Chắc nghiệp thang đánh giá trạng thái tâm thần mmse năm 2024

Đọc tên 3 đồ vật bất kỳ (quả táo, cái bàn, đồng xu…) một cách chậm rãi, rõ ràng; sau đó yêu cầu bệnh nhân nhắc lại luôn (ghi 1 điểm cho mỗi câu trả lời đúng. Xin nhắc tên 3 đồ vật đó cho tới khi bệnh nhân thuộc được cả 3)…………………………………………………… □

  1. Đánh giá sự chú ý và tính toán:

– Yêu cầu bệnh nhân làm phép tính 100 – 7 liên tiếp (dừng lại sau 5 lần) (ghi 1 điểm cho mỗi lần trả lời đúng)…………………………………………………………… □

– Nếu bệnh nhân không làm được 5 lần nghiệm pháp 100 – 7, yêu cầu bệnh nhân làm liệu pháp khác: đánh vần ngược 1 từ: HƯƠNG -> GNƠƯH. (Số điểm ghi bằng đúng theo thứ tự sắp xếp chính xác của từ)……………………………………………… □

  1. Đánh giá khả năng hồi ức nhớ lại:

– Yêu cầu bệnh nhân nhắc lại tên 3 đồ vật đã nêu ở phần B. (cho 1 điểm cho mỗi câu trả lời đúng.)………………………………………………………………………. □

  1. Đánh giá về ngôn ngữ:

1. Gọi tên đồ vật: (cho 1 điểm cho mỗi lần gọi đúng tên đồ vật)

– Đưa bệnh nhân xem một chiếc đồng hồ và hỏi đó là cái gì?………………………………. □

– Đưa bệnh nhân xem một chiếc bút chì và hỏi đó là cái gì?………………………………… □

2. Nhắc lại một câu (đánh giá tính lưu loát trong ngôn ngữ)

Yêu cầu bệnh nhân nhắc lại câu “không thể, nếu, và hoặc nhưng, mãi” (nếu nhắc lại đúng hoàn toàn cho 1 điểm)……………………………………………………………………… □

3. Mệnh lệnh theo 3 giai đoạn:

Đưa một mảnh giấy trắng và yêu cầu bệnh nhân bằng một câu “Cầm lấy tờ giấy bằng tay phải, gấp đôi tờ giấy lại và đặt nó xuống sàn nhà”.

Ghi 1 điểm cho mỗi hành động đúng……………………………………………………….. □

4. Đọc và làm theo sự chỉ dẫn:

Đưa bệnh nhân một tờ giấy to có ghi rõ một mệnh lệnh (“Hãy nhắm mắt lại”). Yêu cầu bệnh nhân đọc và làm theo: cho 1 điểm nếu làm đúng…………………………………………… □

5. Viết:

Đưa bệnh nhân một tờ giấy trắng và yêu cầu bệnh nhân viết một câu bất kỳ (câu phải có chủ từ và động từ và phải có nghĩa, có thể sai về ngữ pháp, chính tả… cũng được). Cho 1 điểm nếu viết được……………………………………………………………………………… □

  1. Đánh giá khả năng tưởng tượng, trừu tượng:

Yêu cầu bệnh nhân vẽ lại một hình đã được vẽ sẵn, hình vẽ phải gồm 10 góc và phải có 2 góc lồng vào nhau. Cho 1 điểm nếu vẽ đúng…………………………………………………… □

SKĐS - Đa số người mắc sa sút trí tuệ thường chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn vừa và nặng, gây khó khăn, tốn kém trong việc điều trị và chăm sóc. Do đó, chuyên gia khuyến cáo cần lưu ý dấu hiệu phát hiện sớm bệnh để điều trị kịp thời.

Trong buổi thăm khám sa sút trí tuệ cho hơn 200 người cao tuổi tại các phường Phương Mai, Tân Mai, Nam Đồng, nhà dưỡng lão Nhân Ái tổ chức tại BV Lão khoa Trung ương, các bác sĩ đã chia sẻ nhiều kiến thức chuyên môn, thăm khám, test sàng lọc cho người dân để phát hiện sớm bệnh lý sa sút trí tuệ.

Một bộ trắc nghiệm đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu (MMSE) về khả năng ghi nhớ, định hướng thời gian, không gian, chú ý và tính toán, nhắc lại câu, gọi tên đồ vật, làm theo mệnh lệnh viết, vẽ lại hình… được các bác sĩ đưa ra để test sàng lọc cho người dân.

Chắc nghiệp thang đánh giá trạng thái tâm thần mmse năm 2024

PGS.TS Nguyễn Thanh Bình tư vấn cho người dân về bệnh sa sút trí tuệ.

PGS.TS Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu trí nhớ và sa sút trí tuệ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, sa sút trí tuệ được chia ra các mức độ đánh giác khác nhau, với thang điểm:

  • MMSE 26-30: Không có sa sút trí tuệ
  • MMSE 24-25: Suy giảm nhận thức nhẹ (MCI)
  • MMSE 20-23: Sa sút trí tuệ mức độ nhẹ
  • MMSE 14-19: Sa sút trí tuệ mức độ trung bình
  • MMSE <13: Sa sút trí tuệ mức độ nặng.

Đặc điểm riêng của sa sút trí tuệ là rối loạn về nhận thức và rối loạn về hành vi tâm thần. Do đó, người bệnh cần phải phát hiện sớm các triệu chứng ban đầu để hỗ trợ bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ.

