Chi phí bồi thường hạch toán vào đâu năm 2024

Công ty TNHH Nam Thắng có nhận vận chuyển hàng hóa từ TP HCM, giao hàng tại Hà Nội. Khoảng 20h ngày 21/10/2011, xe đang bắt đầu leo đèo Cù Mông, Sông Cầu, Phú Yên thì bị tai nạn cháy xe, hậu quả hàng hóa và phương tiện đã bị thiệt hại hoàn toàn.

Đây là tai nạn rủi ro hỏa hoạn, bất khả kháng và không thể lường trước được nhưng Công ty Nam Thắng vẫn phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng với trị giá rất lớn. Theo yêu cầu của khách hàng thì Công ty Nam Thắng phải trả bằng tiền mặt hoặc khấu trừ vào cước vận chuyển hàng trước đây Công ty Nam Thắng đã vận chuyển mà khách hàng chưa thanh toán hoặc trừ dần vào cước vận chuyển hàng sẽ thực hiện trong thời gian tới.

1. Công ty Nam Thắng có được đưa số tiền bồi thường thiệt hại cho khách hàng để tính vào chi phí hợp lý để xác định kết quả kinh doanh hay không?

2. Hướng dẫn hồ sơ, chứng từ để đưa vào chi phí hợp lý.

3. Định khoản, hạch toán tài khoản liên quan vào các nghiệp vụ phát sinh:

- Sơ đồ xác định chi phí bồi thường thiệt hại cho khách hàng (có Biên bản thỏa thuận bồi thường giữa hai bên)

- Sơ đồ nộp tiền mặt bồi thường cho khách hàng.

- Sơ đồ khách hàng trừ vào tiền cước vận chuyển hàng hóa

- Sơ đồ chi phí bồi thường thiệt hại được kết chuyển từng năm hay đưa toàn bộ một lần chi phí để xác định kết quả kinh doanh.

Trả lời:

Trả lời Quý công ty về việc hạch toán chi phí bồi thường thiệt hại tai nạn cháy xe vận chuyển hàng hóa, Chúng tôi có ý kiến như sau:

1. Về việc xác định nghĩa vụ bồi thường thiệt hại: Công ty cần căn cứ vào Hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa hai bên để xác định trách nhiệm bồi thường.

2. Việc xác định giá trị bồi thường phải được thực hiện trên cơ sở là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản, hàng hóa phải bồi thường với số tiền bảo hiểm cho tài sản, hàng hóa bị tổn thất (nếu có) mà công ty nhận được.

3. Về hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN: Đề nghị Công ty thực hiện theo quy định tại Mục a, Khoản 2, Điều 1 Thông tư số 18/2011/TT-BTC ngày 10/2/2011 của Bộ Tài chính.

4. Về hạch toán kế toán: Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế được phản ánh trên Tài khoản 811 – Chi phí khác và được hạch toán cụ thể như sau:

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Có TK 111, 112 – Trường hợp khoản tiền phạt được thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng (Trường hợp khoản tiền phạt được trừ vào tiền khách hàng còn nợ)

Việc xác định chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN đề nghị Quý Công ty thực hiện theo quy định hiện hành của Pháp luật về Thuế.

Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Trần Đức Đán (TP. Hà Nội) đề nghị được cơ quan chức năng giải đáp một số vấn đề về chế độ kế toán doanh nghiệp. Cụ thể:

- Khoản tiền bồi thường GPMB do doanh nghiệp bỏ ra được trừ dần vào tiền thuê đất hàng năm, trong sổ kế toán được ghi nhận là tài sản cố định vô hình hay chi phí trả trước?

- Chi nhánh (đơn vị hạch toán phụ thuộc) được hình thành từ 1 dự án đầu tư mới tại địa phương khác với trụ sở chính của doanh nghiệp, nhưng có các chi phí phát sinh (tiền thuê đất hàng năm, chi phí quản lý chi nhánh...), thì có được hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp chính để xác định lỗ (lãi) của toàn doanh nghiệp không?

Về hạch toán chi phí bồi thường GPMB, Bộ Tài chính cho biết: Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì chi phí bồi thường GPMB do doanh nghiệp bỏ ra được trừ dần vào tiền thuê đất hàng năm. Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp thì tiền bồi thường GPMB được hạch toán vào Tài khoản 242 - Chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần theo thời hạn thuê đất.

Đối với câu hỏi về hạch toán chi phí của đơn vị phụ thuộc, Bộ Tài chính trả lời như sau: Theo quy định của Luật Kế toán thì đơn vị kế toán phải tổ chức công tác kế toán phục vụ việc lập Báo cáo tài chính, vì thế các chi nhánh hạch toán phụ thuộc chỉ tổ chức kế toán theo dõi chi phí, doanh thu phát sinh tại chi nhánh để tổng hợp vào báo cáo tài chính của đơn vị kế toán (doanh nghiệp). Các nghĩa vụ thuế phát sinh tại Chi nhánh thực hiện theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng cảm ơn Bộ Tài chính đã có văn bản trả lời công dân gửi qua Cổng TTĐT Chính phủ.

Chủ đề