Cầu tiền và lãi suất có mối quan hệ như thế nào

Nhu cầu về tiền hay cầu tiền (demand for money) là nhu cầu về vật được dùng làm phương tiện trao đổi và cất giữ giá trị. Nhìn chung, người ta muốn có tiền không phải vì bản thân nó, mà vì nó có thể sử dụng để mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các tài sản khác. Vì vậy, các nhà kinh tế coi nhu cầu về tiền là nhu cầu phái sinh, tức nhu cầu sinh ra từ nhu cầu khác. Trong những năm gần đây, bản chất của nhu cầu về tiền đã trở thành vấn đề trung tâm trong kinh tế vĩ mô. Hai trường phái tư tưởng lớn về vấn đề này là quan điểm của Keynes và lý thuyết số lượng tiền tệ. Keynes lập luận rằng mọi người có 3 động cơ để giữ tiền. Một là, mọi người cần tiền để thanh toán các khoản mua hàng hoá và dịch vụ hàng ngày của mình. Keynes gọi đây là động cơ giao dịch. Hai là, mọi người cần tiền để đáp ứng các khoản chỉ tiêu bất thường, không dự báo trước được, Keynes gọi đây là động cơ dự phòng. Ba là, mọi người giữ tiền để mua các tài sản khác khi giá cả của chúng giảm. Keynes gọi đây là động cơ đầu cơ. Theo ông, hai loại động cơ đầu làm cho nhu cầu về tiền phụ thuộc vào thu nhập, còn động cơ thứ ba làm cho nhu cầu về tiền phụ thuộc vào lãi suất, vì lãi suất có quan hệ tỷ lệ nghịch với giá trái phiếu (tức giá tài sản). Dựa vào phân tích này, phái Keynes đưa ra hàm cầu về tiền như sau:

Dạng tổng quát:MD = Lị(Y) + Lfr)

Dạng cụ thể:MD = kY - hi

trong đó L là ký hiệu dùng để chỉ sự ưa thích thanh khoản (khái niệm Keynes dùng để chỉ nhu cầu về tiền) của các cá nhân, Y là thu nhập, r là lãi suất thực tế, i là lãi suất danh nghĩa, còn k và h biểu thị mức độ nhạy cảm của nhu cầu về tiền đối với thu nhập và lãi suất. Dạng cụ thể thường được dùng trong mô hình ỈS-LM vì mô hình này giả định giá cả không đổi và do vậy lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế,

Khác với quan điểm nêu trên của Keynes, lý thuyết tiền tệ cổ điển (ví dụ Phương pháp tiếp cận số dư tiền mặt của trường phái Cambridge) cho rằng nhu cầu về tiền chỉ phụ thuộc vào mục tiêu giao dịch. Mọi người tìm cách giữ lượng tiền tối thiểu cần thiết để thực hiện các giao dịch, vì vậy việc họ giữ thêm số dư tiền mặt nhàn rỗi chỉ là hiện tượng "bất thường". Hàm cầu được thiết lập dựa trên quan điểm này có dạng:

MD = kPY

trong đó p là mức giá, Y là thu nhập quốc dân thực tế, p mức giá và k = ỈỈV, với V là tốc độ lưu thông tiền tệ.

Lý thuyết tiền tệ hiện đại về cơ bản chỉ là dạng phức tạp của lý thuyết tiền tệ cổ điển. Nhu cầu về tiền để tiến hành các giao dịch được coi là có mối liên hệ tương quan ổn định với các biến số then chốt. Các nhà tiền tệ hiện đại cho rằng nhu cầu về tiền không còn là hàm của thu nhập và lãi suất nữa, mà có rất nhiều tài sản hiện vật và tài chính khác ảnh hưởng tới nhu cầu về tiền của cá nhân. Các cá nhân sẽ hành động theo hướng làm cho tỷ lệ lợi tức cận biên của tất cả các tài sản hiện vật và tài chính mà chúng có thể mua bằng nhau. Như vậy, tiền được coi là vật thay thế cho tất cả các tài sản khác và nhu cầu về tiền là một hàm của tất cả các tỷ lệ lợi tức mà những tài sản này đem lại. Nếu chú ý rằng lý thuyết của Keynes coi tiền là vật thay thế cho các tài sản tài chính (gọi tắt là trái phiếu), chúng ta sẽ hiểu được tại sao nhu cầu về tiền của lý thuyết tiền tệ lại có dạng tương tự như hàm cầu về tiền của Keynes:

^ = /(r,r)

Trong đó MD/P biểu thị nhu cầu về số dư tiền tệ thực tế, Y biểu thị thu nhập thực tế và r biểu thị lãi suất thực tế. Tuy nhiên, cần chú ý rằng mặc dù cả hai trường phái đều sử dụng dạng hàm cơ bản như nhau trong các công trình nghiên cứu thực nghiệm, nhưng lý thuyết làm cơ sở cho chúng rất khác nhau.

Các nhà tiền tệ quả quyết rằng xét về phương diện thống kê, hàm cầu tiền có thể xác định chính xác hơn hàm tiêu dùng và đầu tư. Điều này lý giải tạo sao họ ưa thích chính sách tiền tệ hơn chính sách tài chính. Khuyến nghị chính sách của họ thường là cho phép cung tiền tăng với tốc độ ốn định và xấp xỉ bằng tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng (cái gọi là quy tắc cung ứng tiền lệ). Nhưng những công trình nghiên cứu thực nghiệm gần đây đã chỉ ra rằng cả hàm cầu tiền và các thành tố chính của tổng cầu đều mất ổn định, do đó người ta không thể nói nên ưa thích chính sách tài chính hay chính sách tiền tệ hơn. Mặt khác, nếu quy tắc cung ứng tiền tệ được vận dụng trong trường hợp này, cả nhu cầu về tiền và các khoản chi tiêu đều biến động mạnh và không thể dự báo trước được.

MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU 2CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3I. Khái niệm cung cầu tiền tệ: 31. Cầu tiền: 32. Cung tiền: 3II. Khái niệm cung cầu hàng hóa: 51. Cầu hàng: 52. Cung hàng: 5III. Tác động qua lại cung cầu tiền tệ và hàng hóa: 61. Cung cầu tiền tác động lên cung cầu hàng hóa: 62. Cung cầu hàng hóa tác động ngược trở lại cung cầu tiền 6CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MỐI LIÊN HỆ TIỀN TỆ VÀ HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM 7I. Sự lệch lạc của quan hệ cung – cầu gây lạm phát 7II. Thị trường tiền tệ tiếp tục nóng lên và xu hướng diễn biến của lãi suất 8III. Thúc đẩy chu chuyển ngoại tệ giảm sức ép cầu ngoại tệ 9IV. Cân bằng cung cầu tiền tệ ở Việt Nam hiện nay: 10CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP 13I. Những biện pháp cơ bản chiến lược 13II. Những biện pháp cấp bách trước mắt 14III. NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐIỀU TIẾT QUAN HỆ CUNG CẦU TIỀN TỆ 151. Nghiệp vụ thị trường mở 152. Chính sách chiết khấu 163. Dự trữ bắt buộc 174. Kiểm soát hạn mức tín dụng 185. Quản lý lãi suất của các ngân hàng thương mại 18KẾT LUẬN 191LỜI NÓI ĐẦUTiền tệ là những phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản suất và lưu thônghàng hoá. Nó có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế – xãhội của mỗi quốc gia, cũng như trên phạm vi quốc tế; đặc biệt trong nền kinh tếthị trường nền kinh tế được tiền tệ hoá cao độ. Trong nền kinh tế tiền tệ làphương tiện trao đổi khi nó được dùng để mua bán hàng hoá, dịch vụ, hoặcthanh toán các khoản nợ cả trong và ngoài nước. Việc dùng tiền làm phươngtiện trao đổi đã nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, bởi nó đã tiếtkiệm được các chi phí quá lớn trong quá trình trao đổi trực tiếp (hàng đổihàng). trong nền kinh tế trao đổi trực tiếp hàng đổi hàng, các chi phí giao dịchthường rất cao. Bởi vì, người mua người bán phải tìm được những người trùnghợp với mình về nhu cầu trao đổi, thời gian trao đổi, không gian trao đổi. Quátrình trao đổi chỉ được diễn ra khi có sự phù hợp đó. Tiền tệ là môi giới trunggian trong trao đổi đã hoàn toàn khắc phục được các hạn chế đó của quá trìnhtrao đổi trực tiếp. Người có hàng bán lấy tiền, sau đó sẽ mua được hàng mà họcần. Bởi vậy, người ta coi tiền như thứ dầu mỡ bôi trơn, cho phép nền kinh tếhoạt động trôi chảy hơn, khuyến khích chuyên môn hoá và phân công lao động.2CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬNI. Khái niệm cung cầu tiền tệ:1. Cầu tiền:Cầu tiền tệ là tổng khối lượng tiền mà các tổ chức và cá nhân cần có để thỏamãn các nhu cầu. Nhu cầu tiền tệ không trực tiếp quyết định mức tiền tệ cungứng vì mức tiền cung ứng nhiều hay ít phụ thuộc vào quyết định của NHTW,mà nó chỉ có tác động gián tiếp đến mức cung tiền thông qua sự biến động vềgiá cả trên thị trường, lãi suất… Nhìn chung, trong nền kinh tế có hai nhu cầu lớn chi phối nhu cầu tiền đó lànhu cầu đầu tư và nhu cầu tiêu dùng. Rõ ràng, nền kinh tế muốn phát triểnđược thì đòi hỏi các chủ thể cần gia tăng đầu tư, tạo thêm nhiều của cải vậtchất. Khi nhu cầu đầu tư càng tăng thì đòi hỏi nhu cầu tiền dành cho đầu tưcàng lớn. Nhu cầu tiền dành cho đầu tư phụ thuộc chủ yếu vào lãi suất tín dụngvà tỷ suất sinh lời từ hoạt động đầu tư và chính sách điều tiết vĩ mô nền kinh tếcủa nhà nước. Đặc biệt, Nhà nước có thể khuyến khích các chủ thể gia tăngđầu tư bằng việc sử dụng công cụ lãi suất và chính sách thuế, chính sách chitiêu công cộng. Việc Nhà nước khuyến khích hay hạn chế nhu cầu đầu tư còntùy thuộc vào tình trạng của nền kinh tế. Nếu nền kinh tế phát triển quá “nóng”hoặc khi đang lạm phát cao thì cần hạn chế khối lượng tiền trong lưu thông, vìthế có thể làm giảm nhu cầu đầu tư của các chủ thể. Nhu cầu tiêu dùng tăng hay giảm cũng phụ thuộc nhiều vào mức thu nhậpvà lãi suất. Nhìn chung, nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu đầu tư gia tăng sẽlàm thu nhập của các chủ thể tăng lên. Điều đó làm tăng nhu cầu tiêu dùngtrong nền kinh tế, làm gia tăng nhu cầu tiền cho tiêu dùng. Mặt khác, lãi suấtcũng là một trong những yếu tố tác động tới nhu cầu tiêu dùng. Nếu lãi suấtcho vay tiêu dùng càng tăng thì nhu cầu tiêu dùng có xu hướng giảm và ngượclại.2. Cung tiền:Cung tiền tệ là khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế đảm bảo đáp ứngnhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế. Nói cách khác, mức cung tiền tệ làtoàn thể khối tiền đã đƣợc cung cấp cho nền kinh tế trong một thời kỳ nhấtđịnh. Mức cung tiền tạo thành khối tiền tệ (Monetary Block) và bao gồm cácthành phần sau: Tiền giao dịch (M1): Là khối tiền có tính “lỏng” cao nhất trong các khốitiền, nó bao gồm: - Tiền mặt (Tiền pháp định/giấy bạc ngân hàng trung ương): có tính lỏngcao nhất. Tiền mặt do Ngân hàng trung ƣơng (ở Việt Nam gọi là NHNN)phát hành. Các chi tiết về mệnh giá, tên gọi, quy ước giá trị của đồng tiền đềuđược quy định bằng luật. - Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn - Các thẻ thanh toán - Ngoại tệ tự do chuyển đổi 3- Vàng - Séc các loại - Các chứng từ có giá có khả năng thanh toán Khối M2: Gồm những phương tiện có tính “lỏng” thấp hơn khối M1, nóbao gồm: - M1- Tiền gửi có kỳ hạn.Khối M3: Có tính lỏng thấp nhất. Nó bao gồm: - M2 - Thương phiếu - Tín phiếu - Cổ phiếu Khối lượng tiền trong lưu thông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố,trong đó quan trọng nhất là: Số lượng các phương tiện thanh toán đƣợc phát hành từ ngân hàng Các phương tiện thanh toán được phát hành từ doanh nghiệp Các phương tiện thanh toán được phát hành từ chính phủ Các chủ thể cung ứng tiền cho nền kinh tế - Ngân hàng trung ương (NHTW): NHTW là cơ quan độc quyền phát hànhgiấy bạc ngân hàng cho nền kinh tế. Cơ sở để NHTW quyết định việc cung ứng tiền: Tốc độ phát triển kinh tế,Tỷ lệ lạm phát, Tình trạng của cán cân ngân sách, cán cân thanh toán quốc tế,Chính sách động viên và phân phối các nguồn lực tài chính của nhà nước.- Ngân hàng trung gian (chủ yếu là NHTM): cung ứng cho nền kinh tếloại bút tệ thông qua cơ chế tín dụng tạo tiền. - Các chủ thể khác. Ngoài NHTW và các NHTM các chủ thể khác như nhà nước, doanh nghiệpcó thể cung ứng cho nền kinh tế những phƣơng tiện chuyển tải giá trị có thểthay thế cho tiền trong một số chức năng.Tóm lại: NHTW là chủ thể quan trọng nhất. Tuy giấy bạc không phải làthành phần duy nhất trong khối tiền tệ nhƣng giấy bạc là thành phần chiphối quyết định các thành phần khác của khối tiền. Đồng thời NHTW nắmtrong tay các công cụ thực thi chính sách tiền tệ, do đó có thể tác động đến việccung ứng tiền của các chủ thể khác.4II. Khái niệm cung cầu hàng hóa:1. Cầu hàng:Cầu hàng là nhu cầu về hàng hóa có khả năng thanh toán. Như vậy, cầu vànhu cầu có quan hệ mật thiết với nhau, nhưng không phải là một. Chỉ nhữngnhu cầu về hàng hóa mà có khả năng thanh toán thì mới là cầu.