Chích ngừa bệnh dại bao nhiêu tiền năm 2024

Bệnh dại gây ra bởi một loại vi-rút, lây truyền từ các loại động vật sang người. Vi-rút dại chủ yếu được lây truyền từ nước bọt của các loài động vật bị dại sang người qua vết cắn hoặc qua vết trầy xước trên cơ thể con người. Nơi bị cắn càng gần thần kinh trung ương thì nạn nhân càng phát bệnh nhanh. 96% các trường hợp gây bệnh dại ở người tại Đông Nam Á là do chó cắn..

Xem thêm: Phải làm gì nếu bị chó cắn?

Chích ngừa bệnh dại bao nhiêu tiền năm 2024

3 loại vắc-xin phòng dại tại BVĐK Hồng Hưng

Phòng Tiêm chủng, BVĐK Hồng Hưng tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ Tiêm chủng: An toàn – Chất lượng – Tiết kiệm cho Quý bà con tỉnh nhà. Hiện tại, để giúp bà con phòng ngừa bệnh dại, phòng Tiêm chủng, BVĐK Hồng Hưng cung cấp 3 loại vắc-xin

1. Vắc-xin phòng dại – INDIRAB (Ấn Độ) – Giá: 249.000đ/mũi tiêm

  • Giá: 249.000 đ/mũi tiêm
  • Giá đặt giữ: 286.000 đ/mũi tiêm (Đã bao gồm phí lưu giữ 15%)

Chích ngừa bệnh dại bao nhiêu tiền năm 2024

Chỉ định: dự phòng trước phơi nhiễm và điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm cho người ở tất cả mọi lứa tuổi.

Đường tiêm: tiêm bắp (IM): người lớn tiêm ở vùng cơ Delta cánh tay, trẻ em tiêm ở mặt trước bên đùi. Không tiêm vào vùng mông.

Liều dùng: 0,5 mL vắc-xin đã hoàn nguyên

Lịch tiêm chủng:

  • Tiêm dự phòng hay tiêm trước phơi nhiễm:

– Lịch tiêm cơ bản: Tiêm bắp 3 liều (0,5mL/ liều) vào ngày 0, ngày 7 và ngày 28.

– Lịch tiêm nhắc lại: 1 năm sau.

– Các mũi tiêm nhắc sau đó: cách 5 năm.

  • Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm:

– Người chưa tiêm dự phòng: Người lớn và trẻ em dùng cùng 1 liều: Tiêm bắp 5 liều (0,5mL/ liều) vào ngày 0, ngày 3, ngày 7, ngày 14, ngày 28

– Người đã tiêm dự phòng trong vòng 5 năm: 2 liều tiêm bắp vào ngày 0 và ngày 3.

Tác dụng không mong muốn:

Các tác dụng phụ nhẹ tại chỗ tiêm và toàn thân như: đau tại chỗ tiêm, ngứa, sốt, chống mặt, đau đầu, đau khớp, đau cơ, các rối loạn dạ dày, ruột non (nôn, đau bụng)…

Hiếm gặp là các phản ứng sốc phản vệ, mày đay

Chống chỉ định:

Trường hợp trước phơi nhiễm:

+ Sốt nhiễm trùng nặng, bệnh cấp tính, đợt tiến triển của bệnh mạn tính.

+ Mẫn cảm với bất kì thành phần nào của vắc-xin.

Trường hợp sau phơi nhiễm:

Bệnh dại là bệnh rất nguy hiểm, do vậy không có chống chỉ định nào trong trường hợp điều trị sau phơi nhiễm.

Các lưu ý:

  • Không sử dụng đồng thời các thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid vì những thuốc này có thể cản trở quá trình sinh kháng thể bảo vệ.
  • Trì hoãn việc bắt đầu điều trị sau phơi nhiễm, điều trị không triệt để hay không thường xuyên có thể làm cho việc bảo vệ bị thất bại.

