Chỉ số bạch cầu trong nước tiểu khi mang thai

Trong thời gian mang thai bà bầu thường được làm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ& bé, trong trường hợp bất thường thì các bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp kịp thời.

Vì sao bà bầu cần xét nghiệm nước tiểu?

Trong thời gian mang thai, người mẹ không những phải lo giữ gìn sức khỏe của mình mà cần nghĩ tới cả đứa con trong bụng. Để đảm bảo sức khỏe của cả 2 mẹ con, người mẹ cần thực hiện những xét nghiệm theo định kì hoặc theo chỉ định của bác sĩ khi cần thiết, bao gồm cả xét nghiệm máu và nước tiểu.

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm cần thiết và được chỉ định khi mang thai. Xét nghiệm nước tiểu ở tuần thứ 12 của thai kì cũng là cần thiết. Xét nghiệm nước tiểu trước tuần 12 của thai kỳ giúp phát hiện sớm những vấn đề như sau:

Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bà bầu & ý nghĩa của nó

Glucose (Glu)

  • Dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường
  • Bình thường không có hoặc có thể có ở phụ nữ mang thai
  • Chỉ số cho phép: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L
  • là một loại đường có trong máu. Bình thường thì trong nước tiểu sẽ không có hoặc có rất ít glucose. Khi đường huyết trong máu tăng rất cao, chẳng hạn như đái tháo đường không kiểm soát thì đường sẽ thoát ra nước tiểu. Glucose cũng có thể được tìm thấy bên trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc có bệnh.
  • nếu bạn dùng nhiều thức ăn ngọt trước khi xét nghiệm, sự xuất hiện của hàm lượng glucose trong nước tiểu là điều bình thường. Nhưng nếu lượng đường ở lần xét nghiệm thứ hai cao hơn lần đầu, đây là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu có kèm các chứng mệt mỏi, luôn khát nước, sụt cân, bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra lượng đường huyết.
  • => Nếu có dấu hiệu thì nên đi làm Test đánh giá dung nạp glucose để có kết quả chính xác hơn

Leukocytes (LEU ca): tế bào bạch cầu

  • Bình thường âm tính;
  • Chỉ số cho phép: 10-25 Leu/UL.
  • Khi nước tiểu có chứa bạch cầu, thai phụ có thể đang bị nhiễm khuẩn hoặc nấm (có giá trị gợi ý nhiễm trùng tiểu chứ không khằng định được). Trong quá trình chống lại các vi khuẩn xâm nhập, một số hồng cầu đã chết và thái ra đường tiểu. bạn cần xét nghiệm nitrite để xác định vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Nitrate (NIT)

  • Thường dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. – bình thường âm tính.
  • Chỉ số cho phép: 0.05-0.1 mg/dL.
  • Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu tạo ra 1 loại enzyme có thể chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Do đó nếu như tìm thấy nitrite trong nước tiểu có nghĩa là có nhiễm trùng đường niệu. Nếu dương tính là có nhiễm trùng nhất là loại E. Coli.

Urobilinogen (UBG)

  • Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật
  • Bình thường không có
  • Chỉ số cho phép: 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L
  • Đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của bilirubin. Nó cũng được thải ra ngoài cơ thể theo phân. Chỉ có một lượng nhỏ urobilinogen có trong nước tiểu. Urobilinogen có trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh về gan (xơ gan, viêm gan) làm dòng chảy của dịch mật từ túi mật bị nghẽn.

Billirubin (BIL)

  • dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật
  • bình thường không có
  • Chỉ số cho phép: 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L
  • đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của hồng cầu. Nó đi ra khỏi cơ thể qua phân. Billirubin bình thường không có trong nước tiểu. Nếu như billirubin xuất hiện trong nước tiểu nghĩa là gan đang bị tổn thương hoặc dòng chảy của mật từ túi mật bị nghẽn.