Ảnh hưởng đến cầu có những nhân tố sau đây:- Nhu cầu mua sắm: nhu cầu mua sắm mà càng tăng lên thì cầu càng có khảnăng tăng lên và ngược lại.- Thu nhập của người tiêu dùng: thu nhập của người tiêu dùng càng cao thìcầu càng tăng lên và ngược lại.- Giá cả hàng hóa: giá cả hàng hóa càng tăng lên thì cầu về hàng hóa đócàng giảm và ngược lại.- Chất lượng và mẫu mã của hàng hóa: Chất lượng và mẫu mã của hàng hóamà phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng thì cầu về hàng hóa đó tăng lên vàngược lại.- Giá cả của hàng hóa thay thế: Ví dụ: chúng ta xem xét cầu về thịt heo. Mặthàng thay thế thịt heo là thịt bò. Nếu giá thịt bò mà tăng đột biến trên thị trườngthì cầu về thịt heo sẽ tăng lên.- Giá cả của hàng hóa bổ trợ: Ví dụ: chúng ta xem xét cầu về xe gắn máy.Mặt hàng bổ trợ cho xe gắn máy là xăng. Nếu giá xăng tăng mạnh trên thịtrường thì cầu về xe gắn máy sẽ giảm xuống.- Những dự kiến của người tiêu dùng về giá cả của hàng hóa trong tươnglai: nếu người tiêu dùng cho rằng, trong tương lai, giá cả hàng hóa sẽ tăng lên,thì cầu về hàng hóa đó trong hiện tại sẽ tăng lên.2. Cung hàng:Cung hàng là số lượng hàng hóa có mặt trên thị trường hoặc có khả năngchuyển đến thị trường. Như vậy cung và sản xuất có liên quan với nhau, nhưngkhông phải là một. Cung và sản xuất có thể chênh lệch nhau. Ví dụ trường hợpnhập khẩu: cung lớn hơn sản xuất.Ảnh hưởng đến cung có những nhân tố sau đây: - Giá cả các yếu tố đầu vào: giá cả các yếu tố đầu vào mà tăng lên thì cungvề hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại.- Trình độ công nghệ: công nghệ càng hiện đại thì cung về hàng hóa đượcsản xuất ra càng tăng lên và ngược lại.- Số lượng người sản xuất: số lượng người sản xuất càng nhiều thì cung vềhàng hóa càng tăng lên và ngược lại.- Giá cả của hàng hóa có cùng sử dụng vật liệu chính. Ví dụ: xét cung vềgiường gỗ. Mặt hàng cũng sử dụng gỗ làm vật liệu chính là tủ gỗ. Nếu giá tủ gỗgiảm mạnh trên thị trường. Sản xuất tủ gỗ có hiệu quả thấp, thậm chí lỗ vốn.5Người sản xuất sẽ chuyển sang sản xuất giường gỗ nhiều hơn. Cung về giườnggỗ sẽ tăng lên.- Chính sách thuế của chính phủ: Thuế về mặt hàng nào đó tăng lên thì cungvề mặt hàng đó giảm đi và ngược lại.III. Tác động qua lại cung cầu tiền tệ và hàng hóa:1. Cung cầu tiền tác động lên cung cầu hàng hóa: Cầu hàng hóa càng cao- cầu tiền càng cao tuy nhiên trong mối quan hệ này,ảnh hưởng của cung tiền lên cung cầu hàng quan trọng và chủ yếu hơn cầu tiềnlên cung cầu hàng. Cung tiền tăng thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng từ đó cunghàng hóa tăng cầu hàng hóa cũng tăng tuy nhiên khi cung tiền đạt đến một mứcđộ nào đó sẽ đẩy lạm phát tăng lên khiến giá hàng hóa ngày càng tăng và đẩycầu hàng hóa đến giai đoạn nào đó sẽ ko tăng nữa mà đứng yên và có xu hướngco lại cầu hàng giảm kéo theo cung hàng cũng giảm tương ứng để đạt tới điểmcân bằng cung tiền giảm thì hiệu quả ngược lại2. Cung cầu hàng hóa tác động ngược trở lại cung cầu tiềnMối quan hệ giữa cung cầu tiền và cung cầu hàng hóa là mối quan hệ biệnchứng trong đó, cung cầu tiền đóng vai trò quyết định cung cầu hàng hóa docung tiền do chính sách của NHNN quyết định nhưng ngược lại cung cầu hànghóa cũng tác động trở lại cung cầu tiền do các chính sách tiền tệ của NHNN cóhiệu quả hay ko thực tiễn hay không là phải dựa trên cơ sở tình trạng cung cầuhàng hóa hiện tại không thể xa rời thực tế.6CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MỐI LIÊN HỆ TIỀN TỆ VÀHÀNG HÓA TẠI VIỆT NAMI. Sự lệch lạc của quan hệ cung – cầu gây lạm phát.Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng 0,93% so với tháng 7.2011. Mặc dù mứctăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm lại, nhưng nếu tính bình quân trong 8 thángqua thì chỉ số này là 17,64%. Như vậy, tuy chỉ số giá tiêu dùng có tăng chậmhơn các tháng trước nhưng mức độ khó khăn của người dân vẫn tiếp tục tănglên. Đặc biệt là những hàng hóa, sản phẩm liên quan trực tiếp đến mỗi ngườidân là nông, lâm, thủy sản và hàng công nghiệp đều có mức tăng cao. Nhiều ýkiến cho rằng giá hàng hóa, dịch vụ sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới do độnglực giảm giá từ việc xăng giảm 500 đồng/lít chưa thể tác động đến diễn biến thịtrường. Hiện đang trong thời điểm mưa lũ hàng năm nên nhiều khả năng giálương thực, hàng hóa sinh hoạt sẽ tăng trên một số địa bàn. Dịch bệnh trên vậtnuôi chưa được khống chế hoàn toàn cũng tác động tới tâm lý tiêu dùng làmtăng giá thực phẩm thay thế. Ngoài ra, nhu cầu đi lại và nhu cầu đối với một sốhàng hóa, dịch vụ mùa khai giảng, Tết Trung thu, tỷ giá có xu hướng tăng, giávàng vẫn ở mức cao và còn diễn biến phức tạp, tâm lý kỳ vọng lạm phát trướcviệc tăng lương tối thiểu vùng khu vực doanh nghiệp cũng là những nhân tốgây sức ép tăng giá thị trường.Tuy nhiên, ảnh hưởng lớn nhất đến giá hàng hóa là chi phí sản xuất tăng dotăng giá một số loại chi phí đầu vào chủ yếu. Theo tính toán cấu trúc chi phí từbảng cân đối liên ngành thì ảnh hưởng trực tiếp từ các chi phí đầu vào của sảnxuất (một số chuyên gia gọi là chi phí đẩy) như xăng, dầu, điện, than, lãi suất…đến giá thành là khoảng 4% và ảnh hưởng lan tỏa đến chu kỳ sản xuất tiếp theokhoảng 6%. Như vậy, có thể thấy nếu CPI là thước đo sự khó khăn của ngườidân thì các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay còn khó khăn hơn nhiều.Trước tình hình này đã có ý kiến đề nghị cần giảm lãi suất cho vay để thúcđẩy sản xuất, tránh rơi vào tình trạng giảm phát. Hơn nữa, dư địa của tăngtrưởng tín dụng còn khá nhiều. Thực tế, nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất chovay ngay sau khi cuộc họp của Ngân hàng Nhà nước với 12 ngân hàng thươngmại kết thúc. Nhưng có thể thấy các giải pháp để kiềm chế lạm phát dựa vàođiều tiết dòng tiền trong xã hội mới giải quyết được phần ngọn của vấn đề. Nếuthắt chặt tiền tệ rồi lại mở rộng để thúc đẩy sản xuất sẽ lặp lại cách điều hànhchính sách tiền tệ xen cài như trong ba năm trước. Thực tế, trong năm 2008,Chính phủ đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Nhưngsang đến quý IV.2009 sức mua giảm mạnh khiến CPI âm buộc phải tăng cungtiền để hồi phục sản xuất, tiêu dùng. Gốc của tình trạng lạm phát tăng cao