Chích lẹo bao lâu thì khỏi

Hỏi

Chào bác sĩ! Con bị lẹo mắt bên trái, con có đi khám và uống thuốc cũng cỡ một tháng rồi mà không hết. Vậy bác sĩ cho con hỏi uống thuốc điều trị lẹo mắt một tháng vẫn không khỏi phải làm sao? Rất mong bác sĩ tư vấn, cảm ơn bác sĩ!

Câu hỏi ẩn danh

Trả lời

Chào con, bác sĩ xin được giải đáp câu hỏi: “Uống thuốc điều trị lẹo mắt một tháng vẫn không khỏi phải làm sao?” như sau:

Nếu dùng thuốc mà không đỡ thì có thể chích lẹo để nạo sạch phần mủ nhầy còn lại ra nhé. Con có thể đến cơ sở y tế gần nhất hoặc Bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn kỹ hơn. Trân trọng!

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thái Hưng - Bác sĩ Mắt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Chắp mắt là một vấn đề khá phổ biến gây ảnh hưởng đến mí mắt do tuyến nhờn bị bít tắc. Tình trạng này thường dễ bị nhầm lẫn với lẹo mắt – tình trạng viêm cấp tính do tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến bờ mi gây sưng đau.

Vậy chắp mắt là gì? Bị chắp mắt bao lâu thì khỏi? Tình trạng này có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này.

Tìm hiểu chung

Chắp mắt là gì?

Một người bị chắp mắt là khi bị nổi cục ở mí mắt trên. Ban đầu, kích thước cục này thường nhỏ, hơi sưng đỏ và mềm. Sau đó vài ngày, nó sẽ trở nên cứng hơn nhưng không gây đau.

Khác với mụt lẹo thường xuất hiện ở mép mí mắt và gây sưng đau, chắp thường nằm xa mép mí và không gây đau đớn. Mặc dù vậy, đôi khi chắp vẫn bắt đầu bằng việc nổi cục trong mí mắt trên giống như mụt lẹo. Do đó, cách chữa chắp mắt thường tương tự như trị mụt lẹo.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng khi bị chắp mắt

Thông thường, tình trạng bị chắp mắt sẽ dẫn đến một số biểu hiện như:

  • Sưng nhưng không đau ở mí mắt, tiến triển chậm trong tuần đầu tiên
  • Sưng lớp màng bao phủ bề mặt mắt và mặt trong mí mắt (kết mạc)
  • Cộm mắt, khó chịu ở mắt
  • Chắp có thể xuất hiện ở bên ngoài hoặc bên trong mí mắt (lật mí mắt lên sẽ nhìn thấy)
  • Nhìn mờ hoặc hình ảnh khi nhìn bị méo mó
  • Xuất hiện vùng màu đỏ hoặc xám bên trong mí mắt

Đây là tình trạng nổi cục ở mí mắt trên, ít khi xảy ra ở mí mắt dưới. Người lớn thường gặp phải tình trạng này hơn so với trẻ em, thường xảy ra trong độ tuổi 30–50.

Nguyên nhân

Nguyên nhân bị chắp mắt là gì?

Mắt bị chắp chủ yếu do ống tuyến nhờn của mi mắt bị tắc nghẽn. Tình trạng này thường xảy ra ở những người bị viêm bờ mi hay có bệnh da liễu như chàm (eczema). Dịch nhờn (meibum) trong tuyến nhờn ở bờ mi của những người có các vấn đề sức khỏe trên thường đặc hơn, khiến tuyến này dễ bị tắc.

Bất kỳ ai cũng đều có khả năng gặp phải tình trạng này nhưng nguy cơ sẽ tăng lên với những người:

Chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán tình trạng chắp mắt như thế nào?

Bác sĩ có thể dễ dàng đưa ra chẩn đoán cho tình trạng này nhờ vào quan sát mí mắt. Họ cũng sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về thời gian xuất hiện các triệu chứng, cảm giác đau để phân biệt với các vấn đề khác.

