Chất có tính oxi hóa là gì

Skip to content

Trong hóa học, chất oxi hóa (Oxidizing agent) là chất có khả năng oxy hoá chất khác – hay nói cách khác là nhận electron của chúng . Các chất oxy hóa phổ biến là oxy, hydrogen peroxide và các halogen. Theo một nghĩa nào đó, chất oxy hóa là một chất hóa học trải qua một phản ứng hoá học trong đó nó nhận một hoặc nhiều electron. Theo đó, nó là một thành phần trong một quá trình oxy hoá khử (redox). Ở một phương diện khác, chất oxy hóa là một loại hóa chất chuyển các nguyên tử mang điện tích âm, thường là oxy, sang một chất nền. Đốt cháy, phản ứng oxy hoá khử hữu cơ liên quan đến phản ứng chuyển nguyên tử.

Mẫu thí nghiệp oxy hoá các chất trong nước bằng Ozone – Chất oxy hoá mạnh

Tetracyanoquinodimethane là một chất nhận điện. Chấp nhận electron tham gia phản ứng chuyển electron. Khi đó, chất oxi hóa được gọi là chất nhận điện tử và chất khử được gọi là chất cho điện tử. Một trong những chất oxy hoá thường gặp là ferrocenium Fe (C5H5)+2, chất này nhận một electron để tạo thành Fe(C5H5)2. Một trong những chất nhận điện năng mạnh nhất đó là cation có nguồn gốc từ N(C6H4-4-Br)3.

Trong cách sử dụng phổ biến hơn, một chất oxy hóa chuyển các nguyên tử oxy đến một chất nền. Trong bối cảnh này, chất oxy hóa có thể được gọi là thuốc thử oxy hóa hoặc chất chuyển nguyên tử oxy (OAT). Ví dụ bao gồm MnO4(pemanganat), CrO2−4(cromat), OsO4 (osi tettroxit), và đặc biệt là ClO4(peclorat). Chú ý rằng các loài này đều là oxit.

Trong một số trường hợp, các oxit này cũng có thể đóng vai trò là chất nhận electron, điều này được minh họa bằng sự chuyển đổi MnO-4 thành MnO2−4, manganate.

Danh sách 17 chất oxy hóa phổ biến

  1. Oxy (O2)
  2. Ozone (O3)
  3. Hydro peroxit (H2O2) và các peroxit vô cơ khác, thuốc thử của Fenton
  4. Flo (F2), clo (Cl2) và các halogen khác
  5. Axit nitric (HNO3) và các hợp chất nitrat
  6. Axit sunfuric (H2SO4)
  7. Axit peroxydisulfyric (H2S2O8)
  8. Axit peroxymonosylfuric (H2SO5)
  9. Hypochlorit, clorit, clorat, peclorat và các hợp chất halogen tương tự khác như thuốc tẩy gia dụng (NaClO)
  10. Các hợp chất crom hóa trị sáu như axit cromic và dicromic, crom trioxit, pyridinium chlorochromat (PCC) và các hợp chất cromat/dicromat
  11. Các hợp chất pemanganat như kali pemanganat (KMnO4)
  12. Natri perborat
  13. Nito oxit (N2O), Nitrpgen dioxide/ Dinitrogen dioxide/ Dinitrogen tetroxide (NO2/N2O4)
  14. Kali nitrat (KNO3), chất oxy hóa ở dạng bột màu đen
  15. Natri bismuthat (NaBiO3)
  16. Các hợp chất xeri (IV) như xeri amoni nitrat và xeri sunfat
  17. Chì dioxit (PbO2)

Trong hóa học thì các nguyên tố hay hợp chất hóa học chỉ có một trong hay tính chất là tính khử hoặc tính oxi hóa. Tuy nhiên, có một vài các chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử, vậy đó là những chất gì? Hãy cùng thuvienhoidap.net tìm hiểu chủ đề hóa học thú vị này tính oxi hóa và tính khử nha.