trong thời gian qua là từ khâu sản xuấtvà quan hệ cung cầu. Nếu nguồn cung dồi dào, hạn chế được tình trạng tích trữ,đầu cơ, làm giá thì sẽ khiến giá hàng hóa, dịch vụ phản ánh đúng giá trị, sứctiêu thụ của thị trường. Như vậy, thị trường sẽ vận hành đúng với nguyên tắckhi tăng một đồng từ phía cầu sẽ kích thích lan tỏa đến phía cung, từ đó lan tỏa7tiếp đến thu nhập. Khi thu nhập tăng lên thì sức mua sẽ tăng lên và tiết kiệmcủa nội bộ nền kinh tế cũng tăng lên và hiển nhiên là nợ nần sẽ giảm đi. TheoTiến sỹ Trần Du Lịch, doanh nghiệp cần thay đổi quan điểm từ tăng trưởngsang quan điểm trụ vững. Doanh nghiệp cần tổ chức lại sản xuất, kinh doanh đểtrụ vững trong giai đoạn khó khăn, hơn là đòi hỏi Nhà nước tăng nguồn cungtiền. Thực tế cho thấy, với áp lực từ phía doanh nghiệp, Chính phủ đã áp dụngchính sách nới lỏng tiền tệ trong năm 2010. Nhưng chính sách này đã để lại hậuquả cho năm 2011 là lạm phát tăng cao.Phần lớn nghiên cứu lý thuyết kinh tế kinh điển về lạm phát đều cho rằngnguyên nhân của lạm phát bao gồm: lạm phát do chính sách tiền tệ, giá tăng lênít nhiều là do tăng cung tiền tệ quá mức cầu tiền của nền kinh tế; lạm phát docầu kéo hay là do sự mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu hàng hoá và dịchvụ; lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi có cú sốc giá (ví dụ: giá dầu mỏ) tácđộng vào làm tăng chi phí sản xuất; lạm phát do sự mất cân đối về cơ cấu kinhtế, mâu thuẫn về phân phối gây ra tăng giá.Cách tiếp cận cơ cấu coi các yếu tố cứng nhắc là một trong nguyên nhângây lạm phát bao gồm: chênh lệch về năng suất lao động giữa các khu vực, tínhco giãn thấp của các sản phẩm thiết yếu, các hạn chế về ngoại hối hay ngânsách. Những yếu tố cứng nhắc này dẫn đến sự thay đổi mức giá và gây ra tìnhtrạng lạm phát (Akinboede et al. 2004).Phân tích quan hệ giữa chính sách tài khoá và lạm phát hiện nay cũng phầnlớn được giải thích qua tác động gián tiếp tới các nguyên nhân kể trên. Tuynhiên có một trường phái mới tìm cách giải thích tác động của chính sách tàikhoá (đặc biệt là thâm hụt ngân sách) đến sự thay đổi mức giá (fiscal theory ofprice level - FTPL). Trong phần này chúng tôi sẽ giới thiệu tóm tắt các cáchtiếp cận đối với quan hệ giữa chính sách tài khoá và lạm phát.II. Thị trường tiền tệ tiếp tục nóng lên và xu hướng diễn biến của lãi suấtTrong thời gian qua thị trường tiền tệ tiếp tục nóng lên với những diễn biếnkhác nhau và nhiều lo ngại rằng lãi suất sẽ tăng lên.Trong khi các NHTM cạnh tranh thu hút tiền gửi.Tăng lãi suất huyđộng vốnmở rộng mạng lưới, chỉ trong 8 tháng qua có 18 chi nhánh mới phụ thuộc củacác NHTM được khai trương hoạt động ở TP Hồ Chí Minh, và 3 chi nhánh mớiở khu vực Hà Nội, tăng giờ giao dịch làm việc cả buổi trưa, ngày thứ 7 và chủnhật, đưa ra nhiều hình thức khuyến mại đẩy mạnh việc lắp đặt hệ thống máyrút tiền tự động ATM. Lãi suất huy động vốn của các NHTM tăng cao nhưng vốn huy động vào rấtchậm. Thực tế đó cho thấy dù lãi suất huy động có tăng cao hơn nữa khi rất khóhuy động được bởi vì nguồn vốn tromg dân không phải là vô tận. Người có tiềnphải chi tiêu cho các công việc khác nhau phải phân tán lựa chọn hướng đầu tưkhác nhau. Nhiều lo ngại rằng sẽ đẩy lãi suất tăng cao tác động tiêu cực đếntăng trưởng kinh tế song lý thuyết kinh tế hiện đại đã chỉ ra răng thị trường cósự tự điều chỉnh của nó, tất nhiên có tác động gián tiếp của NHTW bởi vì lãisuất tăng cao mà không huy động được vốn buộc các NHTM phải lựa chọn kỹ8lưỡng các dự án khả thi cho vay, hạn chế cho vay các dự án có rủi ro cao, hạnchế các khoản nợ quá hạn tích cực giám sát chặt chẽ và đôn đốc các khoản chovay đến hạn. đồng thời với lãi suất tiền vay caobuộc các doanh nghiệp phải tínhtoán kỹ lưỡng, thận trọng trước khi vay vốn đầu tư các dự án có lợi nhuận thấphoặc không chắc ăn. Bên cạnh đó lãi suất tiền gửi cao nhiều người có vốn sẽcân nhắc giữa việc bỏ vốn ra tự kinh doanh những dự án có lợi nhuận thấp bấpbênh với việc gửi tiền vào ngân hàng lấy lãi suất hấp dẫn và chắc ăn hơn…III. Thúc đẩy chu chuyển ngoại tệ giảm sức ép cầu ngoại tệĐánh giá về cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối từ đầu năm đến nay,chúng ta dễ dàng nhận thấy cung cầu ngoại tệ trên thị trường vẫn luôn ở tìnhtrạng căng thẳng và chưa có biểu hiện giảm bớt. Điều này thể hiện rõ nét quahoạt động trầm lặng của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vì hầu như chỉ cóngười mua mà vắng bóng người bán. tỷ giá mua bán đồng đô la Mỹ của cácngân hàng thương mại luôn ở mức trần tối đa cho phép, chênh lệch giá muabán ở mức thấp, thậm chí một số ngân hàng do không mua được đã đặt giámua, bán bằng nhau ( một hiện tượng khong bình thường trong kinh doanh)thêm vào đó NHNN vẫn phải thường xuyên bán USD cho các ngân hàngthương mại đáp ứng nhu cầu nhập xăng dầu của các doanh nghiệp kinh doanhxăng dầu. Chính vì tình trạng căng thẳng về cung cầu đồng USD đã xuất hiệnnhiều hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng trong việcsăn lùng và lôi kéo khách hàng có nguồn thu ngoại tệ cho ngân hàng mình.Theo vụ quản lý ngoại hối NHNN, thì một trong những nguyên nhân chủyếu gây lên tình trạng mất cân đối ngoại tệ là do chu chuyển ngoại tệ trong nềnkinh tế còn bất hợp lý, nguồn ngoại tệ còn bị phân tán mất tập trung qua hệthống ngân hàng để đáp ứng cho nền kinh tế.Theo ước tính thì cán cân thanhtoán về ngoại tệ của nền kinh tế trong 6 tháng vẫn tương đối cân bằng (nhậpsiêu của 6 tháng đầu năm lên đến 1,15 tỷ USD, nhưng đã được bù đáp từ nguồnchuyển tiền ngoại hối ước cung đạt trên 1,1 tỷ USD ), các cân đối khác như vaytrả nợ nước ngoài , đầu tư vào và ra nước ngoài cũng không có đấu hiệu mấtcân đối, tuy nhiên trên thực tế vẫn xảy ra tình trạng căng thẳng về cung cầungoại tệ.Hiện nay, thu chi ngoại tê của nền kinh tế được hình thành từ ba thành phầnchính là thu chi ngoại tệ của Nhà nước, thu chi ngoại tệ của khối các doanhnghiệp và thu chi ngoại tệ của hệ thống dân cư, về lý thuyết nếu cung cầu ngoạitệ không bị mất can đối, các nguồn ngoại tệ từ ba khu vực này đều được tậptrung vào một đầu mối để phân bổ một các hợp lý thì sẽ không có sự mất cânđối trên thị trường ngoại tệ. Tuy nhiên trên thực tế do các nguồn ngoại tệ đã bịphân tán nên vẫn gây nên tình trạng căng thẳng cung cầu ngoại tệ.Thứ nhất, chu chuyển ngoại tệ của hệ thống các doanh nghiệp.