Protein (pro): đạm

  • dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hay có nhiễm trùng
  • bình thường không có
  • chỉ số cho phép: trace (vết: không sao); 7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L
  • Nếu xét nghiệm phát hiện trong nước tiểu chứa protein, tình trạng của thai phụ có thể liên quan đến các chứng: thiếu nước, mẫu xét nghiệm chứa dịch nhầy, nhiễm trùng đường tiểu, tăng huyết áp, có vấn đề ở thận… Vào giai đoạn cuối thai kì, nếu lượng protein nhiều trong nước tiểu, thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật, nhiễm độc huyết. Nếu thai phụ phù ở mặt và tay, tăng huyết áp (h140/90mmHg), bạn cần được kiểm tra chứng tiền sản giật ngay. Ngoài ra, nếu chất albumin (một loại protein) được phát hiện trong nước tiểu cũng cảnh báo thai phụ có nguy cơ nhiễm độc thai nghén hoặc mắc chứng tiểu đường.

pH

  • đánh giá độ acid của nước tiểu
  • bình thường: 4,6 – 8
  • dùng để kiểm tra xem nước tiểu có tính chất acid hay bazơ. pH=4 có nghĩa là nước tiểu có tính acid mạnh, pH=7 là trung tính (không phải acid, cũng không phải bazơ) và pH=9 có nghĩa là nước tiểu có tính bazơ mạnh.

Blood (BLD)

  • dấu hiệu cho thấy có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận
  • bình thường không có
  • Chỉ số cho phép: 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL
  • Viêm, bệnh, hoặc tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo có thể làm máu xuất hiện trong nước tiểu

Specific Gravity (SG)

– đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc (do uống quá nhiều nước hay do thiếu nước)

– bình thường: 1.005 – 1.030

Ketone (KET)

  • Dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài.
  • bình thường không có hoặc đôi khi có ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai
  • chỉ số cho phép: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L
  • đây là chất được thải ra ở đường tiểu, cho biết thai phụ và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng tiểu đường. Khi phát hiện lượng kentone, kèm theo các dấu hiện chán ăn, mệt mỏi, thai phụ nên được bác sĩ chỉ định truyền dịch và dùng thuốc. Để giảm hết lượng kentone, thai phụ nên thư giãn, nghỉ ngơi và cố gắng không bỏ bất kỳ bữa ăn nào

ASC (Ascorbic Acid)

  • chất thải trong nước tiểu để đánh giá bệnh về thận
  • chỉ số cho phép: 5-10 mg/dL hoặc 0.28-0.56 mmol/L

Bên trên là 11 chỉ số cơ bản khi làm xét nghiệm nước tiểu ở bà bầu. Trong một số trường hợp kết quả xét nghiệm nước tiểu sẽ được ghi cụ thể: bà bầu bị nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm khuẩn, có đường, …khi đó bác sĩ sẽ có những lời khuyên & cảnh báo trong trường hợp cần thiết.

tu khoa

  • xét nghiệm nước tiểu có phát hiện mang thai
  • xét nghiệm beta hcg âm tính nhưng vẫn có thai
  • ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm nước tiểu

Hàm lượng bạch cầu cao khi mang thai là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu. Khi hàm lượng bạch cầu tăng mẹ bầu hầu như không nhận thấy các dấu hiệu bất thường, chỉ khi đi khám và xét nghiệm mẹ bầu mới có thể biết được. Điều này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Vậy bạch cầu tăng cao nguyên nhân do đâu? Mối nguy hiểm khi bạch cầu tăng cao trong thai kỳ là gì?

1. Bạch cầu là gì?

Bên cạnh tế bào hồng cầu, trong cơ thể chúng ta tồn tại một lượng bạch cầu. Bạch cầu giải thích một cách đơn giản là các tế bào máu trắng. Nếu hồng cầu là tế bào máu có chức năng vận chuyển, cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể, thì bạch cầu là tế bào máu giúp bảo vệ cơ thể con người khỏi mọi tác nhân gây hại. Bạch cầu chính là tấm khiên bảo vệ con người khỏi mọi virus, vi khuẩn.

Khi có yếu tố ngoại lai xuất hiện như vi khuẩn, các tế bào bạch cầu sẽ vỡ ra bao quanh lấy các vi khuẩn. Như khi bạn bị vết thương hở, khi sát trùng vết thường sẽ thấy một lớp chất lỏng màu trắng hoặc vàng nhạt, đó chính là bạch cầu. Đây là cơ chế bảo vệ của cơ thể. Các tế bào bạch cầu được sản xuất và dự trữ ở nhiều nơi trong cơ thể chúng ta như tủy xương, lá lách,…Nước tiểu giúp con người đào thải chất thừa, cặn bã ra ngoài cơ thể. Vì vậy, hầu như trong nước tiểu có rất ít hoặc không có bạch cầu. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy trong nước tiểu của mẹ bầu có hàm lượng bạch cầu cao thì có thể trong cơ thể bạn đã xuất hiện các yếu tố ngoại lai. Mẹ bầu có thể đang bị nhiễm trùng bộ phận nào đó trong cơ thể hoặc gặp vấn đề về sức khỏe.

2. Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng bạch cầu trong nước tiểu

Bạch cầu tăng cao do cơ thể mẹ bầu đang nhiễm trùng nên hệ miễn dịch sẽ huy động một lượng lớn bạch cầu, để bảo vệ cơ thể. Mẹ bầu có thể đang gặp tình trạng nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng bàng quang. Trong đó nhiễm trùng tiểu là nguyên nhân phổ biến hàng đầu dẫn đến hàm lượng bạch cầu cao.

Thận, niệu quản, niệu đạo, bàng quang là những vị trí xuất hiện của việc nhiễm trùng tiểu. Đặc biệt, cần lưu ý ở vị trí tiểu dưới là bàng quang và niệu đạo. Vi khuẩn xâm nhập từ vùng niệu đạo và di chuyển lên bàng quang. Ở bàng quang, vi khuẩn sẽ bắt đầu quá trình nhân đôi và dẫn đến nhiễm trùng tiểu. Căn bệnh này nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến lan sang nhiễm trùng thận.Căn bệnh thứ hai dẫn đến hàm lượng bạch cầu tăng cao trong cơ thể mẹ bầu là tắc nghẽn đường tiết niệu. Dấu hiệu nhận biết bằng mắt thường là khi đi tiểu, mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện máu loãng trong nước tiểu còn được gọi là tình trạng tiểu máu. Trong vùng thận xuất hiện sỏi hoặc khối u là nguyên nhân dẫn đến tắc đường tiểu. Sỏi thận hình thành do hàm lượng muối khoáng trong cơ thể tăng cao và tồn đọng lại trong cơ thể. Một số trường hợp khác do ống tiểu bị dơ, các chất cặn bã bám vào thành ống tiểu, khiến cho nước tiểu không thể di chuyển thuận lợi ra ngoài dẫn đến tiểu rắt.

Tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu này có thể là do sỏi thận, khối u hoặc các vật chất bên ngoài khác. Trong nước tiểu tự nhiên có chứa những khoáng chất hòa tan và muối, người có hàm lượng cao các khoáng chất và muối này thì thường có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận.Nguyên nhân thứ ba do mẹ bầu nhịn tiểu thường xuyên. Khi mang thai, vùng tử cung gây áp lực đè nặng lên vùng bàng quang khiến cho bàng quang dễ bị kích thích. Nên mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mắc tiểu hoặc chỉ cần một số tác động như ho, cười cũng có thể dẫn đến mắc tiểu. Do vậy, nhiều mẹ bầu cảm thấy khó chịu, phiền toái nên sẽ nhịn tiểu. Khi nhịn tiểu trong thời gian dài, vùng bàng quang bị kích thích và chứa nước tiểu quá lâu sẽ gây nhiễm trùng.

Ngoài ba nguyên nhân phổ biến trên, bạch cầu tăng khi mang thai còn do một số bệnh ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, bàng quang hoặc ung thư thận. Mẹ bầu sử dụng các thuốc giảm đau có thể có tác dụng phụ, gây tăng bạch cầu trong nước tiểu. Mẹ bầu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết và không có chế độ sinh hoạt thích hợp dẫn đến thiếu hồng cầu hình liềm.

3. Hàm lượng bạch cầu bao nhiêu là bất thường?

Chỉ số bạch cầu trong cơ thể phản ánh chích xác sức khỏe cơ thể mẹ bầu, giúp phát hiện tình trạng bất ổn của cơ thể và sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, hàm lượng bạch cầu trong nước tiểu là dấu hiệu cơ thể có vị trí bị nhiễm trùng. Bình thường, hàm lượng bạch cầu trong nước tiểu của phụ nữ phải dưới 10. Nếu vượt ngưỡng 500 thì đó là dấu hiệu nguy hiểm vượt quá ngưỡng giới hạn. Kết quả xét nghiệm trên 500 thì chắc chắn mẹ bầu đang bị nhiễm trùng vùng tiết niệu. Kết quả xét nghiệm bạch cầu càng cao thì tình trạng nhiễm trùng của cơ thể mẹ bầu càng nặng.

Video liên quan

Chủ đề