2. Vắc-xin phòng dại – ABHAYRAB (Ấn Độ) – Giá: 249.000đ/mũi tiêm

  • Giá: 249.000 đ/mũi tiêm
  • Giá đặt giữ: 286.000 đ/mũi tiêm (Đã bao gồm phí lưu giữ 15%)

Chích ngừa bệnh dại bao nhiêu tiền năm 2024

Chỉ định:

  • Tạo miễn dịch chủ động chống lại vi-rút dại để dự phòng và điều trị sau khi phơi nhiễm cho người ở tất cả các lứa tuổi (sau khi tiếp xúc với con vật bị dại hoặc nghi ngờ dại).
  • Để tạo miễn dịch dự phòng của những nhóm đối tượng có nguy cơ cao như bác sỹ thú y, nhân viên y tế, nhân viên làm việc trong rừng hoặc sở thú, thợ săn, nhân viên phòng thí nghiệm có tiếp xúc với nguyên liệu có nghi ngờ mang vi-rút dại, người có vật nuôi trong nhà.

Đường tiêm:

  • Tiêm bắp (IM): người lớn tiêm ở vùng cơ Delta cánh tay, trẻ em tiêm ở mặt trước bên đùi.
  • Trong một số trường hợp có thể áp dụng Tiêm trong da (ID), tiêm ở cẳng tay hoặc cánh tay.

Liều dùng:

  • Một liều tiêm bắp (IM) là 0,5mL vắc xin đã hoàn nguyên.
  • Một liều tiêm trong da (ID) là 0,1mL vắc xin đã hoàn nguyên, nghĩa là bằng 1/5 liều tiêm bắp.
  • Phác đồ tiêm vắc-xin phòng dại nên được áp dụng theo tình huống tiêm vắc-xin và tình trạng miễn dịch đối với bệnh dại của người tiêm.

Lịch tiêm chủng:

Phác đồ tiêm vắc-xin phòng dại trước khi phơi nhiễm (chưa bị cắn)

  • Tiêm ngừa cơ bản: Tiêm bắp 3 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày N0, N7 và N21 hoặc N28.

Tiêm ở bắp, phác đồ tiêm phòng dại khi đã xác định có phơi nhiễm (đã bị cắn)

  • Người chưa tiêm dự phòng: Tiêm 5 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III, cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại và vắc-xin dại.
  • Người đã tiêm dự phòng trước hoặc sau phơi nhiễm ít nhất 3 mũi vắc-xin dại nuôi cấy trên tế bào: Tiêm 2 mũi vào ngày N0 và N3.

Tiêm trong da, phác đồ tiêm phòng dại, liều 0.1ml vắc-xin hoàn nguyên như sau

  • Người chưa tiêm dự phòng: Tiêm 4 lần x 2 mũi/1 lần: tiêm ở vị trí hai bên chi khác nhau, mỗi bên liều lượng 0.1ml, vào các ngày N0, N3, N7 và N28.
  • Người đã tiêm dự phòng trước hoặc sau phơi nhiễm ít nhất 3 mũi vắc-xin dại nuôi cấy trên tế bào: Tiêm 0.1ml/1 mũi vào các ngày N0 và N3.
  • Kỹ thuật tiêm trong da phải được thực hiện đúng, tránh tiêm dưới da.
  • Phải dùng bơm kim tiêm riêng để tránh lây nhiễm.

Tác dụng không mong muốn:

Abhayrab là vắc-xin dại tế bào vero tinh chế nên rất an toàn. Các tác dụng phụ nhẹ tại chỗ tiêm và toàn thân như: đau tại chỗ tiêm, ngứa, sốt, chóng mặt đau đầu… nói chung ít gặp. Hiếm hơn nữa là các phản ứng sốc phản vệ, mày đay.

Chống chỉ định:

  • Không tiêm bắp ở người có rối loạn chảy máu như hemophili hoặc giảm tiểu cầu.
  • Trường hợp trước phơi nhiễm: Hoãn tiêm khi khách hàng có sốt nhiễm trùng nặng, bệnh cấp tính, đợt tiến triển của bệnh mạn tính; mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin.
  • Trường hợp sau phơi nhiễm: Bệnh dại là bệnh rất nguy hiểm, do vậy không có chống chỉ định nào trong trường hợp điều trị sau phơi nhiễm.