Đây là nguồnngoại tệ lớn tuy nhiên nguồn ngoại tệ này các doanh nghiệp không bán chongân hàng nên các ngân hàng không sử dụng được. Nhiều doanh nghiệp cóngoại tệ trên tài khoản, tạm thời chưa dùng đến nhưng không giám bán vì theohọ khi có nhu cầu thì việc mua lại rất khó khăn. 9Thứ hai, về thu chi ngoại tệ của Nhà nước: hiện nay, NHNN giữ quỹ dự trữngoại hối Nhà nước. Tuy nhiên nguồn thu ngoại tệ từ việc bán dầu thô lại tậptrung vào bộ tài chính, sau đó bộ tài chính mới bán lại một phần cho NHNN đểbán cho NHTM phục vụ nhu cầu nhập khẩu xăng dầu. Thứ ba, về thu chi ngoại tệ của dân cư. Do chính sách khuyến khích thu hútkiều hối về nước nên hiện nay lượng ngoại tệ nằm trong khu vực này vẫn cònrất lớn. Tuy nhiên họ chỉ gửi vào ngân hàng với hình thức tiết kiệm, mà khôngbán cho các ngân hàng nên nguồn này ngâng hàng cũng không được sử dụng,do phải có nguồn tái tạo ngoại tệ để trả cho người gửi ngoại tệ.Rõ ràng hiện nay nguồn ngoại tệ đang bị phân tán không tập trung vào hệthống ngân hàng để điều hào cung cầu ngoại tệ cho nền kinh tế, vì vậy thịtrường ngoại tệ luôn trong tình trạng căng thẳng cầu lớn hơn cung. Để giảm áplực về ngoại tệ khơi thông dòng chảy ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nền kinh tế cầnphải có giải pháp đồng bộ tác động trực tiếp đến các đối tượng nắm giữ ngoạitệ. Có thể thấy đây là một vấn đề lớn, liên quan đến nhiều ngành, nhiều vănbản pháp quy cần phải có thời gian để sử lý. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiềuchuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng thì có thể áp dụng ngay một số biện phápnhư nghiên cứu việc mở rộng thêm các hình thức giao dịch trên thị trườngngoại tệ, tạo thêmcác công cụ phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp hạn chếviệc găm giữ ngoại tệ, sử dụng hợp lý hơn nguồn ngoại tệ của Nhà nước, quảnlý tốt hơn thị trương ngoại tệ tự do, khuyến khích người dân sử dụng các nguồnđầu tư hiệu quả bằng đồng Việt nam…chắc chắn nếu có biện pháp phù hợp làmcho chu chuyển ngoại tệ hợp lý hơn sẽ góp phần làm cho thị trường ngoại tệ ổnđịnh và giảm sức ép về cầu ngoại tệ.IV. Cân bằng cung cầu tiền tệ ở Việt Nam hiện nay:Trong điều kiện hiện nay ở Việt nam công cụ lưu thông điều hào trực tiếpquan trọng nhất là hạn mức tín dụng hay còn gọi là hạn mức cho vay. Hoạtđộng tín dụng của các tổ chức tín dụng làm cho hệ số tạo tiền tăng và do vậylàm cho tổng phương tiện thanh toán tăng lên. Do nhiều nguyên nhân, tổngphương tiện thanh toán tăng nhanh qua các kênh: các khoản thu ngân sách bằngngoại tệ và các khoản vay bằng ngoại tệ được đổi ra đồng việt nam; nay bù đắpthiều hụt ngân sách; NHNN tung tiền ra mua ngoại tệ do các nguồn ngoại tệvào nhiều; các tổ chức tín dụng gia tăng khối lượng tín dụng. Ngân sách Nhànước Việt Nam sử dụng hạn mức tín dụng để kiểm soát sự bành trướng tíndụng. Hạn mức tín dụng gồm hạn mức tín dụng cho từng NHTM, từng tổ chứctín dụng, tổng hạn mức tín dụng cho toàn bộ hệ thông tổ chức tín dụng; tônghạn mức tín dụng vay nước ngoài dành cho toàn hệ thống NHTM hay tổ chứctín dụng.Tuy nhiên việc quy định hạn mức tín dụng mang tính chất bắt buộc, từ trênxuống, song trong giai đoạn hiện nay và một số năm tới nó vẫn là một công cụcó hiệu lực mạnh trontg điều hoà lưu thông tiền tệ, ý nghĩa của nó có thể suygiảm khi nền kinh tế thị trường ở nước ta đã đạt đến trình độ chín mùi. Hạnmức tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng cũng là một công cụ lưu thông10tiền tệ trực tiếp. Nó nằm trong tổng thành phương tiện thanh toán cung ứngtăng thêm. tuy nhiên hạn mức này chỉ được sử dụng như là một công cụ kiểmsoát ở tầm vĩ mô mang tính chất định hướng. Còn quá trình thực hiện việc táicấp vốn cụ thể lại điễn ra ứng với sự đột biến của tín phiếu thị trường, trong đóNHNN là người cho vay cuối cùng và do vậy nghiệp vu này mang tính chất củacông cụ điều hoà lưu thông tiền tệ gián tiếp.Cùng với các công cụ điều hoà lưu thông tiền tệ trực tiếp trên đây, từ năm1990 trở lại đây NHNN Việt nam đã dần dần đưa vào thực hiện điều hoà lưuthông tiền tệ nươc ta một số công cụ điều hoà gián tiếp. Khác với công cụ điềuhòa lưu thông tiền tệ trực tiếp, các công cụ lưu thông tiền tệ gián tiếp phát huyhiệu lực dựa vào sự hoạt động của nền kinh tế thị trường. Trước hết NHNN đãvận dụng tương đối hiệu quả công cụ lãi suất vào việc điều hoà lưu thông tiềntệ.Trong nhưng năm qua từ đầu thập kỷ 90 đến nay NHNN đã kiên trì tái lậptrạng thái lãi suất dương, khắc phục triệt để tình trạng lãi suất âm đã tồn đọngkhá lâu ở nước ta trong nhứng năm 70 và 80. Nhờ vậy hệ thống ngân hàng ViệtNam có tiền đề để vận dụng hiệu quả công cụ lãi suất. Tự do hoá tưng bướcviệc xác định lãi suất đối với các tổ chức tín dụng trong những năm qua là mộtbiểu hiện sinh động về vai trò quan trọng của lãi suất đối với điều hoà lưuthông tiền tệ. Từ chỗ NHNN Việt nam quy định toàn bộ các mức lãi suất tiếntới chỗ NHNN Việt nam chỉ quy định một mức lãi suất trần.Trên cơ sở mức lãi suất trần đó các tổ chức tín dụng tự xác định mức lãisuất cụ thể của mình. Xoá bỏ nội dung bao cấp trong lãi suất nhằm hạn chế nhucầu vốn giả tạo và tạo ra “sân chơi” bình đẳng trong nội bộ các NHTM quốcdoanh giữa các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng thương mại cổ phần, giữadoanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Dự trữ bắt buộclà một công cụ quan trọng để diều hoà lưu thông tiền tệ. Thông qua việc thựchiện chế độ này, NHNN điều hành tổng phương tiện thanh toán qua cơ chế tácđọng đến khối lượng và giá cả tín dụng của các tổ chức tín dụng. Từ năm 1991,công cụ điều hoà lưu thông tiền tệ này được đưa vào áp dụng ở Việt nam. Theopháp lênh ngân hàng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể giao động từ 10-35% tổngnguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng. Tái cấp vốn và lãi suất tái cấpvốn được NHNN Việt nam sử dụng là một công cụ điều tiết tổng lượng tiềnhay là tổng phương tện thanh toán trong nền kinh tế. Từ tổng lượng tiền cungứng được phếp tăng hành năm, NHNN kiểm soát chặt chẽ khối lượng tín dụngcung ứng cho các tổ chức tín dụng có nghiệp vụ tái cấp vốn. Tuy nhiên, dotrong nền kinh tế Việt nam chưa lưu thông các loại thương phiếu, NHNN chưacó điều kiện thực hiện tái cấp vốn qua tái chiết khấu với việc các tổ chức tíndụng cầm cố các loại chứng từ có hgia trị như tín phiếu kho bạc, khế ước chovay, sổ tiền gửi…lãi suất tái cấp vốn hiện nay băng 100% lãi suất của các loạichứng từ có giá xin tái cấp vốn của các tổ chức thương mại có liên quan. Làmthế nào để phát huy mạnh hơn nữa vai trò điều hoà lưu thông của công cụ táicấp vốn và lãi suất tái cấp vốn có ba vấn đề cần được giả quyết:Thứ nhất là phải tạo điều kiện cho NHNN kiểm soát toàn bộ các kênh tíndụng trong nền kinh tế quốc dân. Không chỉ các NHTM, công ty tài chính, quỹ11tín dụng nhân dân mà hoạt động của tín dụng kho bạc nhà nước của tổng cụcđầu tư phát triển, và của các tổ chức kinh doanh tiền tệ khác đều phải đặt dướisự quản lý thông nhất của NHNN. Đó là vì hoạt động tín dụng của các tổ chứcnày đương nhiên tạo ra một lượng phương tiện thanh toán trong tổng phươngtiện thanh toán của nền kinh tế quốc dân chúng đều phải được NHNN để mắttới.Thứ hai cần điều chỉnh lãi suất vay mượn trong toàn bộ nền kinh tế quốcdân theo một trật tự nhất định dựa trên mức độ rủi ro của các loại vay mượn.Có như vậy mới có điều kiện cho NHNN sở dụng công lãi suất cụ tái cấp vốntác động đến lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng.Thứ ba, từng bước tổ chức việc sử dụng thương phiếu trong thực tiễn sảnxuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo điều kiện triển khai nghiệp vụ chiếtkhấu thương phiếu của các tổ chức tín dụng đối với các doanh nghiệp vànghiệp vụ tái chiết khấu của các NHNN đối với các tổ chức tín dụng có kiênquan.Nghiệp vụ thị trường mở vốn được coi là công cụ điều hoa lưu thông tiền tệgián tiếp hữu hiệu nhất trong nền kinh tế thị trường. ở nước ta, cho đến nay, thịtrường tài chính trong đó có thị trường chứng khoán chược phát triển. Tuynhiên, trong điều kiện như vậy NHNN đã mạnh bạo kiến tạo môi trường điềutiết cho việc vận dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở bằn việc đưa vào hoạtđộng các nhánh của thị trường tiền tệ.Cho đến nay thi trường tiền gửi đã được cải thiện. Nhiều hình thức huyđộng vốn mới được áp dụng để tạo ra nguồn vốn ngắn hạn cũng như trong dàihạn nhờ vốn huy động gia tăng không ngừng hoạt động tín dụng trong nền kinhtế quốc dân cũng như gia tăng mạnh mẽ đáp ứng tích cực nhu cầu vốn để tăngtrưởng kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước.12CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP Khi lạm phát đã xảy ra nặng nề và nghiêm trọng thì chính phủ của các nướcphải tìm cách để chống lại lạm phát nhằm hồi phục sức mua của đồng tiền. Nóinhư vậy có nghĩa là việc thhực hiện các biện pháp ổn định tiền tệ và kiềm chếlạm phát sẽ trở thành một trong những chính sách lớn trong quá trình phát triểnkinh tế của mỗi nước.Ổn định tiền tệ nói chung và kiềm chế lạm phát nói riêng là việc nhà nướcáp dụng các biện pháp về kinh tế, tài chính, kỹ thuật để ổn định sức mua củađồng tiền tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Trong thời kỳ các nước công nghiệp phát triển gắn với chế độ bản vị vàng,ổn định tiền tệ là áp dụng các biện pháp để khôi phục lại quan hệ bình thườnggiữa tiền giấy so với vàng. Với mục tiêu đó, các nước đã từng áp dụng các biệnpháp cải thiện như:- Biện pháp loại bỏ tiền giấy không khả hoán (Annulation)- Biện pháp khôi phục (Restoration)- Biện pháp phá giá tiền tệ (Devaluation)Trong thời đại hiện nay, trên danh nghĩa pháp lý, vàng không còn là cơ sởcủa lưu thông tiền tệ, không còn là cơ sở bảo đảm trực tiếp cho tiền giấy lưuthông trong nước nữa thì các biện pháp ổn định và kiềm chế lạm phát đã có sựthay đổi quan trọng. Ổn định tiền tệ ngày nay là ổn định sức mua của tiền giấytrên cơ sở ngăn chặn leo thang của giá cả hàng hóa bằng các giải quyết các vấnđề của mối quan hệ giữa tiền và hàng. Nhưng dù có áp dụng biện pháp gì đinữa thì các mục tiêu cơ bản vẫn phải đạt được, nếu không thì chính sách tiền tệvà kiềm chế lạm phát sẽ không có đầy đủ ý nghĩa của nó. Những mục tiêu đó làổn định sức mua của đồng tiền, ổn định giá cả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,tạo công ăn việc làm…Như vậy việc áp dụng các biện pháp đó có thể bao gồmcác biện pháp có tính chất chiến lược cùng các biện pháp cấp bách trước mắt.I. Những biện pháp cơ bản chiến lượcBiện pháp cơ bản chíến lược nhằm tác động đồng bộ lên mọi mặt hoạt độngcủa nền kinh tế, với ý tưởng tạo ra một sức mạnh vào tiềm tiềm lực nền kinh tếcủa đất nước. Một quốc gia có nền kinh tế phát triển tốt và ổn định thì ở đóđồng tiền được ổn định vững chắc, lạm phát ít có cơ hội để phát triển bộc phát.Những biện pháp cơ bản chiến lược chưa thể phát huy tác dụng ngay, nhưngnếu không áp dụng biện pháp đó thì tình trạng lạm phát, tình trạng rối loạn củalưu thông tiền tệ sẽ xảy ra triền mien không lối thóat.Những biện pháp cơ bản chiến lược có thể bao gồm những biện pháp như:- Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đúng đắn:Ở Việt Nam, kể từ khi đẩy mạnh phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiềuthành phần, chuyển đổi cơ chế quản lý từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sangcơ chế thị trường có điều tiết, đã có tác dụng rất to lớn.13- Điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phát triển ngành mũi nhọn:Ổn định cơ cấu kinh tế nhằm đáp ứng được nhu cầu cơ bản về đời sống vàviệc làm của người lao động, do đó tùy hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia màcó những chiến lược điều chỉnh cơ cấu kinh tế khác nhau. Ở Việt Nam cơ cấukinh tế được điều chỉnh theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa, trước mắtnông-lâm-ngư nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng, phát triển mạnh mẽ các ngànhdịch vụ (ngân hàng-bưu điện-du lịch…)Cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ tạo cho nền kinh tế phát triển mạnh và chắc chắn.Ngoài ra, còn phát triển ngành kinh tế mũi nhọn xuất khẩu, bởi vì trong điềukiện mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế thì hoạt động ngoại thương nói chung vàxuất khẩu nói riêng có vị trí quan trọng, nó vừa tạo ra nguồn thu ngoại tệ choquốc gia vừa tác động đến các hoạt động của các ngành kinh tế khác, ổn địnhlưu thông tiền tệ trong nước.- Nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước:Vai trò của Nhà nước đối với quản lý kinh tế rất to lớn. Nhà nước là nguờiduy nhất đảm bảo tính công bằng và ổn định kinh tế, đồng thời Nhà nước cóthể tác động thúc đẩy hiệu quả và tăng trưởng kinh tế.Bằng các công cụ về pháp luật, tài chính, giá cả, tiền tệ…đã tác động đếnmọi mặt hoạt động của nền kinh tế xã hội, do đó việc nâng cao hiệu lực của bộmáy quản lý Nhà nước được coi như là biện pháp mang tính chiến lược để ổnđịnh tiền tệ, tinh giảm biên chế, kiệm toàn bộ máy quản lý hành chính.II. Những biện pháp cấp bách trước mắt Biện pháp cấp bách trước mắt để ổn định tiền tệ và chống lại lạm phát đượcthực hiện trong hoàn cảnh lạm phát xảy ra nghiêm trọng, cơn sốt lạm phát caothì có tác dụng nhưng chóng hơn. Những biện pháp như vậy được gọi là biệnpháp tình thế để đối phó với thực trạng báo động của tình hình tiền tệ, giá cả.