Theo các chuyên gia, hiện nay, chỉ có khoảng 1% trên tổng số 5% người mắc bệnh sa sút trí tuệ được phát hiện và điều trị tại các cơ sở y tế. Nhiều gia đình cho rằng những biểu hiện của bố mẹ mình là do lão hóa của tuổi già, không thật sự quan tâm đó là một bệnh lý. Chỉ đến khi ảnh hưởng đến sinh hoạt, lối sống, các chức năng tâm thần, thần kinh, vận động cơ thể mới đưa tới viện thì việc điều trị đã khó khăn, gây thiệt thòi cho bệnh nhân và sự mệt mỏi cho người chăm sóc. Nhất là bệnh sa sút trí tuệ là một bệnh lý thoái hóa thần kinh hiện chưa chữa khỏi được và bệnh có xu hướng tiến triển tăng nặng.

  • Giảm trí nhớ ảnh hưởng tới kỹ năng nghiệp vụ
  • Khó khăn trong làm việc nhà
  • Khó khăn trong giao tiếp ngôn ngữ
  • Sai lạc định hướng thời gian và vị trí
  • Suy giảm khả năng phán đoán
  • Khó khăn trong suy nghĩ trừu tượng
  • Đề đồ vật không đúng chỗ
  • Có biến đổi khí sắc hoặc ứng xử
  • Nhân cách biến đổi
  • Mất năng lực chủ động

Đáng chú ý, các bác sĩ cho biết, hầu hết các trường hợp người cao tuổi đến khám ở giai đoạn tương đối muộn, thường sau 1-2 năm có triệu chứng, cho tới khi có biểu hiện rối loạn nhận thức nặng, ảnh hưởng lớn đến nhận thức bản thân mới đến khám. Số người được khám sớm, phát hiện sớm rất hạn chế.

"Hầu hết bệnh nhân đến viện ở giai đoạn trung bình khi quên nhiều, có rối loạn nhận thức khác như không có khả năng nói chuyện, mất sử dụng động tác, đi lạc đường, loạn thần, hoang tưởng. Thậm chí, có nhiều cụ nhịn ăn, nhịn đói vài ngày dẫn tới tụt đường huyết, suy dinh dưỡng hoặc có người ăn thái quá. Có người không chịu tắm gội cả tuần, hay đi lại lang thang, đêm mất ngủ", bác sĩ Bình cho hay.

Chính vì vậy chuyên gia sa sút trí tuệ khuyến cáo, khi thấy bố mẹ, người cao tuổi trong gia đình hành vi ứng xử "hơi quá" thì phải để ý. Ví dụ, người cao tuổi bình thường hay quên do tuổi già nhưng trường hợp này hỗ trợ nhắc lại hoặc họ cố gắng nhớ lại thì nhớ lại được. Còn với bệnh nhân sa sút trí tuệ sẽ rơi vào trạng thái quên liên tục, rất khó nhớ lại chuyện đã xảy ra.

Có người có trí nhớ ngắn hạn, hỏi lặp đi lặp lại, thậm chí quên cả những thứ quan trọng trong đời sống. Bệnh nhân cũng có biểu hiện mất ngủ lâu hoặc không rõ lý do dẫn tới vốn đang trầm tính nhưng lại thay đổi sôi nổi quá mức hoặc ngược lại.

Chắc nghiệp thang đánh giá trạng thái tâm thần mmse năm 2024

Bác sĩ khám sàng lọc sa sút trí tuệ cho người cao tuổi.

Về điều trị, bác sĩ Bình cho hay, sau khi thăm khám làm các test khẳng định bệnh nhân sa sút trí tuệ, các bác sĩ sẽ điều trị thuốc cho người bệnh để cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh. Trường hợp bệnh nhân có rối loạn hành vi, giấc ngủ khi có thuốc điều trị cũng giúp làm giảm triệu chứng.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng tiến hành phục hồi chức năng nhận thức cho người bệnh sa sút trí tuệ như những bài tập rèn trí nhớ tốt hơn. Với bệnh nhân có rối loạn về mặt quản lý điều hành sẽ có bài tập giúp bệnh nhân cải thiện độ tập trung, chú ý.

Do đó, bác sĩ Bình nhấn mạnh, nếu trong gia đình có người cao tuổi nên quan tâm sức khỏe các cụ để theo dõi các biểu hiện hành vi. Nếu phát hiện có những dấu hiệu sa sút trí tuệ nên đi khám để bác sĩ hỗ trợ điều trị.

BV Lão khoa Trung ương hiện đang quản lý khoảng 400-500 bệnh nhân sa sút trí tuệ được bảo hiểm y tế chi trả. Ngoài ra, số bệnh nhân đến khám không theo diện bảo hiểm cũng ngày càng tăng lên. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, số bệnh nhân đến khám theo chương trình quản lý chính thức của bệnh viện tăng gấp 2-3 lần. Bệnh viện cũng có phòng khám chuyên sâu thần kinh, tâm thần nên trung bình một ngày, Trung tâm nghiên cứu trí nhớ và sa sút trí tuệ tiếp nhận khoảng 10 bệnh nhân tới khám suy giảm trí nhớ.

Nguồn tin : https://suckhoedoisong.vn/nhieu-nguoi-mac-sa-sut-tri-tue-dau-hieu-phat-hien-som-benh-169230404131122998.htm