Cha của ông võ văn thưởng là ai năm 2024

Đồng chí Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện nghi thức tuyên thệ trước Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước.

Đồng chí Võ Văn Thưởng sinh ngày: 13/12/1970; dân tộc Kinh; vào Đảng ngày 18/11/1993, chính thức ngày 18/11/1994; quê quán xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long; trình độ lý luận chính trị: Cao cấp; trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Triết học.

Đồng chí Võ Văn Thưởng là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI, XII, XIII; Bí thư Trung ương Đảng Khóa XII, XIII; Ủy viên Bộ Chính trị Khóa XII, XIII; Đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIV, XV.

Tóm tắt quá trình công tác của đồng chí Võ Văn Thưởng:

- Từ năm 1988 đến năm 1992: Sinh viên Khoa Triết học, Đại học Tổng hợp, Phó Bí thư Đoàn Khoa, Bí thư Đoàn Khoa Triết học, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Lý luận trẻ.

- Từ năm 1992 đến năm 1993: Phó Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam.

- Từ năm 1993 đến năm 2004: Công tác tại Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, lần lượt trải qua các chức vụ: Cán bộ Thành Đoàn; Phó Trưởng Ban rồi Trưởng Ban; Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí thư rồi Bí thư Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch Hội Sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh; Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (từ tháng 10/2003).

- Từ tháng 11/2004 đến tháng 10/2006: Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Quận ủy 12.

- Tháng 4/2006: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

- Tháng 10/2006: Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn (từ tháng 01/2007), Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam. Đại biểu Quốc hội Khóa XII.

Đồng chí Võ Văn Thưởng

Từ tháng 01/2011 đến tháng 4/2014: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, đồng chí Võ Văn Thưởng được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi (từ tháng 8/2011).

Từ tháng 4/2014 đến tháng 01/2016: Đồng chí Võ Văn Thưởng là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 01/2016: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đồng chí Võ Văn Thưởng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị; được Bộ Chính trị phân công tham gia Ban Bí thư.

Ngày 6/2/2021, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trao Quyết định phân công đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị giữ chức Thường trực Ban Bí thư.

Từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2021: Đồng chí Võ Văn Thưởng là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; phụ trách công tác tư tưởng, văn hóa, khoa giáo và công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền; phụ trách công tác tuyên truyền về biển, đảo; Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; phụ trách Hội đồng Khoa học các Ban Đảng Trung ương và Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương. Đại biểu Quốc hội Khóa XIV.

Từ tháng 01/2021 đến 3/2023: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đồng chí Võ Văn Thưởng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị; được Bộ Chính trị phân công làm Thường trực Ban Bí thư (tháng 02/2021); phụ trách công tác nội chính, tài chính, kinh tế, đối ngoại của Đảng, công tác đối ngoại nhân dân; Phó Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (tháng 3/2021). Đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV.

Sự kiện Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thôi chức chỉ sau hơn một năm cho thấy chuyển biến khó lường của chính trị Việt Nam, có thể làm giảm uy tín Đảng Cộng sản và khiến bộ máy quan liêu cồng kềnh ngày càng trở nên trì trệ, theo các chuyên gia.

Giới phân tích cho rằng khả năng cao là sẽ không có thay đổi lớn trong chính sách ngoại giao hay mức độ hội nhập kinh tế của Việt Nam.

Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư nước ngoài, bất ổn chính trị tại Việt Nam vẫn khiến họ lo ngại, sau khi đã đầu tư hàng tỷ đô la.

Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế, đánh giá với BBC News Tiếng Việt ngày 21/3 rằng việc ông Võ Văn Thưởng bị miễn nhiệm một lần nữa cho thấy sự không hiệu quả của công tác xây dựng đảng qua ba nhiệm kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Cũng không loại trừ khả năng Quốc hội Việt Nam sẽ tổ chức họp bất thường về nhân sự thêm một lần nữa.

Theo Quy định 214-QĐ/TW, để đạt tiêu chuẩn làm chủ tịch nước, cá nhân cần tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên.

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân chưa bao giờ là ủy viên Bộ Chính trị.

Do đó, dù giữ quyền chủ tịch nước đã hai lần, bà Xuân sẽ không trở thành chủ tịch nước, trừ trường hợp được tạo ngoại lệ, nhưng khả năng bà Xuân chính thức ngồi ghế nóng được đánh giá là thấp.

Vậy ai sẽ kế nhiệm chức vụ chủ tịch nước?

‘Chiếc ghế xui xẻo’

Có năm người đạt tiêu chuẩn theo quy định nói trên: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai.

Trong trường hợp áp dụng cho người mới có một nhiệm kỳ Bộ Chính trị thì Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang được coi là ứng viên sáng giá.

Xét ở nhóm đủ tiêu chuẩn, không có nhiều ý kiến đánh giá khả năng kế nhiệm vị trí chủ tịch nước của Thủ tướng Phạm Minh Chính hoặc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nếu ông Chính trở thành chủ tịch nước, vị trí thủ tướng sẽ trống và sẽ cần có thêm những sắp xếp phức tạp nữa. Giới phân tích cho rằng khả năng này là không có.