- Biện pháp tiền tệ tín dụng: Xuất phát từ quan điểm cho rằng lạm phát baogiờ cũng là hiện tượng của tiền tệ, năm biện pháp ổn định tiền tệ và chống lạmphát phải bắt đầu từ lĩnh vực tiền tệ-tín dụng:• Quản lý chặt chẽ việc cung ứng tiền.• Quản lý và hạn chế thật mạnh khả năng “tạo tiền” của ngân hàngthương thương mại bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, xiết chặt tíndụng.• Nâng cao lãi suất tín dụng để thu hút tiền mặt trong nền kinh tế-xã hội, làm giảm lượng tiền cung ứng, mặt khác, nâng cao lãi suất tíndụng cũng làm giảm khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng thươngmại.• Trường hợp cần thiết có thể áp dụng biện pháp cải cách tiền tệ,phát hành tiền mới thu hồi tiền cũ, lập lại trật tự trong lưu thông tiền tệ.14- Biện pháp với tài chính ngân sách: áp dụng biện pháp về tài chính ngânsách có ý nghĩa quan trọng và then chốt, bởi vì người ta đều đồng ý rằng saukhủng hoảng của hệ thống tài chính Nhà Nước, ngân sách bị thâm hụt lànguyên nhân chính của lạm phát, do đó nếu dập tắt được nguyên nhân này thìtiền tệ sẽ ổn định, lạm phát được kiểm soát.• Trước hết phải tìm cách để giảm dần bội chi tiền tạo thăng bằngthu chi ngân sách bằng cách tiết kiệm chi, nhất là những khoản chi cho bộmáy quản lý hành chính, những khoản chi chưa thật cấp thiết cũng cầnphải cắt bớt hoặc giảm thiểu để làm giảm sự căng thẳng của ngân sách.• Tăng cường bồi dưỡng và mở rộng các khoản thu từ nền kinh tế,chống thất thu thuế, đồng thời phải thực hiện thu đúng, thu đủ, công bằngđể không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống.• Sử dụng tín dụng nhà nước bằng cách vay trong nước và nướcngoài.• Trong nước phát hành trái khoán Nhà nước ngắn hạn, trung vàdài hạn như tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ…Tăng các khoản vayvà viện trợ từ bên ngoài với các điều kiện ưu đãi.- Ngăn chặn sự leo thang của giá cả: Sự leo thang của giá cả do tác động bởinhiều yếu tố như sản xuất xuất kém, cung cầu hàng hóa trên thị trường mất cânđối làm giá cả hàng hóa bị đẩy lên cao, cũng có thể do lượng tiền cung ứngtăng cao hơn tố độ tăng của sản xuất, ngoài ra còn có yếu tố tâm lý, đầu cơ…Việc áp dụng các biện pháp để ngăn chặn sự leo thang của giá cả trước hếtcần phải giải quyết ở khâu lưu thông phân phối như thực hiện mậu dịch tự do,nới lỏng hàng rào thuế quan để đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa.Có thể can thiệp bằng vàng và ngoại tệ bằng cách bán ra để ổn định giávàng, giá ngoại tệ, từ đó tạo tâm lý ổn địn giá cả các loại mặt hàng khác. Mặtkhác, quản lý thị trường tốt, chống buôn lậu, chống độc quyền, tranh mua tranhbán…III. NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐIỀU TIẾT QUAN HỆ CUNG CẦU TIỀN TỆ1. Nghiệp vụ thị trường mởNghiệp vụ thị trường mở NHTW mua và bán các chứng khoán trên thịtrường tài chính. Đây là một công cụ chủ yếu mà qua đó NHTW cố gắng làmthay đổi cơ số tiền. Việc mua trên thị trường mở làm tăng cơ số tiền (thôngthường là do tăng dự trữ ngân hàng), việc bán trên thị trường tự do làm giảm cơsố tiền. Nếu số nhân tiền tệ là khá ổn định thì NHTW có thể sử dụng thị trườngmở để điều chỉnh cung tiền bằng cách thay đổi cơ số tiền.NHTW thường tiến hành các nghiệp vụ thị trường mở ở những thị trườngchứng khoán kho bạc ngắn hạn (không phải các nước đều có thị trường lỏng15cho chứng khoán chính phủ). Các giao dịch này ảnh hưởng đến lãi suất của cácthi trường nói trên. Việc mua các chứng khoán kho bạc trên thị trường mở làmtăng giá cả của chúng, với các nhân tố khác không đổi, do đó làm tăng lời lãicủa chứng khoán kho bạc và mở rộng cung tiền. Những thay đổi trong lời lãicủa chứng khoán kho bạc cũng ảnh hưởng đến laĩ suất khác. sự khác biệt và lãisuất của những tài sản khác nhau phản ánh những khác biệt về lợi tức dự tínhđã được điều chỉnh theo rủi ro, tính lỏng và các đặc trưng về thông tin. Việcbán trên thị trường mở làm giảm giá chứng khoán kho bạc do đó làm tăng lờilãi của chúng và thu hẹp cung tiền. Việc mua trên thị trường mở có xu hướnglàm giảm lãi suất nên được gọi là chính sách nới rộng. Việc bán trên thị trườngmở có xu hướng làm tăng lãi suất, và do vậy, được gọi là chính sách thắt chặt.Vai trò: Chúng ta đã lưu ý rằng nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chínhsách cơ bản của NHTW để ảnh hưởng đến cơ số tiền và cung tiền. Nhờ việcxem xét các nghiệp vụ thị trường mở được quyết định và thực hiện như thếnào, chúng ta đề cập một cách vắn tắt ba lý do về vai trò chủ đạo của chúng vềtrong việc thực thi chính sách về tiền tệ.Kiểm soát: NHTW chủ động thực hiện mua và bán trên thị trường mở nênnó kiểm soát hoàn toàn được khối lượng kinh doanh. Nếu NHTW phải sử dụngvay chiết khấu để làm tăng hay giảm cơ số tiền, nó sẽ có khả năng ảnh hưởngmhưng không kiểm soát hoàn toàn khối lượng kinh doanh.Tính linh hoạt : NHTW có thể thực hiện cả nghiệp vụ lớn và nhỏ việc mua,bán với khối lượng lớn nhiều khi cần phải thực hiện giao dịch năng động tươngtự các giao dịch thụ động được sử dụng cho việc mua bán nhỏ dễ thực hiện.Cuối cùng việc đảo ngược các nghiệp vụ trên thị trường tự do càng đơn giảnđối với NHTW.Dễ thực hiện: NHTW có thể thực hiện các giao dịch chưng khoán nhanhchóng và không có sự chậm chễ về mặt hành chính. Mội yêu cầu đều đượcphòng kinh doanh đều được chuyển thành đơn đặt hàng với các nhà kinh doanhtrên thị trường chứng khoán chính phủ.2. Chính sách chiết khấuChính sách chiết khấu, bao gồm việc đặt ra lãi suất chiết khấu và các khoảncho vay chiết khấu, là một công cụ quan trọng để kiểm soát cung tiền. Chínhsách chiết khấu, ảnh hưởng đến cung tiền bằng cách ảnh hưởng đến khối lượngcho vay chiết khấu là một phần của cơ cấu tiền tệ. Một sự tăng lên trong khốilượng cho vay chiết khấu làm tăng cơ số tiền và cung tiền. Ngược lại một sựgiảm sút trong khối lượng cho vay chiết khấu làm giảm cơ số tiền và cung tiềnlãi suất chiết khấu mà tại đó NHTW cho vay đối với thị trường tín dụng vàquan điểm chung của nó về cho vay chiết khấu phu thuộc vào những ảnhhưởng mong muốn của NHTW đến cung tiền. Cửa sổ chiết khấu là phương tiệnqua đó NHTW cho vay chiết khấu tới các ngân hàng, hoạt động như một“kênh” qua đó yêu cầu của các ngân hàng được thoả mãn.16Sử dụng cửa sổ chiết khấuNHTW tác động đến khối lượng vay chiết khấu bằng hai cách: Nó đặt ra giácả của khoản vay (lãi suất chiết khấu) và tác động đến số lượng khoản vay quacác điều khoản mà nó đặt ra.Chúng ta có thể mô tả hiệu ứng giá cả một cự thay đổi trong lãi suất chiếtkhấu như sau: giả sử rằng NHTW tăng lãi suất chiết khấu, khi lãi suát chiếtkhấu tăng lên các ngân hàng sẽ giảm vay ở cửa sổ chiết khấu. Do vậy một sựtăng lên trong lãi suất chiết khấu làm giảm khối lượng vay chiết khấu do đólàm giảm cơ số tiền và cung tiền. Mức lãi suất chiết khấu cao hơn tạo ra áp lựcđẩy lên các mức lãi suất ngắn hạn khác, khi các ngân hàng cố gắng huy động từcác nguồn khác như phát hành chứng nhận tiền gửi. Một sự giảm sút trong lãisuất chiết khấu khối lượng vay chiết khấu tăng lên, làm tăng cơ số tiền và cungtiền. Tuy nhiên không có gì đảm bảo răng các ngân hàng sẽ vay ở cửa sổ chiếtkhấu khi lãi suất chiết khấu giảm xuống. Nếu không có các khoản cho vay cólợi hay các cơ hội đầu tư tốt thì các ngân hàng có thể tăng vay chiết khấu.