Những cách chữa chắp mắt hiệu quả

Chắp mắt có tự khỏi không? Hầu hết các chắp nhỏ đều có khả năng tự hết sau 2 – 8 tuần. Nhiều người cũng thắc mắc rằng bị chắp mắt bao lâu thì khỏi và làm sao để thúc đẩy quá trình bệnh nhanh lành hơn. Bạn có thể thực hiện các cách chăm sóc tại nhà sau đây:

  • Chườm khăn ấm lên mí mắt. Nhiệt độ ấm nóng từ khăn sẽ giúp tuyến nhờn nở ra, bớt tắc nghẽn và dịch có thoát ra ngoài. Bạn nên chườm từ 10–15 phút mỗi lần và làm 3–5 lần/ ngày. Sau khi chườm, bạn giặt nhẹ khăn trong nước ấm rồi vắt khô, tiếp tục đắp lên mí mắt. Đừng quên thường xuyên vệ sinh mí mắt, dùng khăn lau sạch mí mắt thật nhẹ nhàng.
  • Không gãi, nặn hay ấn vào mắt.
  • Không gãi hay dụi mắt khi chưa rửa sạch tay.
  • Không trang điểm mắt hoặc đeo kính áp tròng cho đến khi tình trạng này hết hẳn.

Khi nốt chắp quá lớn hoặc không tự hết sau 2–8 tuần tự chăm sóc tại nhà, bạn nên đến gặp bác sẽ để điều trị. Trường hợp đó, bác sĩ có thể:

  • Rạch một đường ở mí mắt để giúp cho dịch thoát ra ngoài. Bạn sẽ được gây tê cục bộ khi thực hiện quá trình mổ chắp mắt.
  • Tiêm steroid để giảm sưng.

Bạn không cần phải dùng thuốc mỡ, thuốc nhỏ mắt có kháng sinh vì tình trạng này không liên quan đến nhiễm khuẩn.

Hầu hết trường hợp không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Rất hiếm khi các cục u này bị nhiễm trùng, nếu có, nhiễm trùng có thể lây lan đến toàn bộ mí mắt và các mô xung quanh mắt. Lúc ấy, mí mắt thường sưng to và đỏ. Bạn có thể không mở được mắt, cảm thấy đau nhức mắt dữ dội và bị sốt.

Biến chứng này được gọi với tên y khoa là viêm mô tế bào hốc mắt (orbital cellulitis). Nếu nhận thấy có các dấu hiệu trên, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Việc điều trị viêm này sẽ cần đến thuốc kháng sinh, thường được tiêm hoặc truyền vào tĩnh mạch.

Phòng ngừa

Các cách giúp phòng ngừa bị chắp mắt

Cách hiệu quả và đơn giản nhất để ngăn ngừa chắp xuất hiện là tập thói quen giữ vệ sinh mắt thật tốt. Bạn nên:

  • Rửa tay đúng cách, thường xuyên, nhất là trước khi chạm lên mặt, mắt.
  • Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi đeo kính áp tròng. Làm sạch kính áp tròng với dung dịch khử trùng và dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Khi kính áp tròng hết thời hạn sử dụng, bạn không nên cố tiếp tục đeo vì có thể gây ra nhiều vấn đề cho mắt.
  • Rửa mặt sạch để loại bỏ bụi bẩn cũng như lớp trang điểm (nếu có) trước khi đi ngủ.
  • Không sử dụng các sản phẩm trang điểm cho mắt đã hết hạn sử dụng, chẳng hạn như mascara, phấn mắt. Lưu ý, bạn không nên chia sẻ hoặc sử dụng chung đồ trang điểm với người khác.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Lẹo mắt là một vết sưng đỏ hình thành trên mép mí mắt. Mụn lẹo này gây đau và khó chịu, rất hay gặp phải. Vì vậy, lẹo mắt có tự khỏi không và làm gì để nhanh khỏi là thắc mắc của nhiều người. Bạn hoàn toàn có thể tự điều trị lẹo mắt ngay tại nhà bằng những biện pháp đơn giản. Tuy nhiên, một số trường hợp nghiêm trọng cần phải được bác sĩ thăm khám và điều trị.

Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp cho vấn đề bị lẹo mắt có tự khỏi không, bao lâu thì khỏi và bạn nên làm gì để nhanh thoát khỏi tình trạng khó chịu này qua bài viết ngay sau đây.

Lẹo mắt có tự khỏi không?

Lẹo mắt thường trông giống như một mụn trứng cá. Đây là tình trạng kích ứng xảy ra khi một tuyến dầu nhỏ gần lông mi bị tắc nghẽn và nhiễm trùng. Mụn lẹo ở mắt có thể gây khó chịu nhưng không quá nghiêm trọng và đặc biệt khá phổ biến ở trẻ em.

Vậy, lẹo mắt có tự khỏi không?

Chúng thường tự khỏi nhưng đôi khi phải cần tới bác sĩ để điều trị.

Với những biện pháp chăm sóc tại nhà, phần lớn lẹo mắt khỏi sau khoảng 7-10 ngày, cũng có khi kéo dài tới hai tuần. Nếu mụn lẹo không thể tự khỏi, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh giải quyết mụn lẹo, bác sĩ cũng sẽ điều trị nguyên nhân gây lẹo mắt (nếu có) hoặc các vấn đề làm cho lẹo trở nên tồi tệ hơn.

Ở nhà, bạn nên làm gì để lẹo mắt nhanh khỏi?

Sau khi tìm hiểu lẹo mắt có tự khỏi không thì bạn cũng nên biết thêm một vài mẹo nhỏ để giúp bệnh nhanh khỏi. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và giảm sưng đau nhanh chóng. Bạn có thể trị lẹo mắt ngay tại nhà bằng những mẹo sau đây:

  • Chườm ấm lên mắt bằng khăn sạch trong khoảng từ 5-10 phút và thực hiện 3-4 lần mỗi ngày. Đừng chườm quá nóng bởi có thể làm bỏng mí mắt.
  • Vệ sinh vùng da xung quanh mắt hàng ngày để giảm vi khuẩn lây lan và ngăn ngừa kích ứng.
  • Tránh chạm và dụi tay vào mắt, tuyệt đối không bóp hay nặn bất kỳ mụt lẹo nào gần mắt bởi vi khuẩn có thể lây lan từ tay sang mắt khiến mụt lẹo lâu lành.
  • Tránh trang điểm lên vùng mắt và không đeo kính áp tròng khi vết lẹo đang lành bởi có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc không kê đơn, thuốc nhỏ mắt hoặc bất kỳ thuốc bôi nào để trị lẹo mắt mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Lẹo mắt có tự khỏi không thì nhiều trường hợp có thể tự khỏi được. Tuy nhiên, nếu sau 48 giờ tự chăm sóc mà cơn đau và sưng không thuyên giảm, thì đã đến lúc bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám. Ngoài ra, nếu mụn lẹo không biến mất sau 10 đến 14 ngày, hãy quay lại hỏi ý kiến bác sĩ.

Bạn cũng nên đến bệnh viện để thăm khám sớm nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Mí mắt bị sưng, mắt phải nhắm lại
  • Cảm giác đau không thuyên giảm khi điều trị tại nhà
  • Cảm giác đau hoặc sưng nhiều hơn sau 2 đến 3 ngày đầu tiên
  • Mí mắt có cảm giác nóng
  • Vết lẹo chảy mủ hoặc có máu
  • Mí mắt xuất hiện mụn nước và bị phồng rộp
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Tầm nhìn bị suy giảm
  • Lẹo mắt bị tái phát.

Các phương pháp trị lẹo mắt thường được bác sĩ thực hiện bao gồm:

  • Rạch một đường nhỏ để dẫn lưu lẹo mắt dưới hình thức gây tê cục bộ.
  • Kê thuốc mỡ kháng sinh để bôi lên mí mắt hoặc thuốc nhỏ mắt kháng sinh. Đôi khi, thuốc kháng sinh đường uống được kê đơn trong trường hợp vùng da xung quanh mắt bị nhiễm trùng hoặc sau khi rạch để tiêu lẹo.
  • Tiêm steroid vào lẹo mắt để giảm sưng mí mắt.

Phòng ngừa lẹo mắt tái phát

Dù lẹo mắt có tự khỏi không thì vẫn cần bạn chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa lẹo mắt, vì tình trạng này rất dễ tái phát bằng những cách sau đây:

  • Vệ sinh da mặt và vùng da xung quanh mắt hàng ngày.
  • Rửa tay trước khi chạm vào mắt và giặt vỏ gối thường xuyên để giúp ngăn ngừa vi khuẩn lây lan.
  • Tẩy sạch lớp trang điểm và bụi bẩn hàng ngày trước khi đi ngủ.
  • Không dùng chung đồ trang điểm với người khác và nên thay đồ trang điểm định kỳ 2-3 tháng/lần.
  • Nếu bạn đeo kính áp tròng, hãy rửa tay trước khi đeo hoặc lấy kính ra.
  • Làm sạch kính áp tròng bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
  • Đeo kính để bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn và môi trường ô nhiễm xung quanh.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc lẹo mắt có tự khỏi không. Mặc dù mụt lẹo có thể gây đau đớn, nhưng hầu hết tình trạng này có thể tự khỏi. Lẹo mắt thường dễ dàng điều trị tại nhà bằng cách vệ sinh mắt tốt.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ đề