Do đó, các ứng cử viên hàng đầu cho vị trí chủ tịch nước được cho là Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai.

Tuy nhiên, nhiều đánh giá cho rằng hiện có sự ái ngại nhất định đối với việc kế nhiệm chức vụ chủ tịch nước: một chiếc ghế không nhiều quyền lực, nằm trong vùng kiểm soát của ông Trọng, lại liên tục gặp rắc rối trong ba đời chủ tịch nước liên tiếp gần đây.

Ngày 6/3/2023, trong cuộc phỏng vấn với BBC News Tiếng Việt, Giáo sư Zachary Abuza từ trường National War (Mỹ) từng đánh giá rằng chức vụ chủ tịch nước ở Việt Nam “phần lớn mang tính chất nghi thức, được xem là yếu nhất trong 'Tứ Trụ', với văn phòng và nhân sự tương đối nhỏ.”

Người tiền nhiệm của ông Thưởng, cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, đã trở thành “củi” trong chiến dịch này khi bị phê bình và phải từ nhiệm.

Đến lượt mình, chính ông Võ Văn Thưởng cũng đã phải rời cương vị, sau khi bị Trung ương Đảng phê bình công khai với ngôn từ thậm chí còn nặng nề hơn ông Phúc.

Trước đó, ông Trần Đại Quang đã qua đời khi đang làm chủ tịch nước vào năm 2018. Lúc bấy giờ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đảm nhiệm luôn vị trí mà ông Quang để lại.

Khi nói đến chức vụ chủ tịch nước của Việt Nam nhân vụ ông Võ Văn Thưởng từ chức, hãng tin Reuters đã gọi đây là “công việc bị dính lời nguyền”, hay dịch thoáng hơn là “chiếc ghế xui xẻo”.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm

Chụp lại video, Bộ trưởng Tô Lâm và tiệc steak dát vàng 'vang danh' thế giới

Bộ trưởng Tô Lâm sinh năm 1957, quê ở tỉnh Hưng Yên, làm việc ở Bộ Công An từ năm 1979, hiện mang hàm đại tướng.

Sau các vị trí trong Tổng cục An ninh từ năm 1979 đến 2010, ông Tô Lâm trở thành thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam từ năm 2010 đến 2016.

Ông làm bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam từ tháng 4/2016.

Cùng năm này, ông Tô Lâm được bầu vào Bộ Chính trị và tiếp tục ở trong Bộ Chính trị tới bây giờ.

Khi được hỏi về khả năng kế nhiệm chức chủ tịch nước của ông Tô Lâm, giáo sư Carl Thayer đánh giá:

"Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã giữ chức bộ trưởng hai nhiệm kỳ và không thể tiếp tục thêm một nhiệm kỳ nữa.”

“Ông ấy từng ứng cử chức chủ tịch nước khi ông Nguyễn Xuân Phúc từ chức, nhưng ông Võ Văn Thưởng là người được bầu."

Từ đó, khả năng ông Tô Lâm “được phân công” được đánh giá là khá lớn.

Trong lý lịch của Đại tướng Tô Lâm, không thể bỏ qua một vụ ồn ào cách đây chưa lâu. Vào năm 2021, Bộ trưởng Tô Lâm từng tham gia một bữa tiệc thịt bò bít tết dát vàng tại nhà hàng của đầu bếp Salt Bae tại Anh và đã gây bão dư luận cả trong nước lẫn quốc tế.

Trong một cảnh quay được chính Salt Bae đưa lên mạng, sau đó đã xóa, người ta thấy cảnh đầu bếp nổi tiếng này cắt một miếng thịt bò dát vàng và đút cho Đại tướng Tô Lâm, người ngồi ở phía đối diện.

Khi đó, nhiều người đã chỉ trích việc ông Tô Lâm tham gia bữa tiệc xa hoa, trong bối cảnh đất nước còn nghèo và dịch Covid đang hoành hành.

Báo chí trong nước hoàn toàn im lặng về sự kiện này, dù trước đó đã rất nhanh nhạy trong việc đưa tin ông Nicolas Maduro, Tổng thống Venezuela, dùng bữa tại một nhà hàng xa xỉ khác cũng của đầu bếp Salt Bae.

Ông Tô Lâm, trong vai trò Bộ trưởng Công an, được đánh giá là người không khoan nhượng với những quan điểm, hành động khác biệt với đường lối chính thống của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhiều nhà hoạt động chính trị, môi trường, nhà báo tự do… đã bị bắt dưới thời ông nắm lực lượng công an.

Một trường hợp đáng chú ý là ông Bùi Tuấn Lâm ở Đà Nẵng sau khi đăng video nhại lại động tác đầu bếp Salt Bae phục vụ món bò dát vàng đã bị “công an thăm hỏi”.

Ngày 25/5/2023, một tòa án tại thành phố Đà Nẵng tuyên ông Bùi Tuấn Lâm 5 năm 6 tháng tù giam và 4 năm quản chế với tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân và gây hoang mang trong nhân dân”.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Bà Trương Thị Mai (giữa) từng là một phương án nhân sự cho 'Tứ Trụ' tại Đại hội 13, theo các nhà quan sát chính trị

Sinh năm 1958, quê quán tỉnh Quảng Bình, bà Trương Thị Mai đi lên từ con đường đoàn hội.