Để phân tích xem NHTW tác động như thế nào đến khối lượng vay chiếtkhấu, hay xem xét nó thực hiện các khoản cho vay này như thế nào NHTW sửdụng cửa sổ chiết khấu để thực hiện một trong ba kiểu cho vay sau: Tín dụngđiều chỉnh, tín dụng thời vụ và tín dụng mở rộng. Tạm thời, các khoản cho vaytín dụng điều chỉnh ngắn hạn được cấp cho các tổ chức tín dụng để giúp họtránh khỏi các công cụ quản lý tốn kém. Các khoản cho vay tín dụng thời vụngắn hạn thoả mãn các yêu cầu tiền mặt của các tổ chức tín dụng nhỏ hơn ởnhững vùng có điều kiện địa lý mà nông nghiệp và du lịch là rất quan trọng.Những khoản cho vay này làm giảm chi phí của các ngân hàng về việc giữ tiềnmặt dư thừa hay việc thanh toán một món nợ hay một khoản đầu tư. Các khoảncho vay tín dụng mở rộng dài hạn được cấp cho các tổ chức tài chính đang ởtrong tình trạng đặc biệt để tạo điều kiện tốt cho bước quá độ từ các vấn đề vềthanh toán đến một khả năng tài chính lành mạnh.3. Dự trữ bắt buộcNHTW thường ra lệnh rằng, các ngân hàng phải giữ lại một phần trong sốtiền gửi dưới dạng tiền mặt hay tiền gửi tại NHTW. Các yêu cầu dự trữ này làcông cụ cuối cùng trong ba công cụ chủ yếu của NHTW mà chúng ta xem xét.Nhưng chúng ta đã biết, một sự tăng lên trong tỷ lệ dự trữ bắt buộc làmgiảm số nhân tiền tệ và cung tiền ngược lại một sự giảm sút trong tỷ lệ dự trữbắt buộc làm số nhân tiền tệ và cung tiền tăng. Dự trữ có thể dưới dạng tiềnmắt ở ngân hàng hay tiền gửi ở NHTW. Khoảng 90% các ngân hàng đảm ứngcác yêu cầu dự trữ dưới dạng tiền mặt tuy nhiên, 10% còn lại bao gồm các ngânhàng lớn mà lượng tiền gửi của chúng ở NHTW chiếm tới 75% tổng số tiềngửi.Những thay đổi trong dự trữ bắt buộc:17NHTW thường ít khi thay đổi dự trữ bắt buộc so với việc nó thay đổi lãisuất chiết khấu hay điều chỉnh nghiệp vụ thị trường mở. Vì những thay đổitrong dự trữ bắt buộc đòi hỏi sự thay thế quan trọng trong danh mục vốn củangân hàng nên sự thay đôỉ thường xuyên sẽ rất dễ đổ bể, NHTW chỉ điều chỉnhtừng bước tỷ lệ dự trữ bắt buộc và theo sau là những thay đổi của cho vay chiếtkhấu và nghiệp vụ thị trường mở.4. Kiểm soát hạn mức tín dụngHạn mức tín dụng được xác định trên cơ sở chi tiêu tăng trưởng kinh tế vàchỉ tiêu lạm phát dự kiến hàng năm, ngoài ra còn dựa vào một số tín hiệu thịtrường khác: tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá, thâm hụt ngân sách nhà nước, tốc độ lưuthong tiền tệ… trên cơ sở đó, hạn mức tín dụng được phân bổ cho các ngânhang thương mại, cho tong thời kỳ phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ. Đểhạn chế việc tạo tiền quá mức của ngân hàng thương mại làm tăng tổng khốilượng tiền tệ trong nền kinh tế, NHTW quy định hạn mức tín dụng tối đa chotong NHTM. Trong phần lớn các trường hợp, những hạn mức riêng này đượcxác định căn cứ vào tỷ trọng cho vay của nó trong quá khứ so với tổng mức chovay của hệ thống ngân hàng. NHTM chỉ được cấp tín dụng cho nền kinh tế tốiđa bằng hạn mức tín dụng quy định.Hạn mức tín dụng được sử dụng như là một cộng cụ quan trọng của chínhsách tiền tệ. Khi mà các công cụ truyền thống kém hiệu quả. Tuy nhiên khốngchế hạn mức tín dụng có thể làm cho lãi suất thị trường tăng lên, làm giảm canhtranh giữa các NHTM, làm lệch lạc cơ cấu đầu tư của các NHTM , làm phátsinh các thị trường tài chính ngầm ngoài sự kiểm soát của NHTW, gây khókhăn về vốn cho các doanh nghiệp nhỏ5. Quản lý lãi suất của các ngân hàng thương mạiKhi sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của NHTW (thị trường mở,chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng) đều có tác dụng đến lãisuất cho vay của các NHTM đối với nền kinh tế. Trong đó, đặc biệt là lãi suấtchiết khấu của NHTW tác động mạnh đến lãi suất cho vay của các NHTM,song khi các công cụ trên đây hoạt động chưa có hiệu quả, thì NHTW có thểtrực tiếp quy định khung lãi suất hoặc trần lãi suất cho vay của các NHTM. Đểtránh rủi ro bảo vệ quyền lợi của các ngân hàng, NHTW thường quy định mứclãi suất sàn tối đa cho tiền gửi và lãi suất trần tối thiểu cho tiền vay. Nếu nhằmbảo đảm quyền lợi cho khách hàng của NHTM, thì NHTW thường quy địnhngược lại: mức lãi suất tối thiểu cho tiền gửi và mức tối đa cho tiền vay.NHTW muốn kiểm soát được lãi suất, bởi vì lãi suất có tác động mạnh đến tiếtkiệm và đầu tư, qua đó tác động vào tăng trưởng kinh tế và giá cả.Tuy nhiên, kiểm soát lãi suất của các NHTM sẽ triệt tiêu cạnh tranh trongquá trình hoạt động của nó. Hiện nay các nước phát triển và đang phát triển đãvà đang chuyển sang quá trình tự do hoá lãi suất ngân hàng.18KẾT LUẬNKinh tế thị trường về thực chất là một nền kinh tế tiền tệ. Ở đó, bao giờchính sách tiền tệ cũng là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quantrọng nhất của Nhà nước, bên cạnh chính sách tài khoá, chính sách phân phốithu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại. Ngân hàng trung ương sử dụng chínhsách tiền tệ nhằm gây ra sự mở rộng hay thắt chặt lại trong việc cung ứng tiềntệ, để ổn định giá trị đồng bản tệ, đưa sản lượng và việc làm của quốc gia đếnmong muốn. Trong một quãng thời gian nhất định nào đó chính sách tiền tệ củamột quốc gia có thể được hoạch định theo một trong hai hướng là chính sáchtiền tệ mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt Chính sách tiền tệ một mặt cungcấp đủ phương tiện thanh toán cho nền kinh tế (lượng tiền cung ứng), mặt khácphải giữ ổn định giá trị đồng nội tệ. Thông qua chính sác tiền tệ ngân hàngtrung ương có thể góp phần quan trọng việc kiểm soát lạm phát nhằm thúc đẩynền kinh tế phát triển Tóm lại Ngân hàng trung ương có vai trò hết sức to lớntrong việc kiểm soát cung cầu tiền tệ và điều tiết nền kinh tế vĩ mô thông quacác chính sách tiền tệ, do vậy cung cầu tiền có vai trò quan trọng trong nềnkinh tế thị trương nước ta hiện nay, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hoávà hiện đại hoá đất nước.19

Video liên quan

Chủ đề