Các lưu ý:

  • Không sử dụng đồng thời các thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid vì những thuốc này có thể cản trở quá trình sinh kháng thể bảo vệ.
  • Trong trường hợp vết cắn rất nặng và tại vị trí vết thương, gần đầu, nên thấm tại chỗ vết thương bằng globulin miễn dịch kháng vi-rút dại.
  • Trì hoãn việc bắt đầu điều trị sau phơi nhiễm, điều trị không triệt để hay không đủ phác đồ có thể làm cho việc bảo vệ bị thất bại.
  • Phụ nữ có thai: Hiện chưa có các bằng chứng liệu Abhayrab có gây ra quái thai hay không hoặc ảnh hưởng trên khả năng sinh sản. Vì vậy chỉ dùng trên phụ nữ có thai khi rõ ràng cần thiết
  • Phụ nữ cho con bú: bệnh dại là bệnh chết người vì vậy không có hạn chế nào trên phụ nữ cho con bú
  • Sử dụng ở trẻ em: bệnh dại là bệnh chết người, không có giới hạn tuổi tác và sử dụng cho trẻ em ở mọi lứa tuổi.

3. Vắc-xin VERORAB (Pháp) – Giá: 294.000đ/mũi tiêm

  • Giá: 294.000 đ/mũi tiêm
  • Giá đặt giữ: 338.000 đ/mũi tiêm (Đã bao gồm phí lưu giữ 15%)

Chích ngừa bệnh dại bao nhiêu tiền năm 2024

Chỉ định:

Trước phơi nhiễm:

  • Verorab được chỉ định dự phòng bệnh dại cho các đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm cao như nhân viên làm việc tại các phòng thí nghiệm chẩn đoán, nghiên cứu và sản xuất huyết thanh dại. Những đối tượng này nên làm huyết thanh chẩn đoán sau mỗi 6 tháng. Nếu nồng độ kháng thể dưới 0.5 UI/ml thì phải tiêm nhắc lại.
  • Những đối tượng sau nên tiêm phòng dại vì có nguy cơ nhiễm vi-rút dại: Bác sĩ thú y, người canh giữ và chăm sóc thú, thợ săn, nhân viên kiểm lâm, người làm ở lò mổ, người nghiên cứu về hang động, người làm nghề nhồi bông thú.
  • Người đi du lịch hoặc di chuyển đến vùng có dịch bệnh trên súc vật.

Sau phơi nhiễm:

  • Ngay khi xác định hoặc có nghi ngờ phơi nhiễm nên tiến hành tiêm vắc-xin ngay lập tức để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh dại. Việc tiêm vắc-xin dại phải được thực hiện tại Trung tâm điều trị bệnh dại. Việc điều trị phải dựa trên tình trạng con vật và loại vết thương.

Đường tiêm & Liều dùng:

  • Tiêm bắp: với liều 0.5ml vắc-xin đã hoàn nguyên, ở người lớn vào vùng cơ Delta ở cánh tay, trẻ nhỏ tiêm ở mặt trước – bên đùi.
  • Tiêm trong da: với liều 0.1ml vắc-xin đã hoàn nguyên (bằng 1/5 liều tiêm bắp)

Lịch tiêm chủng:

Tiêm dự phòng hay tiêm trước phơi nhiễm:

  • Tiêm ngừa cơ bản: tiêm bắp 3 liều (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 7 và 28
  • Tiêm nhắc lại: sau 1 năm. Sau đó cứ 5 năm tiêm lại một lần.

Tiêm vắc-xin dự phòng bệnh dại khi xác định có phơi nhiễm:

  • Phải sơ cứu và rửa sạch vết thương với thật nhiều nước và xà phòng. Sau đó rửa lại thật kỹ bằng nước sạch. Tiếp tục rửa vết thương bằng cồn Iod. Đưa Bệnh nhân tới Trung tâm điều trị bệnh dại.

Phác đồ tiêm bắp như sau:

  • Người chưa tiêm dự phòng: tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.
  • Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: tiêm 02 liều vào ngày 0 và 3.
  • Người đã tiêm dự phòng không đều hay quá 5 năm: tiêm 05 mũi vào các ngày 0,3,7,14,28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin.