Video chất nào vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử ?

Các chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là chất gì?

Dưới đây là hợp chất vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa là : Có nhiều hợp chất vừa có tính khử mạnh và tính oxi hóa mạnh là H2O, H2O2 (oxy già), SO2 ( lưu huỳnh đioxit),  HNO2, H2SO3, NaNO2, Na2SO3…

a – Nước  – H2O

Nước là chất lưỡng tính vừa có tính oxi hóa và tính khử với nhiều hợp chất hóa học khác nhau.

Tính oxi hóa của nước

Nhiều nguyên tố hóa học có tính oxi hóa mạnh như Flo (F) có thể oxi hóa nước thành oxi nguyên tử và axit Flohydric.

Tính khử của nước

Các kim loại hoạt động mạnh như Liti(Li), Natri(Na), Kali (K) có thể khử nước thành hydro dễ dàng. Sản phẩm tạo thành là dung dịch bazơ và khí Hiđro

  • 2Li + 2H2O → 2LiOH + H2
  • 2Na + 2H2O  → 2NaOH + H2
  • 2K + 2H2O → 2KOH + H2

Từ những phản ứng trên ta thấy nước hoạt động giống như trong các phản ứng axit-bazơ, nên nước là một chất lưỡng tính. Khi có mặt chất khử mạnh thì nước đóng vai trò là chất oxi hóa. Khi có mặt chất chất oxi hóa mạnh nước đóng vai trò là chất khử.

Tuy nhiên nước là một chất oxy hóa hoặc chất khử khá yếu, vì vậy không có nhiều chất khử hoặc oxi hóa nó. Do đó nó làm dung môi tốt cho các phản ứng oxi hóa khử. 

Và nước cũng là một axit rất yếu và một bazơ rất yếu, nước có thể tác dụng với axit và bazơ nên nó là chất lưỡng tính.

Chất chỉ có tính oxi hóa là : Đó là F2

Chất vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa là : Một số chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử: Cl2, SO2, Fe2+, Mn2+,…

Tính oxi hóa mạnh la gì : Là chất có độ oxi hóa cao ăn mòn cao.

b – H2O2

Hợp chất hydrogen peroxide hay còn gọi là nước oxy già cũng là một chất lưỡng tính vừa có tính oxi hóa và tính khử. Oxi tồn tại ở trạng thái oxi hóa -1 nên nó có thể đóng vai trò vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.

Tính oxi hóa của H2O2

H2O2 có thể bị oxi hóa bởi hợp chất thuốc tím KMnO4 

  • 2KMnO4 + H2O2 → 2MnO2 + 2O2 + 2KOH

Hoặc H2O2 có thể oxi hóa sắt II lên sắt II

  • 2FeCl2 + H2O2 + 2HCl → 2FeCl3 + 2H2O

Tính khử của H2O2

H2O2 có thể bị khử thành O2 và nước 

H2O2 có tính oxi hóa mạnh hơn tính khử đặc biệt là trong các dung dịch axit.

  • 4KMnO4 + 4H2O2 + 6H2SO4 → 3O2 + 4MnSO4 + 2K2SO4 + 2H2O

c – SO2 (lưu huỳnh đioxit)

Trong hợp chất SO2, nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa +4, là số oxi hóa trung gian giữa các số oxi hóa -2 và + 6. Do vậy, khi tham gia phản ứng oxi hóa khử SO2 có thể bị khử hoặc bị oxi hóa.