Bà từng nắm giữ nhiều chức vụ, nổi bật nhất có thể kể tới là bí thư Trung ương Đoàn (1994-2002), ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội (2007-2016), ủy viên Bộ Chính trị (2016-nay), trưởng ban Tổ chức Trung ương (2021-nay) và thường trực Ban Bí thư (2023-nay).

Bà Mai là nữ thường trực Ban Bí thư đầu tiên của Việt Nam. Nếu bà được bổ nhiệm chức vụ chủ tịch nước, bà sẽ trở thành nữ chủ tịch nước đầu tiên.

Theo Reuters, chức vụ thường trực Ban Bí thư của bà Mai có khả năng bị lung lay trong tình hình cải tổ bộ máy lãnh đạo.

Điều khiến bà Mai trở thành ứng viên sáng giá xuất phát từ chính điểm yếu của bà: bà không có nhiều quyền lực và có vẻ không quá tham vọng quyền lực.

Trong một bài viết đăng tải trên trang Fulcrum ngày 20/3/2024, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cấp cao và điều phối viên Chương trình Nghiên cứu Việt Nam thuộc viện ISEAS (Singapore), đánh giá rằng bà Mai có thể là ứng cử viên sáng giá trong mắt những người có ý định hoặc đang cạnh tranh chức tổng bí thư.

“Lý do là bởi bà Mai có quyền lực tương đối yếu, bà khó có thể tận dụng chức vụ chủ tịch nước để cạnh tranh vị trí đứng đầu Đảng (tức tổng bí thư) vào năm 2026.”

Bà Mai sẽ 68 tuổi khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2026, đồng nghĩa với việc bà sẽ quá tuổi để tái cử vào Bộ Chính trị.

Theo quy định, nhân sự Trung ương khi tái cử vào Bộ Chính trị không được quá 65 tuổi. Khi đó, nếu không được tạo ngoại lệ, bà Mai sẽ không còn cơ hội gia nhập “Tứ Trụ”.

Bà Mai có vẻ là một lựa chọn an toàn.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Nguồn hình ảnh, STR/Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Có nhiều đánh giá trái chiều về khả năng ông Vương Đình Huệ trở thành chủ tịch nước

Ứng cử viên đạt tiêu chuẩn còn lại là Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Ông Vương Đình Huệ sinh năm 1957, quê ở tỉnh Nghệ An, là giáo sư, tiến sĩ kinh tế.

Ông nhậm chức chủ tịch Quốc hội vào ngày 31/3/2021, nhiệm kỳ 2021-2026, thay cho người tiền nhiệm là bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Trước đó, ông Huệ từng giữ các chức vụ cao cấp khác như bộ trưởng Bộ Tài chính (2011-2013), trưởng ban Kinh tế Trung ương (2012-2016), phó thủ tướng (2016-2020), bí thư Thành ủy Hà Nội (2020-2021).

Ông được bầu vào Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng khóa 12. Ông cũng tiếp tục giữ hàm ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 từ năm 2021.

Nếu ông Vương Đình Huệ làm chủ tịch nước, ông sẽ được miễn nhiệm chức vụ chủ tịch Quốc hội, gây ra chuyển biến trong giới lãnh đạo cấp cao.

Việt Nam sẽ cần tìm kiếm một nhân sự khác để lấp vào vị trí trống trong “Tứ Trụ”, nhưng khác với trường hợp của Thủ tướng Phạm Minh Chính, việc bầu chủ tịch Quốc hội mới không cấp bách bằng.

Tuy nhiên, theo bài viết nói trên của Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, ông Vương Đình Huệ có vẻ “không mặn mà” với chức vụ chủ tịch nước.

Thay vào đó, ông từng được đánh giá là ứng viên sáng giá cho vị trí tổng bí thư kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng, nếu ông Trọng từ nhiệm trước năm 2026, theo nhận định của Giáo sư Zachary Abuza với BBC sau khi ông Võ Văn Thưởng nhậm chức Chủ tịch nước vào tháng 3/2023.

Vợ ông thường là ai?

Phan Thị Thanh Tâm là phu nhân của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng khi chồng bà nhậm chức từ ngày 02 tháng 3 năm 2023 đến ngày 20 tháng 3 năm 2024, khi ông từ chức.

Ai thay thế Võ Văn Thưởng?

Ông nhậm chức chủ tịch Quốc hội vào ngày 31/3/2021, nhiệm kỳ 2021-2026, thay cho người tiền nhiệm là bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Tại sao Chủ tịch nước phải từ chức?

Chủ tịch nước từ chức được xem xét khi dựa vào các căn cứ sau: - Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. - Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng. - Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.

Vợ ông Võ Trần Chí là ai?

Võ Trần Chí (1927–2011) là một cựu chính khách Việt Nam. Ông từng giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Người kế nhiệm ông trong vai trò Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh bấy giờ là Trương Tấn Sang.

Chủ đề