Phác đồ tiêm trong da: với liều 0.1ml vắc-xin hoàn nguyên.

  • Người chưa tiêm dự phòng: tuân thủ phác đồ “2-2-2-0-1-1”
  • Hai mũi tiêm trong da vào 2 vị trí khác nhau vào các ngày 0,3,7.
  • Một mũi tiêm trong da tại một vị trí vào các ngày 28 (hoặc 30) và ngày 90.
  • Người đã tiêm dự phòng: tiêm khẩn cấp 0.1ml vào các ngày 0 và 3.
  • Kỹ thuật tiêm trong da phải được thực hiện đúng, tránh tiêm dưới da.
  • Phải dùng bơm kim tiêm riêng để tránh lây nhiễm.

Tác dụng không mong muốn:

  • Phản ứng tại chỗ tiêm: sưng, đau, đỏ da.
  • Phản ứng toàn thân: mệt mỏi, đau đầu, có thể sốt, run rẩy, ngất. Có thể đau nhức xương khớp, đau cơ; rối loạn dạ dày, ruột.
  • Hiếm gặp sốc phản vệ.

Chống chỉ định:

Không được tiêm trong da ở những trường hợp sau: đang điều trị dài ngày bằng các thuốc ức chế miễn dịch (bao gồm cả corticoid), và thuốc Chloroquin; người bị khiếm khuyết miễn dịch; trẻ em hoặc người có vết cắn nặng phần đầu, cổ, hay đến khám trễ sau khi bị vết thương.

Các lưu ý:

  • Người dị ứng với neomycin. Không tiêm cùng vị trí hay chung bơm tiêm vắc-xin và immunoglobulin.
  • Không được tiêm vắc-xin vào trong lòng mạch.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú: nếu tiêm dự phòng trước phơi nhiễm thì nên trì hoãn lịch tiêm. Nếu tiêm dự phòng sau phơi nhiễm thì đối tượng này không thuộc chống chỉ định vì bệnh dại có tiến triển nguy hiểm.

Để được tư vấn chi tiết, giải đáp thắc mắc liên quan khi sử dụng dịch vụ tiêm chủng tại BVĐK Hồng Hưng, Quý bà con vui lòng liên hệ SĐT Tư vấn tiêm chủng: 0947.670.011 (hoạt động giờ Hành chính)

Xem thêm:

  • Bảng giá VẮC XIN tại BVĐK Hồng Hưng
  • Tổng hợp tất cả các gói vắc xin tại BVĐK Hồng Hưng
  • Dịch vụ Mua đặt giữ vắc xin & Mua gói vắc xin theo nhu cầu

BVĐK Hồng Hưng hân hạnh được phục vụ!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG HƯNG

Phòng khám số 46, Khu khám Tiêm chủng – Dinh dưỡng, tầng 1, Khu B (bên trong khu khám ngoại trú)

Thời gian hoạt động: Từ thứ hai đến Chủ nhật hàng tuần, buổi sáng 7h00 – 12h00, buổi chiều 13h00 – 16h00

Tiêm ngừa dại giá bao nhiêu tiền?

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Chích ngừa chó cắn bao nhiêu tiền 2024?

BẢNG GIÁ VẮC XIN (Áp dụng từ 01/03/2024).

Sau khi bị mèo cắn bao lâu thì chích ngừa?

Ngay cả với vết cào xước do mèo cũng vẫn cần được tiêm phòng. Thời điểm tiêm vắc xin phòng dại tốt nhất là trong 24 - 48 giờ đầu sau khi bị mèo cắn. Không nên để lâu vì càng lâu thì hiệu quả của vắc xin càng giảm, sau 7 ngày bị mèo cắn mới tiêm thì việc tiêm gần như là không có tác dụng.

Bị chó dại cắn bao lâu thì chết?

Dại là căn bệnh vô cùng nguy hiểm khi phát bệnh, 100% cả người bị cắn và vật cắn đều tử vong. Thời gian ủ bệnh dại từ vài ngày đến vài tháng, thậm chí hàng năm, trong khi thời gian phát bệnh cho đến khi tử vong chỉ thay đổi từ 2 - 10 ngày.