Tính khử của SO2

SO2 tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như nhóm halogen, thuốc tím KMnO4 

  • SO2 + Br2 + 2H2O  → 2HBr + H2SO4
  • 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O  → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4

Tính oxi hóa của SO2

Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa khi tác dụng với các chất khử mạnh hơn như H2S, Mg…

  • SO2 + H2S  → S + H2O
  • SO2 + Mg  → S + MgO

d – Những hợp chất vừa có tính oxi hóa và tính khử khác

Ngoài 3 hợp chất phổ biến nhất là nước, H2O2, SO2 thì các hợp chất sau cũng vừa có tính khử và tính oxi hóa là: HNO2, H2SO3, NaNO2, Na2SO3…

Lưu ý: Nếu một nguyên tố ở trạng thái oxi hóa trung gian trong một hợp chất, thì hợp chất đó có thể vừa đóng vai trò là chất oxi hóa vừa là chất khử.

Kết luận: Đây là đáp án cho câu hỏi các chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là những chất gì?

Từ khóa tìm kiếm : các chất có tính oxi hóa,các chất có tính oxi hóa là,chỉ có tính oxi hóa,các halogen vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử,vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa,hợp chất có tính khử mạnh,o2 có tính khử không,c vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử,hợp chất có tính oxi hóa mạnh nhất là,tính oxi hóa tính khử,h2o2 có tính khử,hợp chất nào có tính oxi hóa mạnh

Hôm nay Kiến Guru xin gửi đến các bạn lý thuyết phản ứng oxi hóa khử lớp 10 và giải các bài tập trang 83 sách giáo khoa hóa lớp 10. Bài viết tổng hợp toàn bộ lý thuyết liên quan đến oxi hóa-khử và hướng dẫn giải bài tập trang 83 sách giáo khoa một cách chi tiết. Mong rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn củng cố lại kiến thức của mình. Mời các bạn cùng khám phá bài viết:

I. Phản ứng oxi hóa - khử lớp 10

   Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất trong phản ứng hay phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

       - Chất khử (chất bị oxh) là chất nhường electron

       - Quá trình oxh (sự oxh) là quá trình nhường electron.

       - Quá trình khử (sự khử) là quá trình thu electron.

    Ví dụ:

    Quá trình thay đổi số oxi hóa:

         Fe0 → Fe2+ + 2e

    - Nguyên tử sắt là chất khử. Sự làm tăng số oxi hóa của sắt được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.

    - Nguyên tử sắt nhường electron, là chất khử. Sự nhường electron của nguyên tử sắt được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.

        Cu2+ + 2e → Cu

    - Số oxi hóa của đồng giảm từ +2 xuống 0. Ion đồng là chất oxi hóa. Sự làm giảm số oxi hóa của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

    - Ion đồng nhận electron, là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

    ⇒ Phản ứng của sắt với dung dịch đồng sunfat cũng là phản ứng oxi hóa - khử vì tồn tại đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

II. Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử lớp 10

    Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố để tìm chất oxi hoá và chất khử.

    Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.

    Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxh và chất khử sao cho tổng số electron cho bằng tổng số electron nhận.

    Bước 4: Đặt hệ số của các chất oxh và khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số các chất khác. Kiểm tra cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố và cân bằng điện tích hai vế để hoàn thành PTHH.

III. Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa khử lớp 10

    - Phản ứng oxi hóa - khử là một trong những quá trình quan trọng nhất của thiên nhiên:

    Sự hô hấp, quá trình thực vật hấp thụ khí cacbonic giải phóng oxi, sự trao đổi chất và hàng loạt quá trình sinh học khác đều có cơ sở là các phản ứng oxi hóa - khử.

    - Ngoài ra: Sự đốt cháy nhiên liệu trong các động cơ, các quá trình điện phân, các phản ứng xảy ra trong pin và trong ăcquy đều bao gồm sự oxi hóa và sự khử.

    Hàng loạt quá trình sản xuất như luyện kim, chế tạo hóa chất, chất dẻo, dược phẩm, phân bón hóa học, ... đều không thực hiện được nếu thiếu các phản ứng oxi hóa - khử.

IV. Hướng dẫn giải bài tập phản ứng oxi hóa khử lớp 10 trang 83.

Bài 1: Cho phản ứng sau:

A. 2HgO

2Hg + O2.

