, việc Tokyo tham gia vào các diễn đàn và cuộc họp do Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations – ASEAN) tổ chức mang ý nghĩa quan trọng. Các diễn dàn này là nơi các quốc gia đàm phán không chính thức và chính thức về quan hệ quốc tế, quốc phòng và viện trợ.

Ví dụ, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ASEAN Defence Ministers’ Meeting-Plus – ADMM-Plus) có sự tham gia của các nhà lãnh đạo quốc phòng của 10 quốc gia thành viên ASEAN cũng như các quốc gia khác bao gồm Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ. 14 cuộc họp nhóm công tác ADMM mở rộng vào năm 2023 thảo luận các chủ đề như y học quân sự và các hoạt động gìn giữ hòa bình.

Trong khi đó, Diễn đàn khu vực ASEAN (ASEAN Regional Forum – ARF) đã nhóm họp gần đây nhất tại Jakarta, Indonesia vào giữa tháng 7 năm 2023.

Sarah Teo, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, phát biểu với Diễn đàn: “Các diễn đàn như ARF và ADMM mở rộng giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối thoại và hợp tác thực tế giữa các quốc gia trong khu vực”.

Theo ông Stephen Nagy, giáo sư chính trị và nghiên cứu quốc tế tại Đại học Cơ đốc Quốc tế Tokyo, mặc dù các diễn đàn như vậy có bản chất không ràng buộc, dựa trên sự đồng thuận, có thể dẫn đến động thái cụ thể và khiến các diễn đàn dễ bị rạn nứt bởi các quốc gia không sẵn lòng, nhưng chúng cũng cho phép các bên tham gia xây dựng mối quan hệ và thúc đẩy sự trao đổi thông tin.

“Nhật Bản có thể nêu rõ và chia sẻ tầm nhìn của mình đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thông qua các diễn đàn này”, ông Nagy nói với DIỄN ĐÀN. “Nhật Bản cũng mang đến các công thức sáng tạo để xây dựng sự ổn định trong khu vực, chẳng hạn như tập trung vào việc hợp tác cơ sở hạ tầng và kết nối, cũng như phát triển kinh tế và thương mại thông qua các hiệp định thương mại”.

Cuộc họp ARF gần đây với sự tham gia của các đại diện từ hơn 20 quốc gia và khu vực là minh chứng cho cách tiếp cận đó. Trong bối cảnh Bắc Triều Tiên gia tăng các vụ phóng tên lửa đạn đạo, vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, bao gồm các vụ phóng thử trên quỹ đạo hướng tới và đi qua Nhật Bản, diễn đàn ARF đã đưa ra tuyên bố, cho rằng những diễn biến này là đáng lo ngại và kêu gọi tất cả các bên tiếp tục đối thoại.

“Nhật Bản coi ARF là con đường quan trọng để đối thoại và xây dựng lòng tin với các bên liên quan trong khu vực, đặc biệt là Bắc Triều Tiên, quốc gia mà Nhật Bản không có quan hệ ngoại giao trực tiếp”, Ippeita Nishida, thành viên cao cấp của chương trình nghiên cứu an ninh tại Quỹ Hòa bình Sasakawa, nói với DIỄN ĐÀN.

Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2213/2011/QĐ-XHNV-SĐH ngày 21/11/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Lê Dạ Hương

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 17/01/1988

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2213/2011/QĐ-XHNV-SĐH ngày 21/11/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi tên đề tài luận án tiến sĩ (văn bản 3122/QĐ-XHNV năm 2017), gia hạn thời gian học tập (văn bản gia hạn số 76/QĐ-XHNV và 167/ QĐ-XHNV năm 2016) của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

7. Tên đề tài luận án: Ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam Á giai đoạn 1977 – 2016

8. Chuyên ngành: Đông Nam Á học Mã số: 62.31.50.10

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Khắc Nam, TS. Phạm Thị Thu Giang

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án đã trình bày những cơ sở lý thuyết của ngoại giao văn hóa Nhật Bản nói chung, những nhân tố bên trong và bên ngoài tác động tới ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam Á nói riêng.

- Luận án đã tổng hợp quá trình hình thành và phát triển, các hình thức, tổ chức, kinh phí, mục tiêu và nội dung chính của chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản.

- Luận án đã trình bày mục tiêu và nội dung triển khai chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam Á qua hai giai đoạn lớn 1977 – 2001 và 2001 – 2016, từ đó rút ra những đặc điểm của hai giai đoạn, so sánh hai giai đoạn để thấy được sự chuyển biến trong chính sách, đánh giá những ưu – nhược điểm của ngoại giao văn hóa Nhật Bản tại Đông Nam Á.

- Luận án tổng hợp các kết quả điều tra dư luận xã hội các nước Đông Nam Á, từ đó đánh giá được tiếp nhận từ phía người dân Đông Nam Á đối với ngoại giao văn hóa Nhật Bản.

- Từ tình hình chính trị thế giới, mục tiêu của chính phủ Nhật Bản và nhu cầu của người dân Đông Nam Á, luận án suy luận về triển vọng của ngoại giao văn hóa Nhật Bản tại khu vực này trong tương lai.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận án là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những người nghiên cứu, giảng dạy, học tập và quan tâm đến ngoại giao văn hóa Nhật Bản tại Đông Nam Á.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Phạm Lê Dạ Hương (2014), “Ngoại giao văn hóa Nhật Bản - Tiếp cận từ góc độ lịch sử”, Kỷ yếu Hội thảo nghiên cứu khoa học dành cho các cán bộ trẻ, NCS và học viên cao học trường ĐHKHXH&NV, tr.592-608.

- Pham Quang Minh - Pham Le Da Huong (2014), “Vietnam-Japan Relations in the New Context of Regionaland World Politics”, Kyoto Sangyo University, tr.81-87.

- Phạm Lê Dạ Hương (2016), “Sự hình thành chính sách giao lưu văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam Á: Từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đến sự ra đời của chủ nghĩa Fukuda 1977”, Kỷ yếu Hội thảo nghiên cứu khoa học dành cho các cán bộ trẻ, NCS và học viên cao học trường ĐHKHXH&NV, tr.124-133.

- Phạm Lê Dạ Hương (2017), “Thực trạng hoạt động ngoại giao văn hóa của Nhật Bản tại Đông Nam Á giai đoạn 2013 – 2016”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 3 (2b), tr. 244-251.

- Phạm Lê Dạ Hương (2018), “Ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam Á cuối thập niên 80 của thế kỷ XX”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (1-214), tr. 61-68.

Chủ đề