B. CaCO3

CaO + CO2.

C. 2Al(OH)3

Al2O3 + 3H2O.

D. 2NaHCO3

Na2CO3 + CO2 + H2O.

phản ứng oxi hóa – khử là đáp án nào 

Lời giải:

Những phản ứng theo đề bài cho, phản ứng oxi hóa – khử là : A.

2HgO

 2Hg + O2.

Hg2+ + 2e → Hg0

2O2- → O2 + 4e

Còn các phản ứng khác không phải là phản ứng oxi hóa khử

Bài 2: Cho các phản ứng sau:

A. 4NH3 + 5O2→ 4NO + 6H2O.

B. 2NH3 + 3Cl2→ N2 + 6HCl.

C. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2+ 3H2O.

D. 2NH3 + H2O2+ MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4.

Ở phản ứng nào NH3 không đóng vai trò chất khử?

Lời giải:

Phản ứng NH3 không đóng vai trò chất khử.

D. 2NH3 + H2O2 + MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4.

Do N không thay đổi số oxi hóa trước và sau phản ứng.

Bài 3: Trong số các phản ứng sau:

A. HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O.

B. N2O5 + H2O → 2HNO3.

C. 2HNO3 + 3H2S → 3S + 2NO + 4H2O.

D. 2Fe(OH)3 → Fe2O3+ 3H2O.

Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử.

Lời giải:

Trong các phản ứng trên chỉ có phản ứng C là phản ứng oxi hóa – khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.

Bài 4: Trong phản ứng 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO. NO2 đóng vai trò gì?

A. Chỉ là chất oxi hóa.

B. Chỉ là chất khử.

C. Là chất oxi hóa, nhưng đồng thời cũng là chất khử.

D. Không là chất oxi hóa, không là chất khử.

Chọn đáp án đúng.

Lời giải:

NO2 đóng vai trò vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử: C đúng

Bài 5: Phân biệt chất oxi hóa và sự oxi hóa, chất khử và sự khử. Lấy thí dụ để minh họa.

Lời giải:

Chất oxi hóa là chất nhận electron.

Sự oxi hóa một chất là làm cho chất đó nhường electron.

Chất khử là chất nhường electron.

Sự khử một chất là sự làm cho chất đó thu electron.

Ví dụ:

- Nguyên tử Fe nhường electron, là chất khử. Sự nhường electron của Fe được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.

- Ion đồng nhận electron, là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

Bài 6: Thế nào là phản ứng oxi hóa – khử? Lấy ba thí dụ.

Lời giải:

Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng.

Thí dụ:

Bài 7: Lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron:

a) Cho MnO2 tác dụng với dung dịch axit HCl đặc, thu được MnCl2, Cl2 và H2
b) Cho Cu tác dụng với dung dịch axit HNO3 đặc, nóng thu được Cu(NO3)2, NO2, H2
c) Cho Mg tác dụng với dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng thu được MgSO4, S và H2

Lời giải:

Các phương trình hóa học là.

Bài 8: Cần bao nhiêu gam đồng để khử hoàn toàn lượn ion bạc có trong 85ml dung dịch AgNO3 0,15M?

Lời giải:

Phương trình hóa học của phản ứng:

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Theo pt:

mCu tham gia phản ứng: 0,006375 × 64 = 0,408 g.

Lý thuyết phản ứng oxi hóa khử lớp 10  và giải các bài tập trang 83 sách giáo khoa hóa lớp 10 do kiến biên soạn nhằm giúp cho các bạn có thêm tài liệu và giải các bài tâp trang 83 hiệu quả nhất. Kiến thức về phản ứng oxi hóa-khử rất là hay và thú vị. Kiến mong rằng các bạn hãy xem nó 1 cách nghiêm túc để cho các bạn có được kinh nghiệm và kiến thức cần nắm nhé. Chúc các bạn thành công

Video liên quan

Chủ đề